Search Suggest

Tại Sao Các Quốc Gia Thất Bại - nguồn gốc của quyền lực, thịnh vượng và nghèo đói


        Với những bạn đang tìm hiểu về Chính Sách Thương Mại Quốc Tế thì bạn nên đọc cuốn sách này đầu tiên.
        Sau đây là một đoạn trích trong phần mở đầu của cuốn sách. Do mình lười viết review lắm nên gõ lại phần này và hy vọng nó sẽ cuốn hút các bạn
        "Acemoglu và Robinson đưa ra giả thuyết về các thể chế chính trị là cái quyết định chứ không phải địa lý, văn hóa hay sự thiếu hiểu biết. Lập luận đại thể như sau một quốc gia giàu nếu phần lớn công dân của nước đó tham gia vào các hoạt động kinh tế, tạo ra nhiều của cải một cách hiệu quả, luôn tìm cách mới để thực hiện các nhiệm vụ(cũ và mới) sao cho hiệu quả hơn.
        Nhưng cái gì khiến các tác nhân kinh tế (cá nhân, hộ gia đình, các công ty) làm như vậy? Đó là các khuyến khích (incentive). Không có khuyến khích, không ó động cơ người ta tích cực làm việc; các phản khuyến khích thậm chí còn gây ra tác hại. Nghiên cứu các khuyến khích là một trong những nội dung chính của kinh tế học (và khoa học xã hội nói chung khi khuyến khích được hiểu theo nghĩa rộng không chỉ là khuyến khích kinh tế).
        Song cái gì định hình các khuyến khích? Đó là các thể chế kinh tế. Các thể chế kinh tế là các quy tắc ảnh hưởng đến nền kinh tế hoạt động như thế nào và đến các khuyến khích thúc đẩy người dân ra sao. Các tác giả phân ra hai loại thể chế kinh tế: Thể chế kinh tế bao gồm (inclusive economic institution)  và các thể chế kinh tế khai thác (extractive economic institution).
        Các thể chế kinh tế bao gồm bảo đảm: các quyền tài sản an toàn; luật pháp và trật tự; các thị trường và sự ủng hộ của nhà nước đối với các thị trường (qua các dịch vụ công và các quy định); dễ tham gia hoạt động kinh tế; tôn trọng các hợp đồng; đa số nhân dân được tiếp cận đến giáo dcuj và đào tạo và các cơ hội.
        Ngược lại thì các thể chế kinh tế là khai thác: thiếu luật pháp và trật tự; các quyền tài sản không an toàn; các rào cản tham gia và các quy chế cản trở hoạt động của các thị trường và tạo ra sân chơi không bằng phẳng.
        Các thể chế chính trị bao gồm bảo đảm: điều kiện cho sự tham gia rộng rãi của các công dân - chủ nghĩa đa nguyên - đặt ra các ràng buộc và kiểm soát đối với các chính trị gia; nền pháp trị; nhà nước tập trung ở mức đủ để thực thi pháp luật và trật tự (nhưng không quá tập trung để biến thành chính thể chuyên chế).
        Ngược lại, các thể chế chính trị mang tính khai thác: tập trung quyền lực chính trị vào tay một số ít người; không có các ràng buộc lên các chính trị gia hay kiểm soát và cân bằng hay thiếu nền pháp trị.
        Các thể chế kinh tế bao gồm thúc đẩy tăng trưởng thông qua: khuyến khích đầu tư; tận dụng sức mạnh thị trường trong phân bố nguồn lực, sự tham gia của các hãng hiệu quả hơn, có khả năng tài trợ vốn cho kinh doanh khởi nghiệp; tạo điều kiện cho sự tham gia rộng rãi thông qua tạo ra cơ hội bình đẳng, để các công dân có cơ hội giáo dục và đào tạo; và quan trọng nhất khuyến khích đầu tư vào công nghệ mới và chấp nhận sự phá hủy sáng tạo. Như thế, các thể chế bao gồm tạo ra các khuyến khích để các tác nhân kinh tế hoạt động hiệu quả và kết quả là tạo ra tăng trưởng bền vững; và như thế thường dẫn quốc gia đến giàu có.
         
      Một cuốn sách vô cùng thú vị! Các cuốn sách tiếp sau đó có thêm nhiều kiến giải khác nhưng về cơ bản kết quả cũng tương tự.

Link download: Here

     









Đăng nhận xét