Search Suggest

Vẻ đẹp nhân vật trữ tình trong Xuất dương lưu biệt

Tố Hữu đã từng viết trong bài thơ “Theo chân Bác” của mình:

“Phan Bội Châu câu thơ dậy sóng

Bạn cùng ai đất khách dãi dầu”

Nhắc đến Phan Bội Châu là nhắc đến một nhà cách mạng yêu nước với hướng đi mới về độc lập dân tộc. Với nhiều nhà văn, nhà thơ, sáng tác văn học là cuộc đời. Nhưng Phan Bội Châu thì khác, ông dùng ngòi bút của mình như một công cụ để phục vụ cách mạng, thể hiện lòng yêu nước và cái “tôi” của người chí sĩ cách mạng. Trong một bộ sưu tập đồ sộ những tác phẩm gắn liền với tinh thần dân tộc, nổi bật bài thơ “Xuất dương lưu biệt” – một sáng tác bộc lộ ước mơ lớn của ông ở nơi đất khách quê người. Qua tác phẩm, ta còn thấy hình tượng nhân vật trữ tình được khắc họa rõ nét, phản ánh cả cuộc đời của một nhà Nho dám dũng cảm không đi theo lối mòn xưa cũ.

Nhân vật trữ tình được hiểu là một cách bộc lộ tình cảm cảm xúc trong tác phẩm văn học, trực tiếp chính là tác giả, hay gián tiếp bằng cách tác giả hóa thân vào nhân vật trong thơ để thể hiện. Đôi khi, nhân vật trữ tình chỉ biểu hiện qua câu thơ, ý chữ chứ không có đối tượng biểu đạt cụ thể. Nhưng dù bằng cách này hay cách khác, đây cũng là một nét đẹp nghệ thuật trong thơ ca, được các nhà thơ thường sử dụng để diễn tả tâm trạng. Với “Xuất dương lưu biệt”, nhân vật trữ tình không ai ngoài tác giả. Nỗi niềm “dân là dân nước, nước là nước dân” của Phan Bội Châu qua từng ý thơ, nhịp điệu, biện pháp tu từ đều rõ ràng hơn bao giờ hết. Là người khơi nguồn cho văn chương trữ tình cách mạng, sáng tác của ông – đặc biệt trong bài thơ này mang đến vẻ đẹp vừa lãng mạn vừa hào hùng với tấm lòng sôi trào hi vọng cứu nước.

Read more »

Đăng nhận xét