Search Suggest

Trình bày mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước? Liên hệ thực tế?


Trình bày mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước? Liên hệ thực tế?
Nhận thức rõ tầm quan trọng, vai trò to lớn của văn hóa, con người trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhất là trong công cuộc đổi mới đất nước gần 30 năm qua, trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta đã đề ra nhiều quan điểm, chủ trương, chính sách xây dựng và phát triển văn hóa, xây dựng “con người xã hội chủ nghĩa”. Những thành quả to lớn của công cuộc xây dựng nền văn hóa, xây dựng con người đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Vậy Đảng và Nhà nước ta đã đề ra những mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước cụ thể ra sao?
Trước tiên ta tìm hiểu khái niệm văn hóa là gì? Theo Hồ Chí Minh “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn hóa học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”.
Tại Hội nghị TW 9 khóa XI, Đảng ta đã tổng kết 15 năm thực hiện nghị quyết Hội nghị TW 5 khóa VIII, đồng thời đề xuất ban hành nghị quyết mới về văn hóa trong tình hình hiện nay, thể hiện sự phát triển mới về mặt tư duy lý luận.
- Về mục tiêu chung: Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
- Mục tiêu cụ thể
+ Hoàn thiện các chuẩn mực giá trị văn hóa và con người Việt Nam, tạo môi trường và điều kiện để phát triển về nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý thức tuân thủ pháp luật; đề cao tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, lương tâm, trách nhiệm của mỗi người với bản thân mình, với gia đình, cộng đồng, xã hội và đất nước.
+ Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phù hợp với bối cảnh phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Xây dựng văn hóa trong hệ thống chính trị, trong từng cộng đồng làng, bản, khu phố, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và mỗi gia đình. Phát huy vai trò của gia đình, cộng đồng, xã hội trong việc xây dựng môi trường văn hóa, làm cho văn hóa trở thành nhân tố thúc đẩy con người Việt Nam hoàn thiện nhân cách.
+ Hoàn thiện thể chế, chế định pháp lý và thiết chế văn hóa bảo đảm xây dựng và phát triển văn hóa, con người trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
+ Xây dựng thị trường văn hóa lành mạnh, đẩy mạnh phát triển công nghiệp văn hóa, tăng cường quảng bá văn hóa Việt Nam.
+ Từng bước thu hẹp khoảng cách về hưởng thụ văn hóa giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng miền và các giai tầng xã hội. Ngăn chặn và đẩy lùi sự xuống cấp về đạo đức xã hội.
- Nghị quyết cũng nêu rõ 05 quan điểm xây dưng nền văn hóa Việt Nam trong tình hình mới như sau:
+ Thứ nhất, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển bền vững đất nước. Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế chinh trị xã hội.
+ Thứ hai, nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam với các đặc trưngdân tộc,  nhân văn, dân chủ và khoa học
+ Thứ ba, Phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng con người  để phát triển văn hóa. Trong xây dưng văn hóa, trọng tâm là chăm lo xây dựng con người có nhân cáh, lối sống tốt đẹp với các đặc tính cơ bản: yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sang tạo.
+ Thu 4, Xây dựng đồng bộ môi trường văn hóa, trong đó chú trọng vai trò của gia đình, cộng đồng. Phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa; cần chú ý đầy đủ đến yếu tố văn hóa và con người trong phát triển kinh tế.
+ Thứ 5, xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân là chủ thể sáng tạo, đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng..
- Nghị quyết đề ra 6 nhiệm vụ cụ thể trong xây dựng văn hóa:
+ Một là, xây dựng con người VN phát triển toàn diện trọng tâm là bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo đức, lối sống và nhân cách, kết hợp hài hòa tính tích cực cá nhân và tính tích cực xã hội; đề cao trách nhiệm cá nhân đối với bản thân, gia đình và xã hội. Khẳng định, tôn vinh cái đúng, cái tốt đẹp, tích cực, cao thượng; nhân rộng các giá trị cao đẹp, nhân văn.
+ Hai là, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, góp phần  giáo dục, rèn luyện con người về nhân cách, lối sống, đưa giáo dục con người, đạo đức công dân vào các hoạt động giáo dục của xã hội. Thực hiện chiến lược phát triển gia đình Việt Nam, phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp,  xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh. Nâng cao chất lượng, hiệu quả các cuộc vận động văn hóa, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.
