Search Suggest

Cuộc sống, trường đại học chân chính của thiên tài



“Điều quan trọng hơn hết trong sự nghiệp của những nhà văn vĩ đại ấy lại là cuộc sống, trường đại học chân chính của thiên tài. Họ đã biết đời sống xã hội của thời đại, đã cảm thấy sâu sắc mọi nỗi đau đớn của con người trong thời đại, đã rung động tận đáy tâm hồn với những nỗi lo âu, bực bội, tủi hổ và những ước mong tha thiết nhất của loài người. Đó chính là cái hơi thở, cái sức sống của những tác phẩm vĩ đại.” (Đặng Thai Mai)


I Giải thích
-          “Trường đại học chân chính của các thiên tài”:Phép ẩn dụ, đề cao vai trò của cuộc sống trong việc rèn dũa,  tôi luyện nên những nhà văn chân chính. “Trường đại học” nơi cung cấp những kiến thức chuyên sâu, những kinh nghiệm sâu sắc, nơi tôi luyện  con người cả về trí tuệ lẫn phẩm chất. Đối với người nghệ sĩ, trường đại học tốt nhất không gì bằng cuộc sống, “trường đại học chân chính của các thiên tài”. Qua cách nói “Điều quan trọng nhất trong sự nghiệp của nhà văn vĩ đại…” điều này càng được khẳng định mạnh mẽ.
-          “Họ đã biết đời sống xã hội của thời đại”:Sự thâm nhập vào cuộc sống, nhận thức, lí giải hiện thực cuộc sống.
-          “Cảm thấy sâu sắc mọi nỗi đau đớn của con người trong thời đại, đã rung động tận đáy tâm hồn với những lo âu, bực bôi, tủi hổ…”: Quá trình thâm nhập không phải quá trình thuần lí tính, chỉ đơn thuần là các thao tác tư duy, phân tích, lí giải, mà nó còn là sự trải nghiệm, là quá trình mở rộng tâm hồn để đón nhận mọi xúc cảm, để khóc cùng nỗi đau thời đại, vui cùng niềm vui nhân thế.
-          Rung động với cả “Những ước mong tha thiết nhất của loài người”: BIết được ước mơ, tâm tư, nguyện vọng của con người để từ đó đưa ra một thông điệp, đưa ra một phương hướng giải quyết, đưa ra một đường đi cho cuộc sống.
ð  Ý nghĩa cả câu: Khẳng định vai trò của cuộc sống trong quá trình sáng tác, cuộc sống là khởi nguồn của tác phẩm vĩ đại, là nơi tôi luyện nên những tài năng chân chính. Mỗi nhà văn phải hòa mình vào cuộc sống để nhận thức, lí giải, đồng thời cũng thấu hiểu, đồng cảm, rung động trước cuộc sống. Chỉ có như vậy tác phẩm mới có sức sống, mới có thể được độc giả đón nhận và sống mãi cùng thời gian.
II.            Bàn luận – chứng minh
-          Tại sao điều quan trọng nhất trong sự nghiệp của các nhà văn vĩ đại lại là cuộc sống?
o   Nội dung của văn học chính là hiện thực cuộc sống. “Cuộc đời là điểm khởi đầu và là điểm đi tới của văn chương” (Tố Hữu). Văn học, với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, là một phần của ý thức.  Theo triết học Marxist, vật chất quyết định ý thức, là khởi nguồn của ý thức, do vậy, mọi yếu tố của chỉnh thể văn học, nội dung, hình thức, đều là từ cuộc sống mà ra. èĐối tượng của văn học chính là cuộc sống, nên nhà văn không thể sáng tạo nếu tách rời cuộc sống, hay nói khác đi, những nhà văn vĩ đại nhất, chính là những con người nhận thức tầm quan trọng của cuộc sống nhất, là những con người đã trải nghiệm cuộc sống nhiều nhất, thấu hiểu cuộc sống nhất. è Cuộc sống chính là nguồn đề tài vô tận để các nhà văn sáng tạo.
o   Ngoài tài năng bẩm sinh, điều gì làm nên một nhà văn vĩ đại?Đó là kinh nghiệm, là vốn sống, là sự từng trải. Đó là một trình độ văn hóa  lịch lãm, tài hoa. Đó còn là tư tưởng sâu sắc, là tình cảm dạt dào, chân thành, là nhân cách cao đẹp. Tất cả những yếu tố ấy, nơi rèn luyện tốt nhất cho nhà văn, chính là cuộc sống. Chỉ khi hòa mình vào cuộc sống, trải nghiệm cuộc sống, sống cùng hiện thực, nhà văn mới có thể tích lũy cho mình kinh nghiệm quý báu, chỉ khi rung động với những xúc cảm của thời đại, nhà văn mới có thể làm cho tình cảm của mình thêm sâu sắc, thêm bao dung, chỉ khi biết yêu cuộc sống, biết khát khao cống hiến, biết hướng tới cái chân-thiện-mỹ của cuộc đời,  nhân cách của nhà văn mới trở nên sáng ngời, cao cả. 
