Search Suggest

Chuyển hướng thẩm mĩ hóa đời sống thường nhật trong lí luận văn học


     
                                           (Lục Dương)

      Tóm tắt: Trong những năm gần đây tranh luận quanh vấn đề thẩm mĩ hóa đời sống thường nhật trở thành biểu hiện tiêu biểu của “Chuyển hướng nghiên cứu văn hóa” trong lí luận văn học và mĩ học Trung Quốc đương đại. Sự tham gia của mỗi yếu tố đối với sự phổ biến của bản thân những bàn luận, sự trích dẫn lí luận phương Tây và sự xuất hiện của diễn ngôn hoài nghi, khiến cho nó khác với vấn đề “văn hóa thẩm mĩ” trong những năm 90 của thế kỉ 20. Cho đến nay, tranh luận về nó vẫn chưa dứt thì việc có thể phát hiện vấn đề giá trị bên trong của nó liệu có phải là tìm trăng nơi đáy nước không?
      “Thẩm mĩ hóa đời sống thường nhật” có thể coi là tên gọi mang đậm chất bản địa về sự chuyển hướng nghiên cứu văn hóa trong lí luận văn học và mĩ học này có quá trình riêng. Nó có nguồn gốc ngoại lai, được phiên dịch trực tiếp từ tiếng Anh the “aestheticization of everyday life”, nhưng nội hàm và ngoại diên của nó đều thể hiện rõ bản sắc văn hóa Trung Quốc. Về bản thân khái niệm, Mike Feather Stone ngay từ năm 1991 đã dùng “thẩm mĩ hóa đời sống thường nhật” để chỉ kí hiệu, hình tượng thể hiện văn hóa thường nhật trong xã hội đương đại. Có thể thấy về mặt lí luận, ngược về trước có nhận định “thương phẩm bái vật giáo” của Mark, sau này cũng có thể thấy hàng loạt tư tưởng “lấy giả loạn chân” của những “ao giac” như Bodeliya, Jameson trong những năm gần đây…Những điều này rõ ràng cho thấy hiện tượng: Hậu hiện đại ào ạt hướng vào đời sống thường nhật của mĩ học và nghệ thuật.
      Vấn đề thẩm mĩ hóa đời sống thường nhật của Trung Quốc đương đại và đặc trưng văn hóa tiêu dùng trong cuộc sống xã hội đương đại như lời của Mike Feather Stone là tương đồng. Nó tập trung ở tầng đời sống thường nhật chuyển từ tính hiện đại sang tính hậu hiện đại (“Miêu tả văn hóa tiêu dùng”). Nhìn từ ngữ cảnh ra đời, tranh luận về thẩm mĩ hóa đời sống thường nhật trực tiếp có nguồn gốc từ sự chuyển hướng nghiên cứu văn hóa trong khoa học văn học đã nói ở trên. Trong đó sự kiện mang tính tiêu chí là một số bài viết đăng trên báo “Khoa học xã hội Triết Giang”, người biên tập dựa vào từ ngữ đề xuất, sự chuyển hình văn hóa, xã hội của Trung Quốc đương đại đã biến đổi cực lớn phương thức, sản xuất, truyền bá, phương thức tồn tại của hoạt động văn nghệ và phương thức tiêu dùng, khiêu chiến đối với rất nhiều quan niệm lí luận văn nghệ trước đó. Cuộc khiêu chiến này có tính chất toàn diện. Vấn đề cơ bản của khoa học văn nghệ như quan hệ giữa văn học và hiện thực, văn hóa và kinh tế, tính hiện đại và tính dân tộc của lí luận văn học Trung Quốc, quan hệ giữa di sản văn hóa truyền thống và ảnh hưởng của phương Tây đều đứng trước yêu cầu bức thiết cần phải giải thích lại.
      Nói như lời của báo chí, chủ đề này đã dẫn đến sự “coi trọng” thế giới nghệ thuật. Nhưng sự coi trọng này chỉ giới hạn ở những bài tranh luận của Đào Đông Phong, những phản ứng khác hiếm thấy, biệt vô âm tín, duy chỉ có Đào Văn dựa vào nguồn lí luận văn hóa dường như từ phương Tây đến để thưởng thức lí giải câu nói của JonMiller: ý thức về nguy cơ nghiên cứu văn học đối diện với công kích của nghiên cứu văn hóa, có nhiều người tham gia, người thì đồng tình, người thì phản đối.