+ Ba là, xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế, chú trọng chăm lo xây dựng văn hóa trong Đảng, trong các cơ quan nhà nước và các đoàn thể; coi đây là nhân tố quan trọng để xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Thường xuyên quan tâm xây dựng văn hóa trong kinh tế.  Xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa doanh nhân với ý thức tôn trọng pháp luật, giữ chữ tín, cạnh tranh lành mạnh, vì sự phát triển bền vững và bảo vệ Tổ quốc. 
+ Bốn là, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động văn hóa, Xây dựng cơ chế để giải quyết hợp lý, hài hòa giữa bảo tồn, phát huy di sản văn hóa với phát triển kinh tế-xã hội. Phát huy các di sản được UNESCO công nhận, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam. Phát triển đi đôi với giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Phát triển sự nghiệp văn học, nghệ thuật, tạo mọi điều kiện cho sự tìm tòi, sáng tạo của đội ngũ văn nghệ sỹ. Từng bước xây dựng hệ thống lý luận văn học, nghệ thuật Việt Nam. 
+ Năm là, phát triển công nghiệp văn hóa đi đôi với xây dựng hoàn thiện thị trường văn hóa nhằm khai thác và phát huy những tiềm năng và giá trị đặc sắc của văn hóa Việt Nam; khuyến khích xuất khẩu sản phẩm văn hóa, góp phần quảng bá văn hóa Việt Nam ra thế giới. 
+ Sáu là, chủ động hội nhập quốc tế về văn hóa, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, thực hiện đa dạng các hình thức văn hóa đối ngoại, đưa các quan hệ quốc tế về văn hóa đi vào chiều sâu, đạt hiệu quả thiết thực; tiếp nhận có chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới, làm phong phú thêm văn hóa dân tộc. Phát huy tài năng, tâm huyết của trí thức, văn nghệ sỹ người Việt Nam ở nước ngoài trong việc tham gia triển văn hóa của đất nước, trở thành cầu nối quảng bá hình ảnh đất nước, văn hóa, con người Việt Nam. Chủ động đón nhận cơ hội phát triển, vượt qua các thách thức để giữ gìn, hoàn thiện bản sắc văn hóa dân tộc; hạn chế, khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực, mặt trái của toàn cầu hóa về văn hóa. Xây dựng cơ chế, chính sách phát triển văn hóa đối ngoại; hỗ trợ quảng bá nghệ thuật quốc gia và xuất khẩu các sản phẩm văn hóa ra nước ngoài. 
- Nghị quyết cũng nêu ra 04 giải pháp thực hiện như sau:
+ Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với lĩnh vực văn hóa.
+ Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa .
+ Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa.
+ Tăng cường nguồn lực cho lĩnh vực văn hóa.
Như vậy, điểm mới trong NQ Hội nghị TW 9 khóa XI chính là nhấn mạnh tầm quan trọng ngang nhau của VH, KT, Ctri, XH. VH là lĩnh vực quan trọng ngang hàng với KT, CTr và XH. Đây là quan điểm từng được Chủ tịch HCM nêu rõ từ những năm 60 của thế kỷ XX: Trong công cuộc kiến thiết đất nước có 04 lĩnh vực cần phái được coi trọng ngang nhau là KT, CTr, CH, XH.
* Liên hệ:
Nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng và phát triển văn hóa, Trong những năm qua, chính quyền địa phương nơi tôi công tác luôn quan tâm đến công tác xây dựng và phát triển văn hóa, làm cho văn hóa thấm sâu vào đời sống của đại bộ phận nhân dân trong cộng đồng dân cư; bên cạnh đó Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành nhiều văn bản quản lý nhà nước trên lĩnh vực văn hóa như phát động phong trào “toàn dân xây dựng đời sống văn hóa”, kiểm tra các hoạt động văn hóa phẩm trên địa bàn xã,…Người dân ở đây luôn kiên định và chấp hành tốt mọi chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước, có tinh thần yêu nước, đoàn kết phấn đấu vươn lên trong cuộc sống, có nếp sống văn minh, thực hiện tốt chỉ thị 27 của BCT về việc cưới, tang , thực hiện tốt công tác toàn dân xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, công tác xây dựng gia đình văn hóa và xã văn hóa được chú trọng, cần cù trong lao động, sản xuất. Đặc biệt có rất nhiều tấm gương vượt khó vươn lên trong học tập
Ngay từ đầu năm, khi phát động các phong trào thi đua, UBND xã đã đưa các nội dung phát động CBCC-VC tại đơn vị đăng ký các phong trào thi đua như “Nam giói điểm 10”, “Phụ nữ 2 giỏi”, thực hiện văn hóa công sở,…
Bên cạnh đó công tác giáo dục cũng được chú trọng: vận động trẻ em đến trường ko bỏ học, hưởng ứng ngày toàn dân đưa trẻ đến trường hoàn thành  phổ cập giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trong năm không có học sinh bỏ học, trẻ em đi học đúng độ tuổi, tỷ lệ học sinh khá giỏi ngày càng tăng, …Hệ thống trường lớp, cơ sở hạ tầng được xây dựng khang trang và hoàn thiện đáp ứng yêu cầu dạy và học. Sinh hoạt ngoại khóa…….Việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào nôn nghiệp đã tạo ra một lực lượng lao động nhàn rỗi, chính vì vậy các lớp đào tạo nghề như đan lục bình, làm hoa voan thường xuyên được mở giúp giải quyết lực lượng lao động nhàn rỗi cải thiện đời sống kinh tế và tránh trường hợp “nhàn cư vi bất thiện” gây mất trật tự địa phương.
