Search Suggest

VỀ TÁC PHẨM "THUẬT XỬ THẾ ẤN ĐỘ" (PHẦN 2)




III. NỘI DUNG QUYỂN 3 PANCHATANTRA

-                     Quyển 3: Cuộc chiến tranh giữa quạ và cú
-                     Câu Sloka: Đừng tin vào kẻ thù trước đây đã bị đánh bại dù nay đã là bạn.  Hãy nhìn cái hang đầy củ bị quạ đốt ra tro.
-                     Quyển ba chủ yếu đưa ra các triết lí về chiến tranh:

“Phải cầu hòa cả với kẻ ác, nếu nhìn thấy sự chết chóc, vì khi thoát chết là thoát tất cả”
“Với kẻ thù không nên kết làm đồng minh dù đồng minh chặt chẽ đến đâu: nước, dù rất sôi, vẫn dập tắt lửa”
“Có hai cách hành quân: Một là phòng thủ với kẻ đang sợ, hai là hành quân đối với kẻ muốn thắng, cái đó gọi là tấn công”
“Anh nên dùng trò hai mặt, kẻ thù tham lam sẽ không đuổi anh. Hơn nữa,  nếu thấy điểm yếu của nó thì anh sẽ xông tới và giết nó”
ð    Các triết lý về chiến tranh, các binh pháp, kinh nghiệm trong chiến tranh è Thâm sâu, trí tuệ è Nghệ thuật quân sự của người Ấn.
-                     Nghệ thuật truyện lồng truyện có điểm đặc điệt: Một câu chuyện bản thân nó vừa mang ý nghĩa nội dung tư tưởng riêng biệt, nhưng đồng thời nó cũng là một chi tiết góp phần làm nên tình huống quan trọng của mạch truyện lớn (Chuyện quạ kể cho các loài chim khác nghe như Voi và thỏ, Mèo, chi sẻ, và thỏ vừa có nội dung tư tưởng riêng, nhưng đồng thời đó cũng là nguyên do gây ra mối thù giữa quạ và cú.)
-                     Xuất hiện lối kể chuyện theo kết cấu hồi tưởng quá khứ: Hai cha con vua quạ kể cho nhau nghe về lí do mối thâm thù giữa quạ và cú.

IV. NỘI DUNG QUYỂN 4 PANCHATANTRA
Chủ đề
Tác phẩm
Ý nghĩa
Nhan đề “Mất của”: chứng minh rằng, người ta hay mất vì lí do bất cẩn những gì mà mình đã khổ công để thủ đắc được.
Câu sloka: Người ngốc, bị những lời dịu ngọt mà mất sạch tài sản
Người ta hay mất vì lí do bất cẩn
Khỉ và cá sâu

Lạc đà bị sư tử ăn thịt

Khỉ và rắn
-                     Trong “Khỉ và cá sấu”: Trong một phút bất cẩn, khinh địch cá sấu đã lỡ tiết lộ bí mật cho khỉ biết è Không lấy được tim khỉ.
-                     Người Bà La Môn trong “lạc đà bị sư tử ăn thị”, vì bất cẩn, không nghe lời khuyên của người khác, để cho con lạc đà đeo chuông è Con lạc đà bị sư tử phát hiện và ăn thịt.
-                      VÌ cả tin và bất cẩn, rắn đã để ếch thoát è Bị kẹt trong hang dưới giếng cho đến chết.
Có những sự thật đừng dại dột nói ra
Thợ gốm và vua

Lừa đội lốt hổ
-                     “Một tên lường gạt để lộ ra cái mình muốn và dại dột nói ra sự thật, chắc chắn không đạt được mục đích” – lời nhận xét của khỉ về anh chàng thợ gốm trong câu chuyện của mình.
-                     “Dù được được giữ rất bí mật và mang một cái lốt dễ sợ, một con lừa mặc da hổ bị giết vì một tiếng kêu”
Kết bạn với kẻ xấu
Khỉ và cá sấu

Ếch và rắn
-                     Khỉ và ếch đều phạm sai lầm: Kết bạn với kẻ xấu. Khỉ kết bạn với cá sấu vì sự không vụ lợi, vì lòng tốt. Ếch kết bạn với rắn để lợi dụng rắn giết chết đối thủ của mình è Cả hai đều gặp phải những tai họa.
-                     Bài học rút ra: Phải tìm mọi cách để thoát khỏi tên bạn xấu, dù sớm, hay muộn trước khi bản thân bị tiêu diệt.
-                     Cần phải tỉnh táo để chọn bạn.
Vị trí của mỗi người trong cuộc sống
Anh thợ gốm và nhà vua