      Cuộc sống hằng ngày đã sớm trở thành đối tượng mà mĩ học quan tâm, những bàn luận về văn hóa thẩm mĩ không còn là điều mới mẻ trong thế kỉ mới này, Đào Văn làm thế nào để có thể thu hút được sự hưởng ứng rầm rộ như vậy? Cũng cần nói, phong cách vẫn y như trước kia, bản than văn chương đã có ý vị hậu hiện đại trấn áp người khác, làm người ta kinh ngạc. Tác giả chỉ ra một vấn đề nổi cộm của lí luận văn học, vừa là không thể có sự tham dự tích cực có hiệu quả vào văn hóa xã hội đương hiện tại và hoạt động thẩm mĩ nghệ thuật. Vì thế, cái gì là hoạt động thẩm mĩ nghệ thuật và văn hóa xã hội đương đại? Nói chung, nó chính là thẩm mĩ hóa đời sống thường nhật. Nên thấy rằng,sự tràn ngập văn hóa tiêu dung ở đô thì đương dại Trung Quốc trong miêu tả của Đào Đông Phong, xu thế hoặc hiện tượng thẩm mĩ chuyển từ nghệ thuật cao nhã đến cuộc sống hằng ngày, thực chất đã sớm xuất hiện ở cuối thế kỉ trước, đã sớm trở thành chủ đề nóng bỏng của môn khoa học mới về “văn hóa thẩm mĩ” và cũng thu hút được nhiều sự chú ý, tham gia luận bàn. Nhưng khái niệm “thẫm mĩ” từ trước đến nay vẫn là khái niệm có nội hàm phong phú, biên giới của khái niệm này quá rộng, rất khó nắm bắt, đem hai khái niệm này thành tôn chỉ tạo lập nên mĩ học và lí luận văn học mang màu sắc Trung Quốc, kết hợp với nhau, dường như muốn nắm bắt toàn bộ văn hóa đô thị đương đại; nhưng ngược lại, đối tượng của nó vừa mơ hồ vừa không minh xác, lập trường lại cũng không rõ ràng. Vì với tư cách là sự khám phá một miền đất mới của mĩ học và lí luận văn học, thẩm mĩ hóa đời sống thường nhật cuối cùng có thể chiếm thế thượng phong (ưu việt hơn) cũng là có lí.
      Một điểm khác biệt so với trước kia trong thảo luận về văn hóa thẩm mĩ là Đào Đông Phong trong bài viết này đã viện dẫn lí luận phương Tây. Thứ nhất là nhà xã hội học người Mỹ Fuente năm 2000 trong tổng thuật có tên là “Xã hội học và mĩ học”, nói đến xã hội học phương tây đương đại và mĩ học thẩm thấu nhau, xuất hiện xu thế thẩm mĩ hóa (aestheticization), nói xã hội đương đại càng ngày càng giống như một tác phẩm nghệ thuật. Thứ 2, quan niệm mĩ học hậu hiện đại của nhà triết học người Đức Wolfgang, cho rằng xã hội phương tây đương đại đang trải qua quá trình lấn át của mĩ học. Thẩm mĩ đang mở rộng vô hạn biên độ, bao trùm lên toàn bộ hiện thực xã hội của chúng ta. Thứ ba là một  loạt khái niệm khiến người ta hoa mắt như “sự tiếp xúc của kí hiệu và thương phẩm”, “Bỏ qua giới hạn giữa hiện thực và mô phỏng”, “nội bạo của thẩm mĩ”…của Baudrillard, chứng tỏ rằng trong xã hội đương đại, sự khác biệt giữa thực tại và ảnh tượng không còn nữa, xã hội thường nhật xuất hiện bằng phương thức thẩm mĩ. Thứ 4, “Hậu hiện đại và thẩm mĩ hóa đời sống thường nhật” của nhà xã hội học người Anh Featherstone cũng là một thể nghiệm quan trọng thông qua thẩm mĩ hóa đời sống thường nhật để bàn luận xã hội hậu hiện đại. Thú thực, giả danh hi vọng nghiên cứu văn hóa để thu thập nguồn tài liệu phương Tây để biên cảo nghiên cứu văn học, không phải là làm người khác kinh động thì cũng là khiến người khác chấn động hoài nghi, hoặc cơ bản là kiểu tầm chương trích cú. So sánh J. Hillis Miller đứng trước sự tấn công của nghiên cứu văn hóa, kiên quyết lập trường bảo vệ nghiên cứu văn học, dường như cách biệt thế giới. Đúng như lí luận thường có đặc điểm thường xuyên thay đổi, đây có lẽ chính là trước đây một số năm, nghiên cứu văn học thường thích viện dẫn ngữ cảnh lí luận phương Tây.
