Search Suggest

Giải mã "Đại thủy chiến" - phim Hàn Quốc '3 người dân thì 1 người xem'

Depplus.vn -
Trong tuần đầu ra rạp, “Đại thủy chiến” (Tên tiếng Anh: Roaring Currents) đã tạo nên cơn sốt kỷ lục với 15 triệu người xem. Có thể nói, cứ 3 người Hàn Quốc, thì có 1 người xem phim này. “Đại thủy chiến” trở thành tượng đài mới của dòng phim điện ảnh lịch sử.
Trong thời gian gần đây, chủ đề hấp dẫn nhất ở xứ Kim Chi không phải là “Vì sao đưa anh tới” hay Kim So Huyn, cũng chẳng phải “What is love” và “Jo In Seong” mà là bộ phim lịch sử bom tấn “Đại thủy chiến” (Tên tiếng Anh: Roaring Currents) của đạo diễn Kim Han Min, với sự góp mặt của dàn diễn viên nổi tiếng Choi Min Sik (Oldboy, I Saw the Devil, Lucy), Ryoo Seung Yong (Miracle in Cell no.7, The Target), Jo Jin Ung.


Poster chính thức của "Đại thủy chiến"
Phim lấy bối cảnh trận thủy chiến năm 1597, kể việc 12 chiếc thuyền chiến của Hàn Quốc trong tình thế nguy cấp vẫn chiến thắng áp đảo 330 chiếc thuyền của quân đội Nhật Bản.

Phim công chiếu tại quê nhà từ ngày 30/7, đến nay số người xem đã lên tới hơn 15 triệu, lập một kỷ lục mới. Không chỉ vậy, mới ra mắt tại thị trường Bắc Mỹ từ ngày 15/8, nhưng chỉ 3 ngày sau, bộ phim thu về khoảng 562 nghìn đô, trở thành phim Hàn Quốc đầu tiên đạt doanh thu cao ở thị trường đầy đối thủ cạnh tranh này.


Đất nước Hàn Quốc nhỏ bé với vỏn vẹn 50 triệu người mà số lượng đi xem phim lên tới 15 triệu, tính trung bình, cứ 3 người sẽ  có 1 người lựa chọn “Đại thủy chiến”. Vậy sức hút của bộ phim nằm ở đâu?
1. Đạo diễn diễn viên "đáng tin"
Đạo diễn Kim Han Min được biết tới nhờ bộ phim "Homicide Case on Paradise" (2007). Ngay trong lần đầu “xuất trận”, ông đã “gặt hái thành công” với giải thưởng điện ảnh Rồng xanh danh giá của Hàn Quốc cho hạng mục đạo diễn và kịch bản xuất sắc. Ngoài ra, bộ phim “The Last Weapon” của ông cũng đạt thành tích phòng vé cao nhất tại Hàn Quốc năm 2011. Vì vậy, Kim Han Min rất có lòng tin vào “Đại thủy chiến”.


Dàn diễn viên chính tham gia "Đại thủy chiến" đều là nhân vật có tiếng tăm. Diễn viên gạo cội Choi Min Sik  nổi tiếng với loạt phim "Oldboy", "I Saw the Devil", "Lucy", và nam tài tử Ryoo Seung Yong "Miracle in Cell no.7", "The Target" đều là những người có thực lực.


Chân dung đoàn làm phim
2. Chi phí đầu tư "ít" nhưng hiệu quả "cao"

Chi phí sản xuất dành cho “Đại thủy chiến” vào khoảng 15 tỷ won, so với một bộ phim kết hợp cả “cổ trang và chiến đấu trên biển” hoành tráng như vậy, con số đó khá “khiêm tốn”. Nhà sản xuất chủ yếu dựa vào kỹ xảo CG để biến những cảnh quay hoa lệ trong phim trở nên sống động như thật. Điều này thật khiến người ta kinh ngạc. Trước đó, bộ phim “Xích Bích” của đạo diễn Ngô Vũ Sâm phải tốn gấp 6 lần kinh phí mới có thể tạo được những kỹ xảo tuyệt vời trong phim.