 Song song đó, cấp ủy và chính quyền các cấp trong tỉnh đã triển khai và tổ chức thực hiện đạt được nhiều kết quả đáng trân trọng, đáp ứng có hiệu quả yêu cầu phục vụ nhiệm vụ chính trị và đời sống xã hội ở địa bàn dân cư. Nổi bật là phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được đẩy mạnh và phát triển trở thành phong trào quần chúng rộng rãi, được sự đồng tình hưởng ứng của quần chúng nhân dân, đã từng bước góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân từng bước được nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm hàng năm, giao thông nông thôn ngày càng thuận tiện, nhựa và bê tông hóa ấp liền ấp, đáp ứng tốt nhu cầu đi lại của người dân; văn hóa nông thôn có nhiều tiến bộ, mối quan hệ “Tình làng nghĩa xóm”ngày càng thắt chặt, ý thức chấp hành pháp luật của người dân được nâng lên, hệ thống chính trị ở nông thôn được củng cố và tăng cường, dân chủ ở cơ sở được phát huy, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, các tệ nạn xã hội từng bước được đẩy lùi; các phong trào thi đua xóa đói giảm nghèo, nhân đạo từ thiện, xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, xây dựng nông thôn mới ngày càng phát triển.
Cán bộ phụ trách văn hóa được bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ. Tại xã có 04 trạm truyền thanh được lắp đặt hợp lý tại các nơi tập trung đông dân cư thường xuyên phát những tin bài tuyên truyền các chủ trương chính sach của Đảng, Nhà nước, các vấn đề kinh tế xã hội tại địa phương, tuyên truyền gương người tốt việc tốt, tuyên truyền nhân dân thực hiện lối sống văn hóa, văn hóa trong tố chức ma chay, cưới hỏi,…Nội dung tuyên truyền phong phú, hình thức đa dạng, hàng tuần có tiếp sống đài phát thanh huyện các câu chuyện truyền thanh, kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh,.. Một số hoạt động tuyên truyền không chỉ thể hiện bằng khẩu hiệu hành động mà bằng các hoạt động thực tiễn, các công việc thực tế, đem lại hiệu quả thiết thực cho nhân dân. Ví dụ như khi tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển, đảo, biên giới không chỉ nêu về mặt lý luận mà hướng mạnh vào việc tăng cường phát triển kinh tế biển và chăm lo đời sống nhân dân. Do đó, nhiều chương trình thu hút sự hưởng ứng, ủng hộ của các tầng lớp nhân dân và tạo sự lan tỏa rộng lớn như “Vì biển đảo quê hương”, “Nghĩa tình Trường Sơn”, “Góp đá xây Trường Sa”,...  vừa mang lại kết quả vật chất vừa giáo dục lòng yêu nước, nhất là đối với thế hệ trẻ, góp phần bảo vệ Tổ quốc... Bằng hoạt động thực tiễn, công tác tuyên truyền đã đạt được kết quả mong muốn, hạn chế được một số biểu hiện tụ tập đông người, gây rối an ninh trật tự. Đồng thời phản bác lại các quan điểm sai trái, luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị nhằm chống phá Đảng và Nhà nước.