      Điều đáng tiếc là, bài viết sau khi được công bố lại không như tác giả và tờ báo dự kiến, trong vòng một đêm đã mở ra cho lí luận văn học một miền đất mới. Năm 2003 tại trường Đại học sư phạm thủ đô đã tổ chức hội thảo khoa học mang tên “Thẩm mĩ hóa đời sống thường nhạt và xem xét lại nghiên cứu lí luận văn học”, đồng thời cũng không gặt hái được hiệu quả như dự kiến về sự chuyển biến loại hình nghiên cứu văn nghệ học. Vấp phải sự phản đối kiên quyết của những người như Tiêu Ưng, hội nghị thậm chí chưa cần có sự đồng ý của chủ tịch đã thừa nhận thẩm mĩ hóa đời sống thường nhật đã trở thành điểm nóng mới của mĩ học và lí luận văn học. Nhưng phải đến tháng 11 năm 2003 mới bắt đầu có sự chuyển biến, bộ môn Lí luận văn học trường Đại học sư phạm Thủ đô lien thủ “tranh luận văn học”, trên số 6 của tạp chí này xuất hiện chuyên mục với tiêu đề: “Chủ đề bàn luận đời sống lí luận văn nghệ của thế kỉ mới”, cục diện tạm thời được thay đổi. Lấy đó làm thời điểm đánh dấu “cỗ xe tam mã” thẩm mĩ hóa đời sống thường nhật bắt đầu hiện ra rõ nét, họ là Đào Đông Phong, Kim Nguyên Phố và Vương Đức Thắng. Trung tâm của diễn ngôn là Bắc Kinh.
      Liên quan đến việc triển khai tôn chỉ nghiên cứu thẩm mĩ hóa đời sống thường nhật, thường cho rằng Đào Đông Phong có sách lược mơ hồ không rõ ràng, kiên trì lập trường giá trị, thức là đồng thời với việc khởi xướng thẩm mĩ hóa đời sống thường nhật của lí luận văn học, giá trị của nó đúng sai tùy thuộc vào người bàn luận quyết định. Nhưng sự thật lại không phải như vậy. Đào Đông Phong ghét nhất là người khác hiểu lầm cho rằng ông đi con đường nhỏ hẹp, làm mất đi tính nhân bản, tình người, ông càng nhấn mạnh, đề xuất nghiên cứu thẩm mĩ hóa đời sống hằng ngày là triển khai khung lí luận vô cùng nghiêm ngặt. Tức là nói, những năm 80 của thế kỉ trước văn hóa tinh hoa của thành phần trí thức vẫn mang theo cảm giác sứ mệnh khai sang thức tình quần chúng, nhưng đến không khí văn hóa thẩm mĩ những năm 90, mô hình khai sáng không thể tránh được việc phải chuyển sang mô hình tiêu dung. “Người môi giới kiểu mới” trong thành phần trí thức dốc toàn bộ sức lực tạo ra con người và túi tiền, nhiệt tình chính trị tiêu tan trong internet (niao you zhi xiang). Không gian công cộng ngày nay những bức tranh về cơ thể con người, những viện thẩm mĩ, phòng trị liệu mọc lên như nấm. Đứng trước hiện tượng đó, Đào Đông Phong cảm thấy lo lắng.
      Kết quả như vậy có thể tạo nên tình trạng tồi tệ: trên thực tế cuộc sống hiện nay của chúng ta trong nhu cầu cấp thiết cạnh tranh và quyền lợi chính trị cơ bản của quảng đại quần chúng, thúc đẩy hoàn cảnh xã hội ó sự tham dự chính trị của dân chúng, nhưng mọi người đều quay đầu lại chú trọng chính thân thể mình, phương thức cuộc sống. Điều này có phần khôi hài và bi thương. Ở đây, chúng ta không thể trốn tránh một vấn đề rất nghiêm túc: văn hóa tiêu dung ngày nay, văn hóa tiêu dung  vẫn còn tính phản kháng và tính phê phán chăng? Nó phản kháng và phê phán cái gì? Trong ngữ cảnh không có quyền lợi theo đuổi phương thức thẩm mĩ hóa đời sống, theo đuổi thẩm mĩ hóa quả thực là đã có tính phê phán vậy. Nhưng, đây không có nghĩa là tính phê phán này là vô điều kiện. Lập trường này thừa nhận thẩm mĩ hóa đời sống thường nhật phản kháng hình thái ý thức chủ đạo và tiềm năng phản kháng, đây là quan điểm phê phán của truyền thống nghiên cứu văn hóa Birmingham điển hình, và lí luận phê phán công nghiệp văn hóa anesthetic hướng tới văn hóa đại chúng bình dân trong quan niệm của trường phái Frank Furt, về cơ bản là hoàn toàn tương phản. Quan điểm nói trên của Đào Đông Phong trong lập luận chính thống về tranh luận thẩm mĩ hóa đời sống hằng ngày có tính đại diện, có nghĩa là chủ đè lí luận văn hóa đại chúng Trung Quốc đang chuyển hướng từ phái Frank Furt sang phái Birmingham. Nhưng nếu Đào Đông Phong cảm khái ngữ cảnh thẩm mĩ hóa đời sống thường nhật của Trung Quốc đã mất đi tính phản kháng và tính phê phán, văn hóa tiêu dung chuyển từ khách sang chủ đã trở thành hình thái ý thức chủ đạo, xem ra đã khám phá ra kí hiệu thẩm mĩ hóa đời sống thường nhật, càng thích hợp với lí luận tương tự của JeanBaudrillard.
