Search Suggest

HỆ THỐNG NGUYÊN TẮC DẠY HỌC TIẾNG VIỆT




Khái niệm: Nguyên tắc giảng dạy tiếng mẹ đẻ là những tiền đề cơ bản xác định nội dung, phương pháp và các tổ chức hoạt động dạy học tiếng mẹ đẻ của thầy giáo và học sinh.

Rèn luyện ngôn ngữ gắn liền với rèn luyện tư duy
Nguyên tắc hướng vào hoạt động giao tiếp
Chú ý đến trình độ tiếng Việt vốn có của học sinh
Nguyên tắc so sánh và hướng tới cả dạng nói lẫn dạng viết
Nguyên tắc tích hợp
Cơ sở đề xuất phương pháp
Ngôn ngữ có hai chức năng chủ yếu:
                        a) Chức năng làm công cụ giao tiếp
                        b) Chức năng làm công cụ nhận thức, công cụ của ý thức và tư duy
            è Việc dạy và học tiếng phải đồng thời phát triển ở HS cả hai chức năng này.

-Nguyên tắc có tính chất chỉ đạo.
-Cơ sở:
  Trực tiếp: Thành tựu nghiên cứu ngôn ngữ học hiện đại.
  Sâu xa: Nguyên tắc dạy học tiếng Việt “Giúp các em rèn luyện nghe, nói, đọc, viết theo đúng tiếng Việt văn hóa” è giao tiếp tốt bằng tiếng mẹ đẻ.
ð  Ngôn ngữ là hệ thống hành chức, nếu đặt ra ngoài chức năng của nó thì ngôn ngữ chỉ là một hệ thống xơ cứng.

-Học sinh Việt Nam học tiếng Việt là người bản ngữ, trước khi đi học các em đã có thể sử dụng thành thạo tiếng Việt ở hai hình thức nói và nghe (mặc dù tri thức tiếng Việt các em có hình thành chủ yếu do tự phát, vô thức, chưa thành hệ thống)
Dạng nói và dạng viết là 2 dạng tồn tại khác nhau của giao tiếp hằng ngày và có đặc điểm ngôn ngữ khác nhau è Muốn học sinh sử dụng tốt cần có sự so sánh đối chiếu để nắm bắt đặc điểm của từng loại.
-Tích hợp là một nguyên tắc quan trọng trong dạy học ngữ văn: tích hợp trong từng phân môn, tích  hợp giữa các phân môn, tích hợp giữa kiến thức lý thuyết và thực tiễn; tích hợp giữa các kĩ năng trong cùng môn học.

-Sự tích hợp trong dạy học tiếng Việt thể hiện ở:
  +Dạy các tri thức về tiếng
  +Hướng dẫn cách ứng dụng các tri thức đó vào đời sống.
Nội dung nguyên tắc
- Tiếng Việt với tư cách tiếng mẹ đẻ lại là phương tiện giao tiếp bằng ngôn ngữ để dạy các môn học khác (như Toán, Sinh, Sử, Địa, …) cho nên nó càng có tác dụng đối với việc phát triển khả năng trí tuệ, khả năng nhận thức của HS.
            - Về nguyên tắc, năng lực ngôn ngữ và năng lực tư duy của con người có sự song hành và tương tác với nhau. (VD: Trong lĩnh vực dạy học ngữ pháp, những năng lực phán đoán, suy luận, phân tích, tổng hợp v.v… có quan hệ mật thiết với năng lực tạo lập câu, năng  lực xây dựng văn bản, …Trong lĩnh vực dạy từ ngữ, khi dạy về ý nghĩa của từ sẽ giúp cho HS nắm được khái niệm và nhờ đó nắm được bản chất của sự vật.).
            - Hơn nữa, những tri thức ngôn ngữ học được đúc kết thành các khái niệmquy tắc từ vựng hay ngữ pháp đều là kết quả của hoạt động nhận thức, của tư duy trừu tượng
Học sinh: Phải tham gia trực tiếp vào các hoạt động giao tiếp để hình thành các kĩ năng, kĩ xảo ngôn ngữ.

