Search Suggest

Hans Robert Jauss

Hans Robert Jauss là nhà lí luận văn nghệ, nhà mĩ học người Đức, là người sáng lập chủ yếu và là một đại diện tiêu biểu của Mĩ học tiếp nhận. Công trình chủ yếu là: “Lịch sử văn học như là sự khiêu khích đối với lí luận văn học”, “Sự thay đổi của mô hình văn học”, “Bàn về kinh nghiệm thẩm mĩ”, “Kinh nghiệm thẩm mĩ và thông diễn học văn học”…. Tư tưởng mĩ học của ông chia thành hai thời kì: Thời kì trước chủ yếu giải quyết “Khó khăn của văn học sử”, thời kì sau nghiêng sang kinh nghiệm thẩm mĩ.

1.    Lí luận văn nghệ

Trên cơ sở phê phán những người đi trước, muốn xây dựng khoa lịch sử văn học tương đối hoàn thiện, phêp hán việc phân tách, đối lập văn học và lịch sử xã hội, nhìn nhận lại vấn đề mĩ học và lịch sử văn học, giải quyết khó khăn của lịch sử văn học. Ông cho rằng tính lịch sử của văn học nên là quan hệ giữa lịch sử và mĩ học, điều tiết và dung hòa, phê phán quan điểm lịch sử văn học của chủ nghĩa thực chứng và chủ nghĩa hình thức. Jauss đè xuất quan niệm lịch sử văn học mới, lịch sử văn học nên là lịch sử tiếp nhận tác phẩm văn học, đọc giả với tư cách là chủ thể tiếp nhận vô cùng năng động. thông qua “tầm đón nhận”, Jauss liên kết nhà văn, tác phẩm và độc giả, đồng thời làm rõ ự liên thông giữa diễn biến của văn học và sự phát triển của xã hội. “Tầm đón nhận” là sự mong chờ thẩm mĩ tiềm tại trong độc giả trước khi họ tiếp xúc với tác phẩm, là kết cấu tâm lí tiên nghiệm có được do tích lũy kinh nghiệm đọc. Jauss đề xướng “khách quan hóa” tác phẩm”, đề xướng “dung hợp tầm đón đợi lịch sử” và “tầm đón đợi thời đại”, cho rằng tác phẩm văn học không phải là văn bản tĩnh chỉ liên quan đến hiện tại, mà là văn bản động bao bồm bình giá văn học truyền thống và thưởng thức văn học đương thời, là “văn bản mở”. Chức năng xã hội của văn học nằm ở tính cấu thành, thông qua cải biến tầm đón nhận của độc giả, thực hiện sự thống nhất giữa hiệu văn học và tiếp nhận văn học, ý nghĩa, giá trị, hiệu của của văn học bao gồm những điều do tác giả gửi gắm, nội hàm của tác phẩm, và những gì độc giả phát hiện ra, lịch sử văn học chính là lịch sử tiếp nhận và lịch sử hiệu quả.


2.    Mĩ học tiếp nhận

Mĩ học tiếp nhận là trường phái nghiên cứu xuất hiện ở Đức vào cuối những năm 60 đầu những năm 70 của thế kỉ 20 ở Đức, do Hans Robert Jauss sáng lập. Tuy cơ sở lí luận của mĩ học tiếp nhận rất rộng, nhưng thông diễn học là một trong những cơ sở quan trọng nhất. Sáng tác nghiên cứu văn học, mĩ học trước đó đều lấy tác giả, người sáng tạo làm trung tâm, Jauss chủ trương đề xướng một xu hướng ngược lại là lấy đọc giả - sự tiếp nhận làm trung tâm, vì thế gọi là mĩ học tiếp nhận. Thời kì sau ông chuyển hướng nghiên cứu kinh nghiệm thẩm mĩ – một vấn đề hạt nhân của tiếp nhận và lịch sử tiếp nhận, cho rằng chỉ có nghiên cứu kinh nghiệm thẩm mĩ mới có thể thúc đẩy mĩ học tiếp nhận phát triển. Jauss cho rằng kinh nghiệm thẩm mĩ là một chỉnh thể hữu cơ động bao gồm phương diện sản xuất, phương diện tiếp nhận và phương diện giao tiếp, ba phương diện này tương ứng với ba phậm trù của khoái cảm thẩm mĩ: sáng tạo, mĩ giác và tĩnh hóa. Ông còn đề xuất 5 mô hình thưởng thức thẩm mĩ, đó là mô hình tác động tương hỗ giữa nhân vật và độc giả gồm liên tưởng tưởng, ngưỡng mộ, cảm thông, tĩnh hóa, phản phong. Con đường mĩ học tiếp nhận do ông khởi xướng và phát triển trở thành một trường phái trong giới phê bình hiện đại phương Tây, vẫn tiếp tục sửa đổi và phát triển.
3.       Cống hiến chủ yếu

Jauss là ngọn cờ đàu của trào lưu lí luận tiếp nhận, mục tiếp chủ yếu của lí luận tiếp nhận là xây dựng lịch sử văn học mới. Năm 1979 ông viết “Văn bản thi ca trong sự biến đổi tầm đón đợi đọc hiểu”, trong cuốn sách này ông lấy thông diễn học của Kadama làm cơ sở lí luận, sáng lập sách lược đọc hiểu thống nhất ba quá trình đọc hiểu gồm ba tầng cảm giác, giải thích, lịch sử. Sách lược đọc hiểu của Jauss chí ít cũng thu được một vài sự đột phá quan trọng ở một số phương diện. Đọc hiểu cảm giác của ông đã ngăn chặn xu thế dần dần biến mất của văn bản trong sự tiếp nhận vô cùng vô tận của lí luận độc giả mà Fish là đại diện. Tầm đón nhận của ông đã sáng lập nên loại hình độc giả mới. Lịch sử đọc hiểu của ông thể hiện phương diện mới – phương diện lịch sử của tác phẩm văn học.