      Như nói ở trên, một nhóm bàn luận về văn do tạp chí “Tranh luận văn nghệ” số 6 năm 2003 đưa lên trở thành sự kiện có tính đánh dấu điểm mốc. Bài viết có tiêu đề “Sự xuất hiện của người môi giới văn hóa mới và thẩm mĩ hóa đời sống thường nhật”.của Đào Đông Phong. Văn chương vẫn giữ giọng kinh động long người, chỉ ra thẩm mĩ hóa đời sống thường nhật không phải là hiện tượng thẩm mĩ và văn nghệ độc lập, mà là có quan hệ với sự chuyển biến của toàn bộ văn hóa xã hội. Sở dĩ gọi là “người môi giới văn hóa mới” chính là quần thể đã ra đời và nổi bật trong quá trình chuyển biến này, ví như thành phần trí thức truyền thống, họ nhiệt tình với đời sống thời thượng, họ vừa là người tận tâm tận lực với thẩm mĩ hóa đời sống thường nhật vừa cũng là đại chúng ở thân thể và người thiết kế và dẫn đường trên phương diện thẩm mĩ hóa đời sống thường nhật.
      Ngược lại với điều đó, Kim Nguyên Phủ trong bài viết “Đừng động vào,treentreen bánh gato” đăng trên cùng tạp chí đã chỉ ra, đời sống xã hội xuất hiện hiện tượng phổ biến đời sống thường nhật hóa và tính văn học mở rộng toàn diện đến lĩnh vực phi văn học. Điều đáng nói là về cơ bản Kim Nguyên Phủ đã xếp ngang hang thẩm mĩ hóa đời sống thường nhật và thẩm mĩ được đời sống thường nhật hóa. Không khó nhận ra, “nhưng câu như: “Cái đẹp nằm ngay ở đường vẽ nàng NaNa, ý thơ nằm ngay trong không gian quảng cáo trong phòng tiếp thị”  trong văn của Kim Nguyên Phủ… đều là đặc trưng điển hình của văn hóa tiêu dung. Ở đây Kim Nguyên Phủ không hề giấu lập trường biện hộ cho văn hóa tiêu dùng, cho rằng chính sự biến hóa của hình thái xã hội mới tạo nên sự khuếch trương đời thường hóa của thẫm mĩ và xã hội hóa tính văn học. Vì thế, Kim Nguyên Phủ tận lực đề xướng nghiên cứu sản nghiệp văn hóa.
      So sánh một chút, Vương Đức Thắng không muốn nói mà không dám nói như Đào Văn, cũng không lấy sáng nghiệp văn hóa ra làm hậu thuẫn như Đào Văn và Kim văn ở trên, mà là mạnh dạn coi thẩm mĩ hóa đời sống thường nhật là một “nguyên tắc mĩ học mới”. “Ở đây, giữa hình ảnh thị giác và khoái cảm hình thành một mối quan hệ thống nhất, và xác lập lên một nguyên tắc mĩ học mới: tiêu dùng của hình ảnh thị giác ra đời cùng với bình diện hóa mĩ học của việc sử dụng tinh thần, cũng khẳng định một loại diễn ngôn mĩ học mới, tức là tính hợp pháp mĩ học của hoạt động đời sống thường nhật mang tính tiêu dùng, không siêu việt:. Tóm lại, “thẩm mĩ hóa đời sống thường nhật” đã chuyển biến một cách cụ thể từ lí tưởng tinh thần siêu phàm thoát tục sang sự hưởng thụ đời sống vui vẻ nhìn là thấy, sờ là được. Tác giả cho rằng đây là làm mới một lần nữa lí luận văn học, mĩ học, là kết quả tích cực của việc phát triển văn hóa thời đại mới, cũng là một lần nữa lí luận văn học, mĩ học trong hoàn cảnh khó khăn đột phá vòng vây.
