Search Suggest

TÍNH HỌA VÀ TÍNH NHẠC TRONG BÀI THƠ "ĐÂY THÔN VĨ DẠ"




TÍNH HỌA
I.                   KHÁI QUÁT.
-          Tính hình tượng và tính phi vật thể của chất liệu ngôn từ giúp cho tác phẩm văn học có thể tác động vào trí tưởng tượng của người đọc, hình tượng văn học giao lưu với độc giả gián tiếp thông qua trí tưởng tượng, chính ở trí tưởng tượng này mà văn học cho phép tái tạo trong tâm trí người đọc những màu sắc, hình khối, đường nét, tái tạo trong tâm trí họ những bức tranh tâm tưởng được “mã hóa” dưới lớp vỏ ngôn từ mà nhà thơ gửi gắm.
-          BIểu hiện màu sắc. Không chỉ là thể hiện từng màu, mà còn có thể là sự phối hợp của nhiều màu tạo thành chỉnh thể thẩm mỹ hài hòa. Đường nét. Gợi hình khối
-          Tác dụng:Thể hiện một cách mạnh mẽ hơn tư tưởng, tình cảm gửi gắm. Tạo hiệu ứng cảm xúc đặc biệt, làm rung động trái tim người đọc
II.                PHÂN TÍCH
Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” là tổ hợp của bốn bức tranh tâm trạng với những sắc thái khác nhau được tạo nên mới những ngôn từ nghệ thuật.  Đó là một bức tranh vườn vào buổi sáng sớm tinh khôi, với một vẻ đẹp đầy sức sống, tươi tắn.  “Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên/ Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”.Đó là bức tranh tuyệt đẹp tràn ngập màu sắc và ánh sáng. Những chi tiết trong tranh cũng đậm tính hội họa. Chữ “mướt” đã đặc tả độ tươi non đầy sức sống của khu vừng.  Bức tranh ấy  có con nắng trong veo như thủy tinh của buổi sớm, có cái vẻ tươi mới mỡ màng của những tán lá non. Trong những gam màu ấy, nổi bật nhất là sắc “xanh như ngọc”. Đó là một thứ sắc màu tuyệt vời, đặc biệt gợi cảm, vừa có cái trong, cái sáng, lại vưa có cái quý giá của một thứ đá quý. Cả khu vườn mang một sắc màu thanh nhã, cao sang, tinh khôi, một thứ sắc màu được ví với ngọc.
Đó còn là bức tranh chia lìa của thiên nhiên, của mây và gió. “Gió theo lối gió mây đường mây/ Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay”. Nhịp thơ 3/4  cùng phép điệp “gió…gió”, “mây…mây” như bẻ đôi câu thơ thành thế chia lìa, những sự vật sự việc tưởng như không bao giờ tách rời là mây gió nay đành phải xa nhau trong cảm hứng đau thương về sự chia lìa nơi trái tim thi sĩ. Cái thế chia lìa ấy họa lên bức tranh thiên nhiên những đường nét chia phôi, nhạt nhòa. Chữ “lay” vốn chỉ là một từ bình thường nay cũng mang nặng nỗi buồn, và trong cái vận động liên tục trong thế bất động ấy, ta cảm tưởng như có sắc úa, một thứ màu sắc không cụ thể không rõ ràng phủ đầy lên bức tranh, một gam màu héo úa, tàn tạ, buồn mênh mang.
Bức tranh thứ ba, bức tranh con thuyền trăng và dòng sông trăng hiện lên lung linh trong tâm trí, nhưng ở đây tác giả chỉ gợi chứ không tả, còn thuyền và ánh trăng hiện lên trong thơ một cách tự nhiên : “Thuyền ai đậu bến sông trăng đó”. Không có chi tiết. Không có màu sắc. Không có đường nét. Nhưng bản thân mỗi hình tượng đã mang trong nó những chất liệu của hội họa. Câu tơ như vẽ vào tâm trí người đọc một bức tranh bàng bạc của một chốn hư ảo chỉ có trong tưởng tượng: Dòng sông trăng. Câu thơ gợi cho con người cái mênh mang bất tận của cõi trời và nước, cái long lanh trầm mặc như dát bạc của ánh trăng. Đó là một khung cảnh thoáng đãng, mở ra khoáng đạt đến vô tận, và ngân đầy ánh sáng.
Bức tranh cuối cùng là bức tranh mờ sương khói của một cõi tâm hồn, của thế giới đau thương với những bóng ma, mờ mừ nhân ảnh. Chữ “mơ” và “sương khói” đã họa lên cái không gian mông lung mơ màng, nhờ nhờ khói sương của một cõi đau thương nơi chỉ nhà thơ có thể đặt chân đến. Giữa bức tranh ấy là bóng dáng của một ai không rõ, xa dần, xa dần. Từ Hán Việt “nhân ảnh” với sắc thái trang nhã, tạo bầu không khí cổ xưa như càng làm cho bức tranh sương khói ấy thêm trầm mặc, thêm bi ẩn, có cái trầm mặc bí ẩn của vô thủy vô chung thời gian. Đây là một bức tranh đầy ám ảnh, của một cõi mơ, cõi đau thương, cõi thơ điên, đập vào tâm trí người đọc một cái gì đó lạnh giá, một cái gì đó cô đơn, một cái gì đó kinh hãi pha với thương xót…
Bốn bức tranh trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ là bốn bức tranh tâm cảnh với những nỗi niềm riêng, xúc cảm riêng, sắc thái riêng. Có cái tươi mới thanh nhã tinh khôi, có cái vàng úa tĩnh mịch, có cái lung linh huyền ảo diễm lệ,  có cái mờ ảo lãnh lẽo thậm chí là kinh dị. Nhà thơ họa lại những bức tranh ấy bằng cảm xúc trong trái tim mình, chủ yếu qua màu sắc, đường nét, ánh sáng. Ba bức tranh sau hiện lên bằng bút pháp gợi, chỉ gợi chứ không tả, chỉ đi vào những nét chấm phá chứ không đi vào chi tiết cụ thể, tỉ mỉ. Cảm nhận bốn bức tranh, người đọc phải mở rộng trái tim mình và phát huy trí tưởng tượng cao độ, điều này làm nên đặc sắc và góp phần tạo nên sức sống cho tác phẩm, khiến tác phẩm sống mãi trong trái tim bạn đọc.