Giáo viên: ý thức được việc đặt các đơn vị ngôn ngữ cần nghiên cứu vào đơn vị hành chức của nó (đặt từ vào câu; đặt câu vào đoạn văn; đặt đoạn văn vào văn bản) è Vẫn thấy được chức năng của đơn vị ngôn ngữ cần nghiên cứu trong hệ thống ngôn ngữ; đồng thời thấy được đặc điểm của chúng trong giao tiếp hằng ngày.
-Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong việc học ngôn ngữ. Ngay từ đầu cấp các em đã đủ năng lực để xử lí các tình huống có vấn đề. (GV có thể cho học sinh tham gia vào quá trình chọn lựa ngữ liệu).

-GV phải chú ý đến năng lực sử dụng ngôn ngữ của học sinh:  khảo sát theo tuổi, theo địa phương.

-Chú ý đến “sự nhạy cảm bản ngữ”: cảm nhận ngữ nghĩa và sắc thái biểu cảm của ngôn ngữ mẹ đẻ một cách cảm tính nhưng chính xác.


ð  Phát huy mặt mạnh, hạn chế mặt yếu trong việc sử dụng ngôn ngữ ở dạng “tự nhiên vốn có” của học sinh.
Đối với trẻ em, giai đoạn viết là giai đoạn thứ hai chiếm lĩnh ngôn ngữ. Chỉ có thể viết tốt trên cơ sở nói tốt è Rèn luyện ngôn ngữ cả dạng nói và viết là vấn đề tất yếu trong dạy hoc tiếng.
Tích hợp ngang:

+Tích hợp giữa các phân môn trong Ngữ Văn:  tiếng Việt, đọc văn bản, văn học sử lí luận văn học và tập làm văn.

+Tích hợp giữa môn văn và các môn khác: học tiếng Việt là học công cụ để lĩnh hội tri thức các văn bản khoa học những bộ môn khác.

Tích hợp dọc:

Tích hợp “dọc” là tích hợp ở một đơn vị kiến thức và kĩ năng mới những kiến thức và kĩ năng đã học trước đó theo nguyên tắc đồng trục (còn gọi là vòng tròn đồng tâm hay vòng tròn xoáy trôn ốc)
Cách thức thực hiện nguyên tắc
Khi dạy HS phần tri thức này, GV sẽ giúp các em ý thức hóa được những gì trước đó HS đã biết được do tư nhiên, tự phát, vô thức. Nhờ vậy HS sẽ có điều kiện để rèn luyện và phát triển nhận thức nói chung cũng như khả năng trí tuệ nói riêng (như trừu tượng hóa, khái quát hóa, mô hình hóa v.v…)
-Rèn luyện kĩ năng dùng từ, đặt câu.
-Chú trọng vào việc hình thành các sản phẩm giao tiếp (văn bản, ngôn bản…)
-Chú ý hình thành: vốn từ, vốn câu, ngôn ngữ đối thoại, ngôn ngữ độc thoại.

-Ngôn ngữ độc thoại cần đặc biệt coi trọng vì “tiếng nói trong đầu” nắm khâu quyết định quá trình lập trình ngôn bản từ bên trong bỗ não, giúp quá trình tư duy, thuyết trình, diễn giảng tốt hơn.
+Rèn luyện cả hai dạng thức trên khía cạnh hỗ trợ lẫn nhau (Dạy một đơn vị tiếng cần cho các em hiểu đơn vị đó vận dụng như thế nào khi nói, và vận dụng như thế nào khi viết; sự khác biệt giữa hai dạng thức này).

+Tích hợp với phân môn làm văn trong việc xây dựng ngôn bản: làm văn nói và văn bản.
+Lấy ngữ liệu từ nhiều loại văn bản khác nhau.

+Trong quá trình dạy các văn bản khác, chú trọng trau dồi vốn từ  và kĩ năng ngôn ngữ cho  học sinh (Ví dụ dạy các văn bản văn học trung đại è Tăng vốn từ cổ, từ Hán Việt t hông qua việc hướng dẫn học sinh đoán nghĩa dựa vào ngữ cảnh, tra từ điểm tìm nghĩa…)

Đăng nhận xét