      Điều đáng nói là, những bài viết của nhóm này cũng không phải ca ngợi một chiều vô điều kiện sự chuyển hướng thẩm mĩ hóa đời sống thường nhật của mĩ học và lí luận văn học. Không thể coi nhẹ trong đó có một bài viết có tính tập dượt logic phê phán thẩm mĩ hóa đời sống thường nhật tầng tầng lớp lớp sau đó. Bài viết này là “Người Trung Quốc cũng dừng lại ở ý thơ sao?- lược bàn về điều kiện ngữ cảnh của thẩm mĩ hóa đời sống thường nhật” của Chu Quốc Hoa. Tác giả chỉ ra, Thẩm mĩ hóa đời sống thường nhật là hiện thực đời sống xã hội hậu công nghiệp ở phương Tây. Ở Trung Quốc, phần lớn người dân vẫn chưa thoát được những khó khăn tối thiểu của cuộc sống, vẫn ở trong thời kì quá độ từ xã hội tiểu nông, vấn đề thẩm mĩ hóa đời sống thường nhật rất có sức hấp dẫn, nhưng vẫn ko phải là mệnh đề mang tính phổ biến.
      Mấy năm sau, trong một lần Sái Thẫm Lập phỏng vấn Trương Vị Dân chủ biên tờ “Bình luận văn nghệ” đăng trên tạp chí mạng Long Nguyên 26/2/2008, Trương Vị Dân không thể quên mục “Hệ thống bút đàm có tính thoại đề lí luận văn học thế kỉ mới” do “Tranh luận văn nghệ” sáng lập cuối năm 2003, cho rằng đó là một trong hai động thái lớn của tạp chí mấy năm gần đây. Trương Vị Dân không thể không đắc ý khi tổng kết, cuộc đại thảo luận này được coi là cuộc đại tranh luận trọng đại nhất, sâu sắc nhất về mĩ học, lí luận văn học ở Trung Quốc tính từ đầu thế kỉ.
      Rất hiển nhiên, thẩm mĩ hóa đời sống thường nhật đã không chỉ là thoại đề mang tính thời thượng mà phái học viện có thể không quan tâm nó tấn công vào mĩ học và lí luận văn học truyền thống, hiển nhiên ở đâu, ở phương diện nào cũng đều cảm thấy điều đó. Sau tờ báo mở đầu là “Tranh luận văn nghệ”, liên tục các tạp chí như “Nghiên cứu văn nghệ”, “Bình luận văn nghệ”, “Nguyệt san học thuật” đều lập chuyên mục, thảo luận không dứt về vấn đề thiếu thống là thẩm mĩ hóa đời sống thường nhật”. Thậm chí “Nghiên cứu triết học” cũng đều hạ mình tham gia thảo luận thoại đề nóng bỏng thuộc về khu vực văn học. Tất cả điều này cho thấy, đối với lí luận và mĩ học, thời đại mới của thẩm mĩ hóa đời sống thường nhật đã chính thức đến.
      Từ đó có thể thấy, cơ bản, từ bài viết của nhóm bút đó trên “Tranh luận văn nghệ” cuối năm 2003, tranh luận “Thẩ mĩ hóa đời sống thường nhật” đã trở thành mốc đánh dấu “sự chuyển hướng nghiên cứu văn hóa” trong mĩ học, văn nghệ học đương đại Trung Quốc. Đời sống thường nhật được thẩm mĩ hóa như thế nào, vì sao lại được thẩm mĩ hóa và nghiên cứu có nên được thẩm mĩ hóa, hang loạt vấn đề trở thành điểm nóng gây chú ý của lí luận văn học và mĩ học. Từ năm 2005, số 1 của “Nguyệt san học thuật” và “Tuần báo đọc sách văn” liên kết bình luận luận điểm nóng của 10 trường đại học năm 2004, thẩm mĩ hóa đời sống thường nhật chính là cái bày ra trước mắt. Cái mà mọi người cố gắng tìm kiếm là, thẩm mĩ hóa đời sống thường nhật sở dĩ trở thành, thaafmjchis vượt lên điểm nóng nghệ thuật dễ nhìn tháy của mĩ học và lí luận văn học, không phải là vì hoàn mĩ, không đạt đến thực chất một lần nữa làm rõ mối quan hệ mật thiết của đời sống và lí luận văn học. Nếu chỉ có như vậy thì dốc toàn lực lượng nó cũng chỉ giống như “văn hóa thẩm mĩ” của ngọn lửa nhất thời cuối thế kỉ trước mà thôi, tuy khuynh hướng mĩ học mở rộng quá mức khiến người ta hoài nghi, nhưng nó ít nhất cũng không đến nỗi khiến người ta phẫn nộ. Thẩm mĩ hóa đời sống thường nhật không giống như vậy, nó đã làm một bộ phận người phẫn nộ, vì nó trực tiếp can thiệp vào hình thái ý thức và vấn đề mẫn cảm là bá quyền văn hóa. Trên thực tế, ngay từ đầu khi xuất hiện, mệnh đề thẩm mĩ hóa đời sống thường nhật, gặp phải nhiều là nói qua nói lại một vấn đề thống nhất. Đây là đời sống thường nhật của ai? Cái mà nó thể hiện là hứng thú thẩm mĩ đại chúng? Nó phải chăng chỉ là ý vị tiểu tư sản uốn éo làm dáng? Hay là vì kẻ đắc thế dẫn dắt thị hiếu? Nó có quan hệ gì với tầng lớp lao động nghèo chiếm đại đa số ở Trung Quốc? Có thể nói, sự nghi vấn này khiến lộ trình Trung Quôc trong thẩ mĩ hóa đời sống thường nhật có sinh khí đặc biệt. Nói một cách cụ thể, xung quanh tranh luận thẩm mĩ hóa đời sống thường nhật, có hai điểm khiến người khác chú ý. Chúng phân biệt thành tranh luận của Lỗ Khu Nguyên và Vương Đức Thắng, và tranh luận giữa Triệu Dũng à Đào Đông Phong. Nhóm trước tác giả bài viết này đã có lời bàn, bây giờ chúng tôi xem xét nhóm sau.