Trong lĩnh vực xây dựng đời sống văn hóa, UBND đã nỗ lực tổ chức các hoạt động theo hướng trực quan, chú trọng bồi đắp những giá trị mang nét đặc trưng của người nông thôn nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc, truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Chăm sóc các bia đài Liệt sỹ. Tham mưu xây dựng các thiết chế văn hóa trên địa bàn như xây dựng Trung tâm Văn hóa – Thể thao xã, Nhà văn hóa ấp, phát triển các loại hình nghệ thuật văn hóa – văn nghệ - thể dục thể thao trên địa bàn như Đờn ca tài tử, câu lạc bộ hát với nhau, thể dục dưỡng sinh, bóng đá,… Tổ chức các đêm văn nghệ phục vụ nhân dân trong các ngày lễ, tết, gây quỹ khuyến học,…đã để lại những ấn tượng sâu sắc, có tính giáo dục cao, tăng cường nhận thức và ý thức xây dựng lối sống, nếp sống tốt đẹp rộng rãi trong xã hội. Đia phương được UBND tỉnh phúc tra công nhận danh hiệu “Xã văn hóa” vào năm 2014 và phấn đấu xây dựng xã Nông thôn mới vào năm 2016.
Tuy nhiên song song với những kết quả đạt được việc xây dựng văn hóa ở địa phương vẫn còn 1 số hạn chế như:
+ Việc quản lý văn hóa phẩm, các tài liệu xuyên tạc tuyên truyền dưới nhiều hình thức còn rất khó khăn.
+ Việc đầu tư kinh phí cho lĩnh vực văn hóa còn nhiều hạn chế, một số hoạt động trên lĩnh vực văn hóa thông tin đối với cơ sở chưa được đầu tư thỏa đáng kể cả về phương diện vật chất và con người; một số hoạt động chỉ mang tính phong trào, thiếu bền vững.
+ Tình trạng ly hôn, ly thân, chung sống không kết hôn, quan hệ tình dục và nạo phá thai trước hôn nhân,... đã để lại những hậu quả nghiêm trọng,... 
+ Tệ nạn xã hội như ma tuý, cờ bạc, rượu chè bê tha, mại dâm và nạn dịch HIV/AIDS đang thâm nhập vào các gia đình,...
+ Công tác xoá đói, giảm nghèo kết quả chưa vững chắc.
Từ những han chế trên, theo ý kiến cá nhân tối xin đề xuất môt số giải pháp như sau:
+ Các cấp ủy, tổ chức đảng cần xác định xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam là một nhiệm vụ quan trọng trong suốt thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong Đảng, hệ thống chính trị và toàn xã hội về vị trí, vai trò của sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam. Mỗi cán bộ, đảng viên nêu cao vai trò gương mẫu, động viên tổ chức nhân dân thực hiện thắng lợi Nghị quyết.
+ Đẩy nhanh việc thể chế hóa, cụ thể hóa các quan điểm, đường lối của Đảng về văn hóa. Tăng cường công tác thanh tra văn hóa, gắn với trách nhiệm cá nhân và tổ chức khi để xảy ra sai phạm hóa.
+ Xây dựng chiến lược phát triển đội ngũ cán bộ văn hóa. Coi trọng quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí cán bộ lãnh đạo, quản lý văn hóa, cán bộ làm công tác khoa học, chuyên gia đầu ngành, cán bộ ở cơ sở.
+ Có chính sách phát hiện, bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ, tôn vinh cán bộ trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, trọng dụng người có tài, có đức. Điều chỉnh chế độ tiền lương, trợ cấp đối với những người hoạt động trong các bộ môn nghệ thuật đặc thù.
+ Đẩy mạnh xã hội hóa nhằm huy động các nguồn đầu tư, tài trợ, hiến tặng cho phát triển văn hóa xây dựng con người.
+ Mở các lớp dạy nghề
+Đẩy mạnh công tác nghiên cứu dư luận xã hội. Việc thực hiện thường xuyên, có báo cáo định kỳ hàng tuần về dư luận xã hội đã giúp Đảng ủy, UBND nắm bắt sớm tình hình, vụ việc để kịp thời xử lý được đánh giá khá tốt.
Kết luận:
VH là nền tảng tinh thần của XH là mục tiêu động lực và nguồn lực nội sunh quan trọng của phát triển bền vững đất nước. Do vậy việc xây dựng và phát triển VH là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, NN quản lý và đội ngũ trí thức có vai trò quan trọng, là sự nghiệp lâu dài cần được tiến hành tích cực sáng tạo và kiên trì.

Đăng nhận xét