Sư tử cái, sư tử con và chó lang con.
-                     Mỗi người đều có một vị trí riêng của mình, phù hợp với khả năng của bản thân. Nếu bị rơi vào một môi trường không phù hợp, không dành cho mình, thì sẽ gặp tai họa è Anh thợ gốm ở trong quân ngũ, con chó lang ở trong đàn sư tử.
-                     Nếu lâm phải hoàn cảnh này, phải biết khôn khéo che đây bản thân, và đồng thời phải biết tìm con đường lui cho mình.
-                     Liên hệ cuộc sống: Cần phải biết mình là ai, cư xử cho đúng vai, đúng hoàn cảnh, bộc lộ những gì cần thiết.
Quan điểm của Hindu giá về phụ nữ: phụ nữ là sinh vật tai quái, mang tội lỗi: cá sấu và khỉ, người bà la môn, vợ, và anh tàn tật, vua thượng thư và các bà vợ, người đàn bà và con chó lang
Xây dựng một loạt hình tượng người phụ nữ xấu xa:
-                     Vợ cá sấu thì xui cá sấu giết bạn, người đàn bà trong truyện “người bà la môn, vợ và anh tàn tật” thì phản bội chồng và giết chồng, người đàn bà trong “người đàn bà và con chó lang” ngoại tình.
-                     Bên cạnh hình tượng ng đàn bà xấu, là hình tượng ng đàn ông thảm hại, bị chi phối bởi đàn bà: vị vua, viên thượng thư và các bà vợ. Viên thượng thư vì vợ mà cạo đầu. Vua vì vợ mà giả làm ngựa.
ð    “ở đâu người đàn bà làm chủ, ở đó người ta chỉ ăn chơi,ở đâu một đứa trẻ làm chủ, ở đó sẽ suy sụp”

V.  NỘI DUNG QUYỂN 5 PANCHATANTRA:

Chủ đề
Tác phẩm
Ý nghĩa
Nhan đề: Cách cư xử không thể chấp nhận được – cho thấy tai hại của sự hấp tấp, bất cẩn.
Câu sloka: Một người không được làm một việc gì mà mình không nghĩ kĩ, không hiểu, không nghe, không xem xét tường tận.
Sự hấp tấp, bất cẩ sẽ mang đến tai họa
Gã thợ cạo và những người hành khất
-                     Người thợ cạo, vì lòng tham nên chỉ mới nhìn thấy hiện tượng mà không nắm được bản chất của vấn đề è gây họa cho ng khác và chính mình
-                     NGười hành khất vì tham lam mà bỏ qua những điều luật của đạo, không biết giữ mình è Chết vì chính sự ngu ngốc đó.
Người bà la môn, vợ người bà la môn và con chồn.
-                     Vợ người bà la môn do hấp tấp đã lầm tưởng con chồn giết chết con mình và giết chồn è Nhận ra thì đã quá muộn, đau đớn hối hận cũng không giải quyết được gì.
Trong cuộc sống cần biết tham vọng vừa đủ, và cần biết dừng lại đúng lúc.
Bốn người bà la môn đi tìm sự giàu sang
-                     Người tìm được đồng và bạc đều dừng lại ngay khi tìm thấy mỏ è Họ không có tham vọng lớn hơn, bằng lòng với những gì mình có è Không có được thứ quý giá nhất, nhưng họ cũng không trắng tay è Mẫu người an phận trong xã hội.
-                     Người tìm được vàng è Có tham vọng đạt đến giá trị cao, nhưng biết dừng lại đúng lúc è Có tham vọng và có trí tuệ.
-                     Người bà la môn cuối cùng có tham vọng tìm đến giá trị tối thượng nhưng lại không suy nghĩ đến cái giá phải trả è Chịu hình phạt không gì cứu rỗi được è Bị mờ mắt bởi tham vọng.
-                     Nghệ thuật đặc sắc:
§     kết cấu truyện lặp lại 4 lần với những kết quả khác nhau, tạo sự bất ngờ.
§     Nghệ thuật phân tích lý nhân vật è Đưa ra 3 mẫu người thường thấy trong xã hội è Đưa ra 3 cách ứng xử.
§     Tiểu biểu cho nghệ thuật lồng khung, truyện này chính là câu chuyện chính trong tập 5: cuộc đối thoại của người tìm vàng và người bị phạt nảy sinh nhiều câu chuyện triết lý khác.
Triết lý về “biết”: Người Ấn Độ cho rằng: dạicũng chết, mà khôn cũng chết, chỉ có biết là không chết.