      Trong cuộc thương lượng giữa Triệu Dũng và Đào Đông Phong, Triệu Dũng về cơ bản cùng một lúc đưa ra vấn đề thẩm mĩ hóa đời sống thường nhật và nghiên cứu văn hóa, cho rằng chúng là hai từ mấu chốt trong những bài viết những năm gần đây của Đào Đông Phong, phân biệt biểu hiện thành hai quan điểm hạt nhân: một là sự xuất hiện của vấn đề thẩm mĩ hóa đời sống thường nhật, một là khởi xướng nghiên cứu văn hóa. Triệu Dũng cho rằng, vấn đề trước là một phán đoán sự thực, vấn đề thứ hai là chọn lựa học thuật được xây dựng trên phán đoán đó. Sự lựa chọn này ở một mức độ nhất định ông thừa nhận, nhưng, điều không dễ bỏ qua là sự lựa chọn này cũng rất ít. Vì thế, vấn đề của Triệu Dũng là, Đào Đông Phong ngoài miệng  thì gọi sự chuyển hướng thẩm mĩ hóa đời sống thường nhật của lí luận văn học, là học theo truyền thống nghiên cứu văn hóa Anh, chỉ có lí luận chuyển hướng theo kiểu Trung Quốc của tác giả này lại cứ không thấy lí luận nghiên cứu văn hóa của phái Birmingham, ngược lại, chủ yếu là quan điểm trong “văn hóa tiêu dùng và chủ nghĩa hậu hiện đại” của Mike Feather Stone, và quan điểm trong  “Làm mới mĩ học” của Wolfgang Welsch. Trên thực tế, Mike Feather Stone  cũng tốt, Wolfgang Welsch cũng vậy, hiện tượng thẩm mĩ hóa đời sống thường nhật mà họ khái quát đều là sản phẩm của xã hội hậu hiện đại ở những quốc gia phát triển ở phương Tây, nhưng Đào Đông Phong lại bê nguyên vào trong hiện thực Trung Quốc, như thế tất yếu yếu sẽ nảy sinh hàng loạt vấn đề: thẩm mĩ hóa đời sống thường nhật ở địa phương là gì? thẩm mĩ hóa đời sống thường nhật của ai? Đời sống hàng ngày của chúng ta lại được thẩm mĩ hóa trên phần lớp cấp độ? Nói cho cùng, Trung Quốc ngày nay đã bước vào xã hội hậu hiện đại chưa? Từ quan điểm của Triệu Dũng cho thấy, thẩm mĩ hóa đời sống thường nhật chẳng qua là sự biểu hiện của đời sống tình cảm của giai cấp trung lưu. Có đáng đáng để nghiên cứu văn hóa hay không, câu trả lời của Triệu Dũng là,  “theo tôi là, chỉ khi khuyết thiếu việc đem phú quý, son phấn, đại gia, tiểu tư sản trong nghiên cứu văn hóa thành ý thức vấn đề, ngộ nhận của nghiên cứu văn hóa mới có thể được nhìn nhận càng rõ ràng hơn”.
