Search Suggest

Phân tích hình tượng bà cụ Tứ trong truyện ngắn “Vợ nhặt” (Kim Lân)

I. MỞ BÀI

Xây dựng hình tượng người mẹ là một công việc đòi hỏi sức sáng tạo lớn của các nhà văn. Bởi đó là một tượng đài, một biểu tượng có tính nhân loại. Trong số những nhà văn có công xây dựng những hình tượng người mẹ thì Kim Lân là một ví dụ điển hình. Trong tác phẩm “Vợ nhặt”, nhà văn đã xây dựng thành công hình tượng nhân vật bà cụ Tứ – một hình tượng nghệ thuật độc đáo, hấp dẫn để lại trong lòng bạn đọc những ấn tượng khó quên.

Phân tích nhân vật bà cụ Tứ

II. THÂN BÀI

1. Khái quát:

Tác phẩm “Vợ nhặt” trích trong tập truyện “Con chó xấu xí”. Truyện được viết ngay sau Cách mạng với tên gọi “Xóm ngụ cư”. Nhưng do thất lạc bản thảo nên sau khi hòa bình lập lại, tác giả đã viết lại thành “Vợ nhặt”. Tác phẩm có nhiều nhân vật nhưng nhân vật bà cụ Tứ là nhân vật để lại trong lòng bạn đọc nhiều dư vị nhất.

Hình ảnh người mẹ trong văn học ta cũng đã từng gặp rất nhiều. Đó là người mẹ với gánh hàng rong còm cõi trong “Bên kia sông Đuống” của Hoàng Cầm, người mẹ “không phải hòn máu cắt nhưng trọn đời con nhớ mãi ơn nuôi” trong thơ Chế Lan Viên, người mẹ đầy khổ đau với “ba lần tiễn con đi, hai lần khóc thầm lặng lẽ” trong thơ của Tạ Hữu Yên … nhưng người mẹ trong “Vợ nhặt” của Kim Lân vẫn làm ta rưng rưng xúc động nhất. Bà cụ Tứ – người mẹ nghèo khổ, từng trải, có cuộc đời trải qua nhiều gian truân: chồng và con đều đã mất, gia tài chỉ còn lại túp lều tranh rách nát và thằng con trai xấu xí ngẩn ngơ. Bà đã già, đi đứng “lọng khọng”, sức khỏe đã yếu, vừa đi vừa “húng hắng ho” trong bóng chiều hôm choạng vạng, tê tái. Sự kiện có người đàn bà lạ trong căn nhà vốn chỉ có bà với thằng con đã làm nảy sinh bao sắc thái, bao cung bậc tình cảm khó diễn tả trong cõi lòng bà.

Read more »

Đăng nhận xét