TÍNH NHẠC
I.                   KHÁI QUÁT
-          Chất liệu cấu tao của văn học là ngôn từ. Ngôn từ là hệ thống tín hiệu, mỗi tín hiệu của ngôn từ có hai mặt: Phần nghĩa và phần âm. Chính phần âm này, hay nói khác đi, chính những đặc trưng về ngữ âm của chất liệu nghệ thuật ngôn từ đã làm nên tính nhạc cho tác phẩm thơ.
-          Biểu hiện
o   Phối thanh: bằng, trắc (thanh bổng – thanh trầm); phù bình thanh – thanh cao (sắc, ngã, ngang), trầm bình thanh – thanh thấp (huyền- nặng- hỏi) -> phối thanh trong bài thơ như phối các nốt trong một bản nhạc.  (Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống/ Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi)
o   Ngắt nhịp (Kỉ niệm trong tôi/rơi/như tiếng sỏi/trong lòng giếng cạn)
o   Hiệp vần
o   Điệp (ngữ, từ, câu, cấu trúc)
o   Từ láy mô phỏng âm thanh ( Những đường Việt Bắc của ta/ Đêm đêm rầm rập như là đất rung; li-la li-la li-la)
-          Tác dụng:Tăng nhạc tính -> tăng tính gợi cảm, sức hấp dẫn của bài thơ.
·      Thể hiện một cách mạnh mẽ hơn tư tưởng, tình cảm gửi gắm. Tạo hiệu ứng cảm xúc đặc biệt, rung động trái tim người đọc.
II.                TÍNH NHẠC TRONG BÀI THƠ “ĐÂY THÔN VĨ DẠ”
Tính nhạc trong bài thơ ĐTVD trước hết thể hiện ở sự phối thanh bằng trắc ở từng khổ thơ cũng như ở toàn bài thơ.
Nhạc điệu bằng - trắc theo lối thơ Đường thất ngôn. Tất thảy các chữ 2 -4 -6 trong câu đều theo kết cấu hài âm bằng trắc của Đường thi, đó là sự hài âm theo qui ước “ nhị, tứ, lục phân minh”.
 Khổ thơ mở đầu của Đây thôn Vĩ Dạ: có 17 tiếng mang thanh Bằng, và 11 tiếng mang thanh Trắc trong đó Thượng thanh: 02 (Ngã, không có Hỏi), Khứ thanh: 05 (Sắc: 05, không có Nặng), Nhập thanh: 04 (Sắc: 02, Nặng: 02).
khổ thơ thứ hai khổ này có 16 tiếng mang thanh Bằng, 12 tiếng mang thanh Trắc; và có tới 21 tiếng là thanh Cao, trong khi chỉ có 07 tiếng là thanh Thấp (y như ở khổ mở đầu).
Khổ thơ thứ ba:khổ này có 17 tiếng mang thanh Bằng, 11 tiếng mang thanh Trắc; và cũng có tới 21 tiếng mang thanh Cao, trong khi chỉ có 07 tiếng mang thanh Thấp (cũng y như ở khổ thứ hai và khổ mở đầu).
Tổng quan lại, cả bài Đây thôn Vĩ Dạ với 03 khổ thơ, 12 dòng, 84 tiếng, ta có:
50    iếng mang thanh Bằng, 34 tiếng mang thanh Trắc;
63 tiếng là thanh Cao, 21 tiếng là thanh Thấp.
èCái tỷ lệ ấy tự nó đã nói lên vì sao Đây thôn Vĩ Dạ đẹp mà buồn, buồn như nhạc cổ điển nghe trong chiều mưa, những âm hưởng nền du dương êm ả của các thanh Bằng và trên cái nền đó là những âm sắc Cao, trong trẻo, thiết tha.
Ngoài ra, tính nhạc còn thể hiện ở các  yếu tố khác:
o   Nhịp: Nhịp 4/3 của những câu thơ như  “Nhìn nắng hàng cau/nắng mới lên” “Gió theo lối gió/mây đường mây”, “Mơ khách đường xa/khách đường xa” tạo nên những tiết tấu du dương, đồng thời cũng tạo nên liên kết về mặt ngữ âm giữa các khổ thơ, khiến cả bài thơ trở nên hài hòa, da diết.
o   Điệp từ: “nắng hàng cau… nắng mới lên” “Gió…gió”, “mây… mây”, “khách đường xa, khách đường xa” làm nên giai điệu trùng điệp như khắc sâu cảm xúc, khắc sâu nỗi niềm.
o   Vần “ay” lắng xuống, tạo thành những dư âm, những cơn sóng ngầm lặng vào tron.
o   Vần “a”, âm vang, làm cảm xúc ngân dài ngân dài trong những vang vọng dội vào tâm hồn độc giả.

Đăng nhận xét