Người bà la môn và con sử tử - Bốn nhà thông thái – Hai con cá và con ếch
Biểu hiện 1: Sự xuất hiện của các nhân vật “thông thái ngu dốt”
-                     Ba người bà la môn có học thức nhưng không thông minh trong truyện “4 ng bà la môn và con sư tử”, bằng học vấn uyên thâm của mình đã hồi sinh lại con sư tử chết mà không nghe theo lời của người em (vốn bị họ coi thường vì không uyên thâm): “Con sư tử sẽ ăn thịt họ” è HỌ bị con sư tử ăn thịt. Ý nghĩa câu chuyện: Kiến thức sách vở uyên thâm, thiếu thực tế, không nghĩ đến hậu quả sẽ làm hại chính bản thân mình.
-                     Bốn nhà thông thái trong câu chuyện “Bốn nhà thông thái”: áp dụng sách vở một cách máy móc vào thực tiễn è Có những hành động ngu ngốc bị người ta chê cười chết giễu, gây hại cho chính bản thân.
-                     Hai con cá trong chuyện “Hai con cá và con ếch” tự nhận mình là thông minh, biết hết mọi ngõ ngách trong ao, nên khi biết tim người ta sẽ tới đánh bắt các động vật ở ao thì chúng chủ quan, không trốn đi è Cái “thông minh” dẫn tới cái chủ quan, khinh địch è Họa sát thân.
Biểu hiện 2: SỰ xuất hiện của những nhân vật không uyên bác nhưng thông minh
-                     “Những người bà la môn và con sư tử”: Người em út tuy không uyên thâm nhưng được đánh giá là thông minh vì trong trường hợp nguy cấp, đã nhận biết được những quy luật giản dị của đời sống: “Con sư tử sẽ ăn thịt người”. è Chỉ biết những điều đơn giản, mà cứu được mạng sống của mình> biết những điều cao siêu, bất chấp hậu quả để rước họa vào thân.
-                     Con ếch trong chuyện “Hai con cá và con ếch”, tuy không nhận mình có tài, nhưng biết được hậu quả sẽ tới, và chuyển đi là cách an toàn nhất è Đã bảo vệ được gia đình mình khỏi họa sát thân.

ð    Cái “biết” ở đây không phải là sự uyên thâm về kiến thức sách vở, mà là sự thấu hiểu các quy luật của đời sống, để từ đó có thể dự báo, nắm bắt các hiện tượng sắp xảy ra mà có cách thích nghi để đảm bảo an toàn cho bản thân.
Trong cuộc sống, sự ngu dốt sẽ làm hại bản thân.
Lừa và chồn

Khỉ và vua.
-                     Lừa chồn: Con lừa là kẻ ngu dốt, tham lam,  tự mãn è Đi ăn chộm dưa mà lại hát to cho chủ ruộng dưa biết, bất chấp lời khuyên răn của con chồn è BỊ bắt và bị trả giá.
-                     Khỉ và vua: Bọn khỉ trong đàn, vì tham lam và ngu ngốc đã không nghe lời khỉ chúa è Họa sát thân. Ông vua vì tham và ngu ngốc, đã đẩy đoàn tùy tùng của mình vào miệng quỷ.
Nhân vật thông minh và uyên bác, biết cách xử thế: Khỉ chúa
Khỉ và vua
-                     Xây dựng nhân vật đặc sắc: Nhờ thông minh và uyên bác mà khỉ chúa đã dự đoán được một cách tài tình và logic cái hiểm họa sẽ ray ra cho giống nòi mình: con sơn dương ăn vụng bị người nhà bếp đánh, người nhà bếp dùng cái cào thanh để đánh, con sơn dương bén lửa nhảy vào chuồng ngựa, ngựa bị bỏng, mỡ khỉ chữa được vết bỏng của ngựa, loài khỉ sẽ bị vua giết è Chuỗi suy luận logic thần tình è Trí tuệ siêu việt là sự kết tinh của kiến thức uyên bác và sự nắm bắt các quy luật đời sống.
-                     Nhờ thông minh mà khỉ chúa đã giúp mình thoát khỏi nanh vuốt của quỷ, và đã trả thù được nhà vua, để lại cho nhà vua bài học đau đớn.
-                     Biết cách ứng xử:  Dòng giống bị sát hại thì phải trả thù, nhưng không giết chủ của mình è Để vua sống với một bài học đau đớn, không thể nào quên được.
ð    Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện đặc sắc và tương đối phức tạp: Câu chuyện diễn ra thành hai chặng rõ rệt, với hai tình huống làm bộc lộ tính cách và trí tuệ nhân vật.
Nếu không có tình đoàn kết con người sẽ diệt vong
Chuyện con chim hai mỏ
HÌnh tượng con chim có hai mỏ là một ẩn dụ độc đáo:  - Hai mỏ của con chim là hai cá thể có suy nghĩ và cảm xúc độc lập, nhưng nó lại phụ thuộc để sống, chịu chung số phận với nhau è Giống như xã hội loài người, con ng là tiểu vũ trụ phức tạp, nhưng lại không thể tồn tại riêng lẻ, mà phải tồn tại thành xã  è Phải làm sao để vừa dung hòa cái cá thể, vừa giữ vững được sự liên kể tập thể.
-                     Cái mỏ chim ăn được đào tiên, vì sự vị kỉ, đã khiến cái mỏ còn lại bất mãn è ăn trái độc để trả thù è Sự vị kỉ, sự cố chấp không mang lại lợi ích gì, mà chỉ mang đến tai họa.

Đăng nhận xét