Search Suggest

So sánh truyện Tấm Cám với hai tác phẩm: Tấm Cám, Nêang Cantóc- Nêang Song Angcat; Nàng Tạu Khăm



I.                   Giống nhau
a)     Motif dì ghẻ con chồng
-         Nhân vật chính thường nhà nghèo, hiếu thảo, xinh đẹp, giỏi giang, nhẹ dạ cả tin. mồ côi mẹ, cha lấy dì ghẻ, bị dì ghẻ áp bức bóc lột, cam chịu không phản kháng, nhờ vào sự trợ giúp của các thế lực thần kì để thay đổi cuộc đời, đòi lại công lý è Cuối truyện được hạnh phúc.
-         Nhân vật dì ghẻ: Độc ác, tàn nhẫn, thiên vị con đẻ  nên hành hạ con chồng, vì quyền lợi của con gái mình mà sẵn sàng sử dụng mọi thủ đoạn chà đạp lên quyền sống và hưởng hạnh phúc của  con chồng è Cuối truyện bị trừng trị thích đáng.
-         Motif dì ghẻ con chồng không đơn thuần chỉ là mâu thuẫn trong gia đình, mà nó có tính chất khái quát mâu thuẫn xã hội: kẻ bóc lột và kẻ bị bóc lột, kẻ thống trị, và kẻ bị trị è Tính chất đấu tranh giai cấp gay gắt của thể loại truyện cổ tích thần kì.
b)     Motif hóa thân
-         Motif phản ánh đặc trưng thẩm mỹ thể loại è Tạo ra không khí kì ảo cho câu truyện.
-         Ý nghĩa: Khẳng định sức sống bền bỉ, dai dẳng và ý thức vươn lên mạnh mẽ của con người è Con người mạnh mẽ hơn, trưởng thành hơn sau mỗi lần hóa thân è Lần hóa thân cuối cùng giành chiến thắng quyết định, đòi lại công bằng và hạnh phúc.
-         Chịu ảnh hưởng của thuyết luân hồi Phật giáo.
-         Quá trình hóa thân : sinh – diệt là quá trình giao tranh khốc liệt giữa cái thiện và cái ác, những lần đầu thì cái ác lấn át cái thiện, cái thiện tạm thời yếu thế, nhưng không bị tiêu diệt, bền bỉ hồi sinh và đấu tranh không ngừng cho đến khi đạt chiến thắng cuối cùng è Sự đấu tranh muôn thuở giữa thiện/ác; ước mơ  của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện.
c)     Motif sự trợ giúp thần kì
-         Nhân vật chính của truyện cổ tích kì ảo có một đặc điểm chung: Bị động trước hoàn cảnh, gặp sự khó khăn chỉ biết khóc, nhẹ dạ cả tin dễ bị lừa è Đòi hỏi phải có sự xuất hiện của một thế lực thần kì trợ giúp, trở thành nút thắt quan trọng lật ngược tình huống truyện, đòi lại công bằng cho nhân vật chính.
-         Yếu tố kì ảo này è Ước mơ công lí của nhân dân.
-         Yếu tố kì ảo xuất hiện dưới dạng đồ vật: cái hũ xương biến ra quần áo cho Tấm, đàn chim giúp lựa thóc.. è Sâu xa có ý nghĩa như là mơ ước về một thứ công cụ lao động tiến bộ hơn, giúp con người hoàn thành công việ tốt hơn è Từ đó có cuộc sống tốt đẹp hơn è Chung quy lại: khát vọng hạnh phúc con người.
-         So sánh yếu tố kì ảo của truyện cổ tích với thần thoại/truyền thuyết:
o   Thần thoại là một cách người nguyên thủy nhận thức thế giới, nó ra đời khi xuất hiện mâu thuẫn giữa nhu cầu nhận thức hiện thức và khả năng nhận thức có giới hạn của con người è yếu tố kì ảo trong thần thoại đòi hỏi người đọc phải TIN vào nó.
o   Truyền thuyết: thể loại ghi lại lịch sử è Yếu tố kì ảo là cách để tôn vinh các nhân vật lịch sử, thể hiện quan điểm lịch sử tích của của nhân dân è Yếu tố kì ảo thể hiện rõ nhất ở kết thúc “ngài hóa” è Tôn vinh nhân vật.
o   Cổ tích: yếu tố kì ảo chỉ có vai trò như là 1 thủ pháp, nó không đòi hỏi người đọc phải tin. Yếu tố kì ảo xuất hiện như một nút thắt quan trọng đẩy tình huống truyện lên cao trào, và giải quyết mọi mâu thuẫn theo quan điểm, mơ ước của nhân dân.

