Search Suggest

ĐẶC ĐIỂM THỂ LOẠI TỰ SỰ - TRỮ TÌNH NHƯ LÀ CẦU NỐI GIỮA THƠ VÀ KỊCH



Tính chất tự sự chính là khả năng chuyển thể thành kịch của tập thơ “Old Possum’s Book of Practical Cats”:Tập thơ đã cung cấp cho vở kịch nguồn chất liệu dồi dào về: Tình tiết và nhân vật. Từ những sự kiện riêng rẽ và hệ thống 22 nhân vật có mối liên hệ khá rời rạc, các nhà làm kịch đã tái tổ chức, liên kết và lồng ghép các chất liệu thơ một cách hợp lý, sáng tạo thêm những yếu tố còn thiếu, chỉnh sửa một vài đặc trưng thơ cho phù hợp hơn với đặc trưng kịch, làm nên một tác phẩm nhạc kịch hoàn chỉnh.
Sự chuyển thể từ thơ thành nhạc kịch:

Thơ
Nhạc kịch
Chất liệu
Ngôn từ - chất liệu phi vật thể[1].

Mỗi nhân vật được hiện lên qua mô tả của nhà thơ,  bao nhiêu người đọc sẽ có bấy nhiêu hình ảnh về nhân vật tương ứng.

Nhân vật xuất hiện trong thơ hoàn toàn giống như trong đời thực, với những hoạt động, lời nói, suy nghĩ, trong phạm vi không gian, thời gian… giống thực.
Chất liệu mỹ thuật, âm nhạc, trình diễn… - chất liệu vật thể.

Nhân vật được hiện lên cụ thể qua tạo hình nhân vật: từ trang phục, cách trang điểm, đến cách diễn xuất và thần thái của người diễn viên.

Tạo hình nhân vật giữa các bản dựng khác nhau thì có thể khác nhau, nhưng trong cùng bản dựng thì dù có bao nhiêu người xem thì cũng chỉ có một tạo hình.

Nhân vật xuất hiện trong kịch đầy tính ước lệ: Từ cách diễn, đến hóa trang, đến hoạt cảnh bài hát, đến không gian và thời gian… (Bị hạn chế về không gian diễn).
Tổ chức tác phẩm
Thơ là loại hình nghệ thuật ngôn từ è việc tổ chức tác phẩm thuộc về một mình tác giả trong việc sắp xếp khéo léo giữa chất trữ tình và chất tự sự; giữa giai điệu trong ngôn ngữ và nội dung tư tưởng.
Kịch là loại hình nghệ thuật tổng hợp è Sự dàn dựng thể hiện ở sự kết hợp hài hòa độc đáo giữa các thể loại nghệ thuật khác nhau:

-Vũ đạo: múa đương đại, nhảy thiết hài, khiêu vũ…
-Trình diễn tạp kĩ: nhào lộn, đu dây, ảo thuật…

Mối quan hệ giữa các nhân vật
Các câu chuyện rời rạc, quan hệ không chặt chẽ, mỗi nhân vật dường như chỉ sống trong câu chuyện của chúng, không có liên hệ gì nhiều đến các nhân vật khác trong những câu chuyện khác.
-Quan hệ giữa các nhân vật rất chặt chẽ:

+Mối quan hệ cùng bầy (Jellicle cats tụ họp tại dạ vụ Jellicle để nghe thủ lĩnh đưa ra “sự lựa chọn của Jellicle”) è Tạo ra câu chuyện lớn xuyên suốt để liên kết vở kịch, từ đó các câu chuyện nhỏ trong các bài thơ được bung ra khi từng nhân vật chính của nó xuất hiện.

+Sự tương tác giữa các nhân vật cũng được thể hiện rõ (Cả đàn xua đuổi Grizabella, sợ hãi Macavity, kính trọng, yêu quý Deuteronomy…)

+Mối quan hệ giữa các nhân vật còn nhiều “khoảng trống” để người xem sáng tạo.Khán giả xem phim cũng đã dựa vào những mối quan hệ mà biên kịch sáng tạo để suy đoán mối quan hệ giữa các nhân vật[2] (Có giả thiết cho rằng Grizabella từng là người tình của Deuteronomy, thậm chí có người cho rằng Old Deuteronomy và Macavity là hai cha con – dựa vào khả năng cùng có thể làm phép của hai nhân vật này).
Xung đột
Không có xung đột xuyên suốt tác phẩm, đâu đó trong một vài câu chuyện có xuất hiện những “xung đột nhỏ” thể hiện kịch tính của riêng câu chuyện đó:

+Cuộc chiến đấu ngạt thở giữa những tên cướp biển trong Growltiger’s Last stand.