Jauss và Iser là linh hồn của trường phái Mĩ học tiếp nhận Đức, họ đều nhấn mạnh vị trí của người tiếp nhận trong hoạt động văn học, coi hoạt động giao lưu văn học là trọng tâm nghiên cứu văn học. Nhưng trọng tâm nghiên cứu và lịch trình tư tưởng của hai người không hoàn toàn tương đồng. Nếu như Jauss chú trọng đến lịch sử hiệu quả của văn học và lịch sử tiếp nhận, sau đó nghiên cứu kinh nghiệm thẩm mĩ, coi lịch sử tiếp nhận là lịch sử kinh nghiệm thrm mĩ của nhân loại, thì Iser lại chú trọng nghiên cứu hành động đọc. Công trình tiêu biểu của Jauss là Hướng tới mĩ học tiếp nhận , Lịch sử văn học như là sự khiêu kích đối với lí luận văn học, Kinh nghiệm thẩm mĩ và giải thích học văn học, Tiếp nhận văn học và giao lưu văn học. Ngay từ sớm trong bài Lịch sử văn học như là sự khiêu kích đối với lí luận văn học ông đã xây dựng quan niệm về văn học sử và biên soạn văn học sử của mình. Jauss thống nhất nhân tố thẩm mĩ và nhân tố lịch sử trong lĩnh vực nghiên cứu văn học sử. Ông không hoàn toàn đồng ý với quan điểm của chủ nghĩa hình thức Nga và chủ nghĩa Mác. Ông cho rằng chủ nghĩa Mác quá chú trọng nhân tố lịch sử xã hội chế ngự văn học cho nên không quan tâm đúng mức tới tính lịch sử và tính độc lập của hình thức thẩm mĩ văn học. Ngược lại chỉ đơn thuần miêu tả diễn biến của hình thức văn học như chủ nghĩa hình thức Nga cũng không thể giúp chúng ta khái quát được lịch sử của tác phẩm văn học. Ông đã dung hòa quan niệm văn học sử của chủ nghĩa hình thức Nga và chủ nghĩa Mác. Đối với Jauss, độc giả trở thành nhân tố quan trọng trong quan hệ giữa văn học và lịch sử, và trong việc không ngừng tiếp nhận của người đọc, tác phẩm không ngừng thực hiện sự kế hợp giữa quá khứ và hiện tại, không ngừng có được sinh mệnh mới. Khái niệm quan trọng nữa của ông là khái niệm “tầm đón đợi”. Đây vốn là khái niệm được dùng trong giải thích học của Husserl và Gamdama, nó mang đến cho sự lí giải một góc nhìn, một cơ sở để tiếp nhận cái mới, phía sau nó là bối cảnh và truyền thống. Nếu tác phẩm vượt quá xa tầm đón đợi, độc giả sẽ khó tiếp nhận, nhưng nếu cự li giữa tầm đón đợi của độc giả và tác phẩm quá nhỏ, tác phẩm cũng thiếu sức hấp dẫn với độc giả. Đây là tư tưởng quan trọng gợi mở nhiều ý tưởng trong nghiên cứu tiếp nhận văn học nghệ thuật. Ông cũng đưa ra lí luận đọc hiểu vĩ mô. Ông hình dung hành động đọc chính là đối thoại theo hình thức hỏi đáp, là quá trình giao lưu, quá trình trùng cấu tầm đón đợi của quá khứ, và quá trình giao lưu, đối thoại mang đến cho tác phẩm sinh mệnh mới. “Lịch sử giải thích về một tác phẩm văn học chính là sự giao lưu kinh nghiệm, hoặc có thể nói là một trò chơi hỏi đáp, một cuộc đối thoại”(2), người đọc sẽ điều chỉnh tầm đón đợi, và quá trình đọc chính là quá trình điều chỉnh quan hệ giữa quá khứ và hiện tại, văn bản và độc giả. Giai đoạn sau, ông phát triển lí thuyết tiếp nhận của mình theo hướng lí thuyết kinh nghiệm thẩm mĩ, đây cũng là một bước tiến mới kết hợp giữa nghiên cứu văn học và nghiên cứu văn hóa, hình thành một giai đoạn mới trong nghiên cứu văn học. Jauss đặc biệt chú trọng giải trí thẩm mĩ và giao lưu thẩm mĩ, theo ông, loài người vì muốn giải trí nên tìm đến nghệ thuật, cho nên không nên tách bạch giải trí và nghệ thuật. Coi trọng chức năng giải trí chính là đáp ứng sự phát triển của thực tiễn và thúc đẩy hoạt động tiêu dùng văn học, liên kết văn học và văn hóa đại chúng. Ông cho rằng kinh nghiệm thẩm mĩ tồn tại trong sáng tác và tiếp nhận, cả người sáng tác và người đọc đều có được khoái cảm thẩm mĩ. Như vậy, có thể thấy Jauss nhấn mạnh chức năng chủ thể của người đọc, xem trọng vị trí của độc giả trong hoạt động văn học. Ông đã giải thích sự sinh thành của ý nghĩa tác phẩm văn học từ góc độ mới, lấy tầm đón đợi làm điểm xuất để phân tích kinh nghiệm thẩm mĩ, có những lí giải mới về mĩ cảm và giải trí trong kinh nghiệm thẩm mĩ. 

Đăng nhận xét