Search Suggest

Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình qua đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”

Nguyễn Du là bậc thầy ngôn từ của thơ ca Việt Nam, là ngòi bút thiên tài trong việc sử dụng nghệ thuật tả cảnh ngụ tình để nói lên tâm trạng con người. Bút pháp tả cảnh ngụ tình ở đây được hiểu là mượn cảnh vật để gửi gắm tâm trạng của nhân vật. Cảnh không chỉ là bức tranh tâm trạng mà còn là nơi con người có thể giãi bày tâm trạng của mình, trong tình có cảnh, trong cảnh có tình. Vì vậy mà Nguyễn Du đã đưa ra quan điểm của mình khi ông tả cảnh:
“Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ.”
Nguyễn Du với ngòi bút điêu luyện, tinh tế trong lối miêu tả cảnh ngụ tình đã đưa tâm hồn con người hòa vào cảnh vật. Nhưng cũng đồng thời lấy hình ảnh con người soi dọi tâm hồn tạo nên sự kết hợp hài hòa giữa hai chiều. Vì vậy, mà trong suốt thiên truyện, mỗi bước chân của Kiều đều được gắn với hình ảnh của thiên nhiên. Trong truyện Kiều nghệ thuật tả cảnh ngụ tình thật muôn hình vạn trạng, mỗi một bức tranh thiên nhiên lại gắn với một tâm trạng của con người, soi dọi con người, giúp cho nhân vật gửi gắm tâm trạng của mình. Nghệ thuật ấy đã vẽ nên những bức tranh tả cảnh ngụ tình đạt đến tuyệt bút. Người đọc không thể quên được bức tranh hòa quyện tình cảnh trong đoạn “Kiều ở Lầu Ngưng Bích”


Đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" là sự kết hợp, giao hoà của hai yếu tố cảnh vật và tâm trạng. Hay nói cách khác đó là đỉnh cao của nghệ thuật tả cảnh ngụ tình- một bức tranh tả cảnh ngụ tình đạt đến tuyệt bút. Đoạn trích nằm ở phần thứ hai của truyện- Gia biến và lưu lạc, như những cụm mây đen đầu tiên che phủ lên cuộc đời Kiều. Đành đoạn dứt tình với Kim Trọng, nàng nguyện hiến thân cứu cha. Cái trong trắng của một tiểu thư từ nhỏ được mẹ cha bảo bọc, tình phụ tử sâu nặng và lòng hiếu thảo của đứa con ngoan đã đẩy nàng Kiều vào vòng lừa lọc từ những kẻ buôn người. Nỗi uất ức của nàng được Tú Bà xoa dịu bằng ngày tháng giam cầm ở lầu cao với cớ rằng để nàng tịnh tâm, bình phục. Những vần thơ buồn mênh mang như gieo vào lòng người đọc nỗi niềm sót xa không nguôi.
Read more »

Đăng nhận xét