+Cuộc chiến giữa bầy chó và sự xuất hiện của chú mèo Great Rumpus trong Old Deteuronomy…

Những xung đột này chỉ có tính chất như là những tình tiết của câu chuyện, không xuyên suốt, không liên kết toàn tác phẩm,
Thông qua việc xây dựng mối quan hệ giữa các nhân vật, đã tạo ra ba xung đột chính xuyên suốt toàn bộ vở kịch:


+Xung đột giữa Old Deuteronomy và Macavity (xung đột giữa phe chính diện và phản diện)

+Xung đột giữa Grizabella và bầy đàn (xung đột giữa cá nhân và tập thể, giữa khát vọng thay đổi và cái cố hữu truyền thống)

+Xung đột giữa cái hữu hạn của đời người và cái vô hạn của cuộc đời (Xung đột ngầm).

Sự giải quyết xung đột:

XĐ1: Chiến thắng của bầy mèo trước Macavity, Old Deuteronomy trở về nhờ phép ảo thuật (triệt để)

XĐ2: Bầy đàn mở rộng bàn tay đón Grizabella (triệt để)

XĐ3: Giải pháp thoát ly đời sống, đó là thoát ly lên Heaviside Layer (không triệt để) è Bi kịch.

Ba xung đột thể hiện rõ rệt tính chất đại chúng của kịch.

Ngôn ngữ
Ngôn ngữ thơ giàu nhạc điệu với những phép điệp, lặp, có vần.

Ngôn ngữ thơ giàu tính khẩu ngữ nhờ hệ thống từ ngoại biên.
Kế thừa nhạc điệu, khẩu ngữ của ngôn ngữ thơ đồng thời có sự thay đổi từ ngôn ngữ thơ thành ngôn ngữ kịch (Trường hợp chuyển từ ngôi III thành ngôi I trong bài thơ về Chú mèo đường ray).

Bên cạnh ngôn ngữ hát là ngôn ngữ nói, ngôn ngữ nói giàu tính khẩu ngữ.

Sáng tạo thêm những bài hát mới để đáp ứng yêu cầu diễn tiến vở kịch (Bài hát về Grizabella, Journey to the Heaviside layer…).


Hệ thống nhân vật
Đa dạng, sống động nhưng có tính chất chung là vui tươi, hài hước (Trận chiến ác liệt của con mèo Growltiger hóa ra cũng dùng các vũ khí rất ngộ nghĩnh như là cái xẻng nướng bánh; Gumbie cat thì dạy bọn gián tập nhảy, tập đan…). Các nhân vật mèo chính là những nhân vật ngụ ngôn, đại diện cho một loại người trong xã hội, thể hiện một bài học nhân sinh nhất định è Phù hợp với thị hiếu của trẻ thơ.
-Kế thừa hệ thống nhân vật của thơ.

-Tổ chức lại hệ thống nhân vật qua việc tạo ra các mối quan hệ giữa chúng và phân tầng, cấp bậc giữa chúng:

+Old Deuteronomy trở thành thủ lĩnh loài mèo, người có quyền hạn ra phán quyết.

+Demeter trở thành nữ hoàng[3]

+Macavity trở thành kẻ phản loạn

+Growltiger không xuất hiện trong đàn, mà trở thành một vai diễn trong quá khứ của Gus.

-Sáng tạo ra một nhân vật đặc biệt: Grizablella mang số phận buồn thảm, biến Grizabella trở thành nhân vật trung tâm của tác phẩm è Vở nhạc kịch không chỉ có cái vui tươi, hài hước như tập thơ, mà đã xuất hiện yếu tố “cái bi”. è Nhạc kịch không chỉ còn hướng đến riêng đối tượng khán giả là trẻ nhỏ nữa, mà còn hướng tới người trưởng thành.

Với thơ trữ tình truyền thống, có thể nói việc chuyển thể thành kịch là rất khó khăn, bởi nhân vật trữ tình (chủ thể trữ tình) trong thơ chỉ có một nhiệm vụ duy nhất là bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ, tư tưởng, sự xuất hiện của sự kiện, cốt truyện, hệ thống nhân vật … là rất hạn chế. Nhưng với thơ tự sự - trữ tình; chất “tự sự” đã cung cấp cho tác phẩm thơ những yếu tố chất liệu mà kịch cần. Nên có thể đi đến nhận xét rằng: Tự sự - trữ tình chính là cầu nối giữa thơ và kịch.


[1] Lí luận văn học – Hà Minh Đức – chương ngôn từ nghệ thuật.
[2] Tham khảo: wikia của Cats
[3] Nguồn: wikipedia

Đăng nhận xét