Trong phim, chỉ với 12 chiến thuyền, tướng quân Yi Sun Sin phải chống lại 330 tàu chiến đến từ quân Nhật Bản. Nhưng trên thực tế, khi quay trên biển, đoàn làm phim chỉ dùng 1 chiếc thuyền to và 3 chiếc thuyền nhỏ, phần còn lại để kỹ xảo lo.


Cảnh quay đẹp như mơ này đều nhờ kỹ xảo
Trái ngược với số lượng thuyền khiêm tốn, số lượng trang phục dành cho “Đại thủy chiến” lên tới 1000 bộ. Trong đó, chiến giáp dành cho quân Triều Tiên do Hàn Quốc chế tạo, chiến giáp của quân Nhật do Nhật Bản chế tạo. Chiếc áo giáp của diễn viên Ryoo Seung Yong có chi phí khoảng 28 triệu won… Ngoài ra, chi phí dành cho vũ khí cũng rất lớn, lên tớn hàng nghìn vạn won.


Trang phục trong phim được đầu tư kỹ lưỡng

3. Âm nhạc hoành tráng 

Ngoài kỹ xảo, âm nhạc cũng là một điểm mạnh trong “Đại thủy chiến”. Kim Tae Seong, người chịu trách nhiệm chỉ đạo âm nhạc cho biết: “Lượng nhạc của “Đại thủy chiến” nhiều hơn bất cứ bộ phim nào tôi từng tham gia.” Phim có sử dụng một bản nhạc giao hưởng dài hơn 2 tiếng, với hơn 100 nhạc công tham gia diễn tấu. Ngoài ra, âm nhạc kèm những trận đánh trong phim đều là tiếng kèn, sáo thổi trực tiếp, hay khi quân Hàn Quốc thắng trận, tất cả cũng dùng tiếc đàn piano để chúc mừng. Quả thật, đoàn làm phim đã đầu tư rất nhiều vào âm nhạc, khiến những người đi xem đều cảm thấy “sướng tai”.

4. Nội dung đánh vào "tâm lý" người xem

Một trong những lý do khiến “Đại thủy chiến” đại thắng ở phòng vé là, phim đã kích thích lòng yêu nước và tự hào dân tộc. Phim chọn đề tài lịch sử, một trong những đề tài nếu không cẩn thận hoặc sẽ khiến bộ phim trở nên nhàm chán, khô khan và cứng nhắc, hoặc cũng có thể khiến khán giả phẫn nộ vì truyền tải sai sự thật.


 Nhưng “Đại thủy chiến” đã tránh được cả 2 rủi ro trên, với sự lựa chọn thông minh về trận chiến chống quân xâm lược, đạo diễn đã tái hiện “lịch sử vẻ vang” của dân tộc họ lên màn ảnh rộng, khiến những khán giả yêu phim càng thêm yêu lịch sử và tự hào về đất nước mình.Cũng vì thế, phim hợp với mọi lứa tuổi: người già, trẻ nhỏ, thanh niên, trung niên… tất cả có thể thưởng thức bữa tiệc thủy chiến mà không cần lo lắng suy nghĩ. Đó gọi là “đòn” tâm lý.



Tóm lại, bộ phim thật sự đã trở thành tượng đài mới trong dòng phim lịch sử ở Hàn Quốc, hứa hẹn những bộ phim cùng đề tài hấp dẫn trong tương lai ở xứ xở Kim Chi. Ở Việt Nam, khán giả sẽ được thưởng thức bom tấn "Đại thủy chiến" tại các rạp chiếu phim từ ngày 5/9.

Trang Trang (Depplus/MASK)
http://depplus.vn/tin-tuc/25-08-2014/giai-ma-dai-thuy-chien--phim-han-quoc-3-nguoi-dan-thi-1-nguoi-xem/185/20358/

Đăng nhận xét