Search Suggest

Giải đề | Hãy để con tự đi

 


🌿ĐỀ BÀI:
… Cha mẹ định quàng dây cương vào tôi.
“Hãy để con tự đi!”
Độc mã,
Quyết làm những gì mình muốn…
(Vi Thùy Linh – Khát – NXB Phụ nữ, 2007)
Anh (chị) hãy viết bài văn nghị luận bàn về vấn đề đặt ra trong đoạn thơ trên.

🌿GỢI Ý THÂN BÀI

I. GIẢI THÍCH – NÊU BIỂU HIỆN
- “Quàng dây cương”: Sự kiểm soát, định hướng của cha mẹ đối với con cái.
- Câu cầu khiến “Hãy để con tự đi!” và hình ảnh “Độc mã”: khao khát được tự do, được tự lập, được làm chủ cuộc đời mình.
==>Vấn đề nghị luận: Đề cập đến vấn đề muôn thuở trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, trong khi cha mẹ luôn muốn kiểm soát, định hướng cuộc đời con mình thì các bạn trẻ lại luôn khao khát bứt phá, tìm kiếm tự do, tự làm chủ cuộc đời.

II. BÀN LUẬN – CHỨNG MINH
👉1. Cha mẹ luôn muốn “quàng dây cương” con mình.
-Vì sao cha mẹ muốn “quàng dây cương” con mình?
+ Vì họ nghĩ rằng đó là điều tốt nhất cho con  Vì người lớn từng trải, có kinh nghiệm còn các bạn trẻ thì non nớt, chưa trải đời, cho nên cha mẹ thường không yên tâm về con cái, và muốn quyết định, định hướng cuộc đời thay con.
+ Văn hoá Á Đông : “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, cho nên cha mẹ nghĩ rằng mình có quyền kiểm soát, can thiệp vào cuộc đời con.
+ Ở chiều hướng tiêu cực, nhiều người cha người mẹ muốn biến con thành phiên bản của mình, và kì vọng con sẽ làm được những điều mình chưa làm được  Dẫn tới việc kiểm soát con cái, coi con cái như một “vật sở hữu”.
-Việc cha mẹ “quàng dây cương” vào con có ảnh hưởng như thế nào đến cuộc đời con?
+Về mặt tích cực, việc “quàng dây cương” của cha mẹ có thể cho con một định hướng sáng suốt, tránh lầm đường lạc lối, tránh mắc sai lầm.
+ Về mặt tiêu cực, việc “quàng dây cương” của cha mẹ kìm hãm sự phát triển của con, tước đi của con cơ hội được trải nghiệm, được sai lầm và trưởng thành từ sai lầm. Mặt khác, việc “quàng dây cương” của cha mẹ còn gây ức chế tâm lý cho người con, tạo ra những chấn thương về tâm hồn, khiến cho cuộc sống của con ngột ngạt, bế tắc.
Dẫn chứng: Cha mẹ kìm hãm con cái quá mức ==> Gây hại cho cuộc đời con. (VD: Vấn đề tự tử, trầm cảm ở người trẻ).

👉2. Nhưng các bạn trẻ thì luôn khao khát “tự đi”, “độc mã, làm những điều mình muốn”.
-Khát khao “tự đi”, “độc mã, làm những điều mình muốn” là chính đáng.
-Vì sao người trẻ cần tự bước đi trong cuộc đời mình?
+Cha mẹ không phải lúc nào cũng ở bên để chỉ lối cho con, nên con phải học cách tự bước đi trên đôi chân của mình, tự lập, tự sống. Đó là quy luật tất yếu của cuộc sống.
+Việc tự bước đi sẽ cho người trẻ nhiều trải nghiệm, để trưởng thành.
+ Việc tự bước đi sẽ giúp người trẻ phát triển năng lực bản thân, khám phá những tiềm năng nội tại để từ đó dần hoàn thiện.
+Việc tự bước đi cho người trẻ được quyền sai và sửa sai, được quyền vấp ngã và học hỏi từ vấp ngã.
+Việc tự bước đi sẽ giúp người trẻ lắng nghe được tiếng nói bên trong để nhận ra bản sắc của bản thân, để được sống là chính mình, để được bày tỏ con người thật của mình với thế giới  Điều kiện cơ bản để đạt được hạnh phúc.

III. MỞ RỘNG:
- Không phải lúc nào mong muốn “quàng dây cương” của cha mẹ cũng xấu và không phải lúc nào mong muốn “tự đi” của con cũng xuất phát từ những suy nghĩ chín chắn. Cho nên, cần có sự dung hoà: người trẻ cần tự lập, tự chủ nhưng cũng cần lắng nghe, tiếp thu lời khuyên, chỉ bảo của người lớn.
-Để làm được điều đó, cả hai bên cần cởi mở, lắng nghe trên tinh thần đối thoại, chấp nhận sự đa dạng và tôn trọng giá trị của mỗi cá nhân.

IV. PHÊ PHÁN:
-Những bậc cha mẹ quá kiểm soát con cái, tước đi của con quyền tự do.
-Những bạn trẻ cái tôi quá lớn, bồng bột, thiếu chín chắn, nhầm lẫn giữa tự lập, tự do và buông thả.

V. LIÊN HỆ BẢN THÂN:
-Bài học nhận thức
-Phương hướng hành động

🌿GỢI Ý GIẢI ĐỀ: THẦY TRẦN LÊ DUY

#giaide_blogchuyenvan
#nghiluanxahoi_blogchuyenvan

Đăng nhận xét