d)     Kết thúc truyện thưởng phạt: Kẻ ác bị trừng phạt, người tốt được hạnh phúc è Ước mơ công lí của nhân dân.
e)     Motif  thử giày: Ý nghĩa hình tượng chiếc giày
-         Vật để làm tin để vua chọn người xứng đáng làm vợ.
-         Kích thước nhỏ, chỉ vừa với một mình nhân vật chính: Những người xứng đáng mới có được hạnh phúc.
-         Yếu tố quyết định để kết thúc nửa đầu câu chuyện, đẩy mâu thuẫn lên đỉnh điểm và dắt câu chuyện vào nửa sau với sự xung đột gay gắt hơn, mang tính sống còn

II.                KHÁC NHAU

Tấm Cám
Nàng Tạu Khăm (Lào)
Nêang Cagtoc – Nêang song Angcat
Đánh giá, nhận xét
Sự hóa thân

Motif sự hóa thân, theo giáo trình văn học dân gian của Chu Xuân Diên: biểu hiện của sự đấu tranh giữa hai ý thức hệ của giai cấp thống trị và của nhân dân.
Vừa là tư tưởng luân hồi của phật giáo – vừa là tư tưởng hướng đến hạnh phúc trần thế của nhân dân: Nhân dân đã chiến thắng ở cuộc hồi sinh cuối cùng của nhân vật.
-          Tấm (bị chặt gốc cau – chết) => Chim Vàng Anh (giết) è Cây xoan đào (Chặt) è Khung cửi (Đốt) è Cây thị è Tấm
-          Sự hóa thân của Tấm: 3 lần đầu đều quấn quít bên vua, trong cung điện: bị giết è Lần cuối cùng trở về với cây thị, về với bà lão bán nước è Trở về với nhân dân, trong sự bảo bọc của nhân dân è Có sức mạnh đánh thắng kẻ thù và đòi lại hạnh phúc.

Chăn Tha (bị bắt, bỏ nước sối, chết) è Quả “mạc tum” è Chăn tha.
Cantóc (bị dội nước sôi, chết) è Cây chuối (bị chặt) à Cây tre è Can tóc
-          Các hình tượng biến thân đều là những hình tượng đặc trưng cho từng dân tộc: Tấm là him vàng anh, cây xoan đào, cây thị; Tạu khăn là quả mạc tum, Can Tóc là cây chuối, cây tre.
-          Sự biến thân trong Tấm Cám của Việt Nam là nhiều hơn cả - 3 lần (TK – 1 lần; CT – 2 lần), trải qua 2 chặng chính, khi còn ở trong cung, và khi về với nhân dân è Tư tưởng chân lý nằm ở nhân dân è Sự nhận thức sức mạnh của nhân dân.
ð  Cơ sở cho motif: “Tìm lại thân phận hoàng hậu và sống hạnh phúc bên nhà vua”

Sự trợ giúp thần kì
a)      Ông Bụt
-          Ông BỤt (quan trọng nhất):  Ông Bụt là biểu tượng Phật giáo đã được nhân dân hóa, gần gũi với nhân dân lao động. Ông BỤt chỉ xuất hiện khi cần thiết, khi con người nghèo khổ, lương thiện, gặp điều kiện khó khăn và không thể vượt qua bằng sức mình.
-          Ht ông BỤt: Nhân ái, bao dung, gần gũi.
-          Xuất hiện 4 lần trong tác phẩm với câu hỏi: “Tại sao con khóc?”
-          Sự tiếp thu đạo Phật theo cách riêng của nhân dân.
-          Ước mơ hạnh phúc và công bằng
-          Giúp con người bằng: lời chỉ dẫn, bằng công cụ, bằng cách gọi các loài vật tới giúp: cá bống, đàn chim.