o   Nhà văn vĩ đại, đồng thời cũng chính là những bậc thầy về ngôn từ.Ngôn ngữ của nhà văn khởi nguồn chính là từ ngôn ngữ của quần chúng. “Ở đâu có lao động, ở đó có sáng tạo ngôn ngữ…”(Nguyễn Tuân). Cuộc đời chính là cội nguồn của ngôn ngữ, chính từ lao động của nhân dân mà ngôn ngữ sinh ra, chính từ những nhu cầu cơ bản của cuộc sống mà ngôn ngữ tồn tại và phát triển.  Tất nhiên, ngôn ngữ của nhà văn không thông tục, không bình dân, không giản dị như ngôn ngữ của cuộc sống, đó là thứ ngôn ngữ đã được tôi luyện, được kết tinh từ những vỉa quặng ngôn ngữ mà nhà văn thu thập đưuợc. “Làm thơ là cân một phần nghìn miligram quặng chữ” (Maiacốpxki). Nhưng thử hỏi có ngôn ngữ nhà văn không, nếu thiếu đi ngôn ngữ của cuộc sống? Có thể nói, cuộc sống, nơi khởi nguồn của ngôn ngữ, chính là thầy dạy ngôn từ cho mỗi nhà văn.
-          Tuy nhiên chỉ bản thân cuộc sống không làm nên thiên tài vĩ đại, trường học chỉ gợi mở, hướng dẫn, còn làm nên thiên tài thật sự chính là ở sự nỗ lực không ngừng của mỗi người. Cuộc sống luôn chưa đựng ăm ắp những bài học, những kinh nghiệm,  những xúc cảm, điều quan trọng chính là sự thâm nhập vào cuộc sống ấy của nhà văn, để khám phá, tích lũy các giá trị, để rèn luyện bản thân.  Vậy vai trò chủ động ấy của nhà văn thể hiện như thế nào?
o   Quá trình nhận thức, lí giải thế giới, quá trình khám phá, tìm hiểu để “biết đời sống xã hội của thời đại” (dẫn chứng) è Làm nên tính tư tưởng của một tác phẩm
o   Là quá trình mở rộng tấm lòng để đón nhận những rung cảm của cuộc đời, để trai tim rung lên cùng nhịp đập của thời đại, để “cảm thấy sâu sắc mọi nỗi đau đớn của con người trong thời đại, đã rung động tận đáy tâm hồn với những nỗi lo âu, bực bội, tủi hổ và những ước mong tha thiết nhất của loài người.” è Tư tưởng của tác phẩm không phải là tư tưởng nằm thẳng đơ trên trang giấy, mà tư tưởng đó bao giờ cũng gắn liền với cảm xúc, những trang văn chưa đựng những tư tưởng lớn lao của thời đại bao giờ cũng là những trang văn thấm đẫm nước mắt (chứng minh)
o   “Văn học không quan tâm đến những câu trả lời mà nhà văn đem lại, văn học chi quan tâm đến những câu hỏi mà nhà văn đặt ra, những câu hỏi này luôn rộng hơn bất kì câu trả lời cặn kẽ nào” (Claudio Magrid) è Điểm cuối của một tác phẩm không dừng lại ở trang sách cuối cùng, mà mỗi tác phẩm phải thâm nhập vào cuộc sống, những tư tưởng của tác phẩm phải được cuộc sống đón nhận, để từ đó góp phần cải tạo cuộc sống. Điều này buộc mỗi nhà văn, trong tác phẩm của mình, phải đưa ra được những đề xuất cho cuộc đời, đưa cho cuộc đời một hướng đi, một cách giải quyết.Làm thế nào để cách giải quyết ấy hiệu quả, không lạc lối, làm thế nào để cuối cùng thông điệp nhà văn đưa ra chạm được đến những nhu cầu cấp thiết của con người? Chẳng có cách nào khác hơn là nhà văn phải thấu hiểu, phải rung động, phải cảm thông, trước những ước mơ, những nguyện vọng của con người. Không chỉ cảm thông ước mơ, nguyện vọng, nhà văn còn phải tỉnh táo để nhận ra điều gì ngăn cản ước mơ, nguyện vọng đó để thể hiện chúng trong tác phẩm, để lên tiếng kêu gọi sự thay đổi. (dẫn chứng: Đời thừa, hai đứa trẻ, chí phèo v.v)
-          Chỉ khi thâm nhập vào cuộc sống, chắt lọc được những viên ngọc trai tinh túy nhất từ biển sâu hiện thực để đặt vào tác phẩm, nhà văn mới có thể tạo ra những tác phẩm có hồn, có sức sống. Sức sống của tác phẩm thể hiện ở:
o   Sức sống tư tưởng, sức sống trong tình cảm
o   Tác phẩm sống mãi chỉ khi có ích cho cuộc sống, những tác phẩm lớn nhất là những tác phẩm mà tư tưởng của nó luôn mới, dù ở bất kì thời địa nào, hoàn cảnh nào, cũng không hề mờ phai giá trị.
o   Sức sống nơi ngôn từ, vừa gần gũi, trong sáng, vừa điêu luyện, tuyệt mỹ.
III.           Liên hệ

Đăng nhận xét