      Cùng với những bài viết mang tính hoài nghi của những người như Triệu Dũng, Đào Đông Phong cũng đã chuẩn bị tốt sự biện luận của mình. Đó là hai bài viết có tiêu đề không giấu diếm tính nhất trí của nó, lập luận cơ bản của Đào Đông Phong là văn hóa đại chúng, chủ nghĩa tiêu dùng và thẩm mĩ hóa đời sống thường nhật có thể xem là một đối tượng thống nhất. Triển khai nghiên cứu một đối tượng này có thể có ba mô hình, hoặc là nói một cách chính xác hơn, có thể dựa vào nguồn tài liệu lí luận phương Tây của ba loại này để nhìn nhận hiện tượng thẩm mĩ hóa đời sống thường nhật và văn hóa đại chúng có tương lai phát triển. Ba phạm thức này phân biệt là: lí luận phán đoán của phái Frankfurt, lí luận hiện đại hóa, lisl uận phái tân hữu. Đối với vấn đề phán đoán giá trị nhìn nhận đánh giá như thế nào về thẩm mĩ hóa đời sống thường nhật của Triệu Dũng, Đào Đông Phong trả lời, e rằng Triệu Dũng có sự hiểu lầm đối với lí luận phương Tây, ví dụ như không phải tất cả các học giả phương Tây luận thuật về thẩm mĩ hóa đều chỉ là trần thuật sự thực mà không phải là phán đoán giá trị, càng không phải là tất cả luận thuật liên quan đến thẩm mĩ hóa đều xuất phát từ các nhà văn hậu hiện đại, như thế nhất định sẽ làm mất đi tính phê phán. Lấy ngay bản thân ông mà nói, cách nhìn của ông là trên dưới (cao thấp) “hứng thú” (thị hiếu), chứ không chỉ là vấn đề thẩm mĩ, hơn nữa cũng là một loại sách lược vận động quyền lực, đem hứng thú (thị hiếu) phân thành đẳng cấp khác nhau, thâm nhập cả vào lĩnh vực đạo đức, nói một cách khác, quần chúng ở tầng lớp dưới bị loại ra khỏi vòng quyền lợi “hứng thú” (thị hiếu). Vì thế cho nên tôi cho rằng, ở đây đã chỉ ra vô cùng rõ ràng vấn đề quyền lực và bất bình đẳng tồn tại trong thẩm mĩ hóa đời sống thường nhật. Lập trường của tôi tuyệt đối không phải là đứng ở giai cấp trung lưu, cổ trắng, hoặc tầng lớp thượng lưu mới, mà là đứng về phía “đại chúng” chân chính và đám đông yếu đuối.
      Nói một cách khác, lí luận phê phán của phái Frankfurt chưa chắc có thể hoàn toàn hợp với nghiên cứu văn hóa đại chúng ở Trung Quốc.  Nhưng cùng với tình hình văn hóa đại chúng biến khách thành chủ, Đào Đông Phong nhấn mạnh, Chúng tôi đối diện với một vấn đề lí luận mới: Bất kì một trạng thái văn hóa nào đều không có tính tự sáng, hàm nghĩa chính trị vô điều kiện, sự thay của ngữ cảnh sẽ làm thay đổi hàm nghĩa chính trị của trạng thái thái văn hóa đặc thù. Đối với vấn đề này, thẩm mĩ hóa đời sống thường nhật tất nhiên cũng không ngoại lệ.
      Sự biện luận của Đào Đông Phong rõ ràng là mơ hồ. Triệu Dũng tiếp theo lại viết bài nói về nghi vấn mới của ông về thẩm mĩ hóa đời sống thường nhật. Triệu Dũng chỉ ra, Đào Đông Phong cho rằng lí luận phê phán văn hóa đại chúng của phái Frankfurt không thích hợp với hiện thực đương thời của Trung Quốc, điều này có nghĩa là ông không thể đồng ý. Rõ ràng, điều mà luận án tiến sĩ của Triệu Dũng viết chính là phái Frankfurt, là trường phái mà ông đã tình nguyện yêu thích như thế nào, biến thành những thứ vật đổi sao dời sao? Triệu Dũng thể hiện sự chú ý đến Đào Đông Phong cho thấy ông tuyệt đối không phải đứng ở giai cấp thượng lưu mới và giai cấp trung lưu, mà là đồng tình với lập trường chính trị của quần chúng yếu đuối., chỉ ra sự thừa nhận này vô cùng đáng yêu, nhưng những nghi vấn của ông thì vẫn tồn tại như cũ. Đó chính là thẩm mĩ hóa đời sống thường nhật tất nhiên là một đặc điểm mang tính tiểu biểu nhất của xã hội hậu hiện đại ở những quốc gia phát triển phương Tây đương đại, nhưng Trung Quốc đã bước vào xã hội hậu hiện đại chưa? Tất nhiên là chưa. Đối với điều này, Triệu Dũng kết luận: “Đứng ở ngữ cảnh hiện thực Trung Quốc, chúng ta có nên chú ý dến “bần hàn hóa của đời sống thường nhật” mà không phải là chú ý đến “thẩm mĩ hóa của đời sống thường nhật”?