b)     Con gà trống
-          Trong văn hóa của người ĐNA nói chung và người Việt Nam nói riêng, con gà trống là con vật gáy sáng, đánh dấu sự chuyển mình từ màn đêm sang ban ngày è Nó được xem là con vật mang lại điều lành, xua đuổi tà ma.
-          SỰ xuất hiện của con gà trống như một yếu tố thần kì trợ giúp Tấm è Tín ngưỡng dân gian của nhân dân.
-          Người mẹ hóa thân thành con rùa vàng để trợ giúp con gái ruột của mình.
-          Rùa vàng – mẹ: Tín ngưỡng vật tổ xã xưa, có dấu vết của xã hội mẫu hệ.
-          Ý nghĩa của con rùa vàng: là một trong tứ linh, là con vật mang lại điều lành. Con rùa là con vật hiền lành, gần gũi, có phòng vệ cao è Biểu tượgn về sự an lành trong cuộc sống.
-          HÌnh tượng con rùa thiên về phòng thủ hơn là tấn công, thiên về bảo vệ hơn là đấu tranh è Thể hiện được cái tính cách của người lào: Ưa chuộng hòa bình, ngại đấu tranh (nguyên nhân là do địa thế yên bình, đời sống từ xa xưa khá thuận lợi è Tính cách cũng ôn hòa)
-          Đạo sĩ già: chỉ dẫn và trợ giúp.
-          Đạo sĩ là nhân vật tiêu biểu của Ấn giáo è Sự ảnh hưởng của Ấn giáo lên văn hóa Campuchia.
-          Đạo sĩ này có vai trò như ông Bụt trong truyện Tấm Cám.
-          Cái nhân vật thần kì trợ giúp nhân vật chính được xây dựng dựa trên nền tảng tôn giáo, tín ngưỡng của nhân dân.
-          Đây là kiểu nhân vật chức năng, có vai trò xuất hiện làm thay đổi hoàn toàn cốt truyện, dẫn đến sự giải quyết mâu thuẫn theo quan điểm của nhân dân.
Kết thúc truyện thưởng – phạt
Tấm: Trở về làm hoàng hậu.
Cám: Bị dội nước sôi chết.
Mẹ dì ghẻ: Ăn mắm làm từ thịt, đến cuối phát hiện ra xương cốt của con è biết mình ăn thịt con, tức quá lăn ra chết.

ð  Bàn về cái kết thúc này: Phải chăng cô Tấm quá tàn nhẫn?

+Xét trên quan điểm thời kì xa xưa: thời trung cổ, quan niệm về sự công bằng rất khác thời nay, giết người thì phải đền bằng mạng è Hành động của cô tâm nên được nhìn theo quan niệm của người xưa.

+Mẹ con nhà Cám quá độc ác è KHông chỉ một lần giết Tấm, mà nhiều lần giết Tấm è Mâu thuẫn ở đây đã lên đỉnh điểm, là mâu thuẫn sống – còn, một trong hai thế lực phải bị triệt tiêu để thế lực kia tồn tại è Sự căm ghét cái ác đến tận cùng của nhân dân, và ước mơ về chiến thắng cuối cùng của cái thiện.

+ Cái chết của Cám là do nhân vật tự chuộc lấy, bằng cả sự ngu ngốc của nhân vật.
Chăn tha: Làm hoàng hậu
Chăn thi: bị chém đầu è Ngâm làm nước mắt gửi cho bố mẹ chăn thi.
Bố mẹ Chăn thi: Sợ hãi trốn đi khỏi bản, bị đất đất đá nứt thành kẽ sâu chôn vùi.

-          Việc Chăn Thi bị chém đầu è Thấy được vai trò của Vua trong câu chuyện. Trong ý niệm của nhân dân Lào, thì vua rất được tin tưởng,và là đại diện cho công lý.
ð  Khẳng định giai cấp, phản ánh quyền lực, đồng thời loại bỏ các yếu tố ảnh hưởng đến hình tượng nhân vật chính.
-          Chi tiết làm mắm = chi tiết bên Tấm Cám.
-          Chi tiết đất nứt chôn vùi: Thể hiện tín ngưỡng dân gian tin rằng là các vị thần linh chứng giám cho con người, và trừng phạt các tội lỗi của con người.
Neang Cangtoc: Làm hoàng hậu
Neang Song Ăngcat:  Sợ hãi vào rừng sâu không ai biết.
-          Tấm chủ động tìm lại hạnh phúc, chủ động đòi lại công lí è Ý thức tự lực của nhân dân, không hoàn toàn dựa vào một thế lực nào, phải tự cứu lấy mình è Mặt trái: hình ảnh cô Tấm khi “phạt ác” trở nên dữ dằn,
-          Chăn Than, Cangtoc: Nhờ vào vua để đòi lại công lí è Vẫn dựa vào một thế lực tối cao, vẫn yếu đuối và bị động đúng với đặc trưng của nhân vật chính trong truyện cổ tích thần kì è Hình ảnh nhân vật không bị ảnh hưởng.
-          Cách giải quyết mâu thuẫn của VN có phần chủ động và quyết liệt hơn: lí giải bằng vị trí địa lý: thiên tai, bão , lũ thì Việt nam đã trải qua hết, gần như trở thành lá chắnc ho ba nước Đông Dương. Con người VN phải chủ động đấu tranh với các thế lực thiên nhiên để sinh tồn è Tính cách con người mạnh mẽ, quyết liệt, chủ động.

Đăng nhận xét