Search Suggest

Giải thích câu tục ngữ: "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng"

Cùng với thành ngữ, tục ngữ là hòn ngọc quý trong tiếng nói của dân tộc Việt Nam ta. Tục ngữ thường truyền đạt những kinh nghiệm sống thiết thực của ông cha ta cho các thế hệ nối tiếp. Nhằm mục đích khuyên bảo dạy dỗ thanh niên học sinh phải biết “chọn bạn mà chơi” tục ngữ Việt Nam có câu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Câu tục ngữ trên có ý nghĩa như thế nào?

“Mực” là một chất liệu dùng để viết, có màu đen. “Đèn” là dụng cụ dùng để thắp sáng. Như vậy, câu tục ngữ có hai vế đối nhau rất chuẩn theo kiểu đối ngữ tương hỗ mực – đèn, và đối ngữ tương phản đen – sáng. Tầng nghĩa đen của câu tục ngữ cho rằng người học sinh tiếp xúc thường xuyên với mực rất dễ bị bẩn do mực dính vào tay chân, quần áo. Trái lại, các em ngồi gần ánh đèn đang thắp, ánh sáng sẽ tỏa khắp nơi các em ngồi. Tầng nghĩa bóng thể hiện ý nghĩa: nếu chúng ta tiếp xúc, gần gũi với môi trường sống xấu xa, không lành mạnh thì dễ bị ảnh hưởng thói hư tật xấu, có hại cho bản thân. Ngược lại, nếu chúng ta quan hệ với những người sống tốt đẹp sẽ dễ dàng học hỏi được nhiều điều hay lẽ phải, có ích cho sự hình thành và phát triển nhân cách.

Read more »

Đăng nhận xét