      Đúng vậy, “thẩm mĩ hóa đời sống thường nhật” của ai? Nó có thể hiện sự tất yếu chuyển hướng đối tượng nghiên cứu lí luận văn học và mĩ học Trung Quốc đương đại trên hầu hết các cấp độ? Thậm chí, có thể là phương hướng chủ đạo mà nghiên cứu văn hóa tiêu biểu nên chú ý trên hầu hết cấp độ? Có thể nói, nhưng nghi vấn còn dày đặc. Đầu năm 2005, “Báo đọc sách Trung Quốc” tiếp tục đăng tải hai bài có tính đối thoại, đó là bài “Thẩm mĩ hóa đời sống thường nhật và lí luận văn học” của Đồng Khánh Bính và “Cũng bàn về thẩm mĩ hóa đời sống thường nhật và lí luận văn học”, để hình thức tranh luận đem cảnh giới lí luận văn học và mĩ học đã tồn tại tiến thêm một bước nữa. Tiêu điểm của tranh luận vẫn là chủ đề quen thuộc: “thẩm mĩ hóa đời sống thường nhật” của ai? Đồng Khánh Bính cũng không đồng ý thẩm mĩ hóa đời sống thường nhật tiêu biểu cho sự hưng khởi của nguyên tắc mới của mĩ học. Ông chỉ ra ngày nay nhất định phải nói bước vào thời đại “chủ nghĩa tiêu dùng”, như vậy, chỉ có người trong số 1% là bước vào thời đại này, nông dân, người làm thuê ở thành thị, người thu nhập thấp 90% thì không phải bước vào tời đại tiêu dùng. Trên ý nghĩa này, “thẩm mĩ hóa (của)đời sống thường nhật” nhất định không phải là hạnh phúc, niềm vui của đại đa số người Trung Quốc hiện nay. Tất nhiên, Đào Đông Phong và thầy của ông là Đồng Khánh Bính không tồn tại việc cách biệt thời đại không thể hiểu nhau. Trên thực tế, sau đó, Đồng Khánh Bính cũng thừa nhận, tranh luận về thẩm mĩ hóa đời sống thường nhật đã mở ra lĩnh vực học thuật mới cho lí luận văn học.
      Cho nên vấn đề “thẩm mĩ hóa đời sống thường nhật” của ai kì thực không quan trọng. Điều đáng chú ý là: từ Lỗ Khu Nguyên đến Đồng Khánh Bính, phàm nghi ngờ câu chữ thẩm mĩ hóa đời sống thường nhật, tất yếu cần điền thêm dấu ngoặc kép để biểu thị nó là một khái niệm sống lại những điểm khả nghi. Ngược lại, những người như Đào Đông Phong bàn về thẩm mĩ hóa đời sống thường nhật, về cơ bản không tình nguyện thêm dấu ngoặc kép đó để cho thấy nó sớm đã trở thành sự thật. Do đó có thể thấy, Đào Đông Phong vẫn không hề hàm hồ kêu gọi lí luận văn học và mĩ học nên nhìn thẳng vào hiện tượng thẩm mĩ hóa đời sống thường nhật của Trung Quốc đương đại chứ không nên lảng tránh nó. Dùng cách nói của ông, chính là mĩ học và lí luận văn học chỉ có không ngừng chú ý, áp sát hiện thực văn hóa đương đại và đời sống thường nhật của đại chúng mới có thể tìm được điểm sinh tồn cho lí luận mới. Nói tóm lại, vượt qua biên giới khoa học, mở rộng đối tượng nghiên cứu đã trở thành vấn đề bức thiết của khoa học truyền thống. Nhưng, khoa văn học truyền thống của chúng ta cớ sao cứ khăng khăng phản lại truyền thống, một mực hướng tới những “điểm sinh tồn của lí luận mới”?Chúng ta ngày nay tôn sung là “sáng tạo cái mới”. Một hạng mục, một kế hoạch, không có “điểm sáng tạo” thì một bước cũng không thực hiện được, lập tức bị hủy. Vấn đề là, phong trào sáng tạo mới từng cảnh, từng cảnh làm con người mê đắm, đến nhanh như gió, bản năng chụp giật (ko chính nhân quân tử) lưu hành trong giới học thuật có phải là ít nhiều khó thoát li quan hệ? chúng tôi đương nhiên hi vọng thay cái cũ bằng cái mới, không ngừng đổi mới sáng tạo, nhưng từ bỏ truyền thống, chạy theo bàn cái mới, phải chăng cuối cùng trở thành một loại ảo ảnh như ánh trăng đáy nước?
      (Khoa học xã hội Thiên Tân, số 6 năm 2009)

         Đỗ Văn Hiểu dịch từ tiếng Trung, 2010


Đăng nhận xét