Search Suggest

NLXH | Tất cả sức mạnh...

 

Tất cả sức mạnh

Có một cậu bé đang chơi ở đống cát trước sân. Khi đào một đường hầm trong cát, cậu đụng phải một tảng đá lớn. Cậu liền tìm cách đẩy nó ra khỏi đống cát. Dù đã dùng đủ mọi cách, cố hết sức nhưng rốt cuộc cậu vẫn không thể đẩy tảng đá ra. Đã vậy, bàn tay cậu còn bị trầy xước, rướm máu. Cậu bật khóc rấm rứt trong thất vọng. Ngồi trong nhà lặng lẽ theo dõi mọi chuyện, người cha lúc này mới bước ra và nói: “Con trai, tại sao con không dùng hết sức mạnh của mình?”. Cậu bé thổn thức đáp: “Có mà! Con đã dùng hết sức rồi mà bố!”. “Không con trai, con đã không dùng đến tất cả sức mạnh của con. Con đã không nhờ bố giúp”. Nói rồi, người bố cúi xuống bới tảng đá ra, nhấc lên và vứt đi chỗ khác.

(Theo Tuổi trẻ, Bùi Xuân Lộc phỏng dịch từ Faith to Move Mountains)

Từ câu chuyện trên, viết bài văn trình bày suy nghĩ của anh (chị) về những điều làm nên “tất cả sức mạnh” của một con người.

GỢI Ý THÂN BÀI

1. Giải thích:

-  Câu bé cố hết sức để đẩy tảng đá nhưng không được, cậu tuyệt vọng. Cậu nghĩ rằng, mình đã dùng hết sức mạnh của mình. Nhưng bố cậu thì nghĩ khác, ông cho rằng: “Con đã không dùng đến tất cả sức mạnh của con. Con đã không nhờ bố giúp”

- Câu chuyện giúp chúng ta nhận ra những yếu tố làm nên “tất cả sức mạnh” của một con người: sức mạnh của bản thân và sự trợ giúp của những người xung quanh.

2. Bàn luận – chứng minh

2.1. Sức mạnh của con người đến từ năng lực của bản thân

 - Sức mạnh bản thân bao gồm sức mạnh thể lực, sức mạnh ý chí, sức mạnh của cảm xúc, sức mạnh của trí tuệ èTất cả các yếu tố đó, nếu được vun đắp, phát triển thì sẽ giúp cho bản thân mỗi người làm được những điều lớn lao, vĩ đại, vượt qua được nghịch cảnh.

- Trong cuộc sống, sức mạnh của bản thân là nguồn lực đầu tiên mỗi người cần tới, vì: không phải lúc nào cũng có sẵn sự trợ giúp; bản thân ta là người hiểu rõ nhất vấn đề của mình…

2.2. Sức mạnh của con người đến từ sự trợ giúp của những người xung quanh

- Trong cuộc sống, sức mạnh của một cá nhân là hữu hạn, sẽ có nhiều thử thách vượt quá tầm một cá nhân, cần sự trợ giúp của tập thể.

- Mặt khác, “sông có khúc, người có lúc”, sẽ có lúc chúng ta vấp ngã, sẽ có lúc chúng ta thất bại, yếu đuối, khi đó sự trợ giúp của người khác sẽ vực ta dậy, và thổi bùng sức mạnh nội tại của ta.

- Khi phát huy được sức mạnh tập thể, kết nối với nguồn lực số đông, thì ta sẽ đạt được nhiều thành tựu lớn lao, vĩ đại mà một người không thể làm được.

2.3. Mối quan hệ giữa năng lực bản thân và sự trợ giúp từ xung quanh

Trong cuộc sống, mỗi người chỉ phát huy được tối đa sức mạnh của mình khi vừa  hợp giữa năng lực bản thân và sự trợ giúp của những người xung quanh.

+ Nếu chỉ biết đến năng lực bản thân mà không nhận sự giúp đỡ: không thể vượt qua được những khó khăn, thử thách lớn lao.

+Nếu chỉ biết đến sự giúp đỡ của người khác, mà quên đi năng lực bản thân: sẽ bị phụ thuộc, hình thành tính ỷ lại, và như thế cuộc đời cũng vô nghĩa.

è Hai yếu tố năng lực bản thân và sự trợ giúp phải gắn bó không rời. Nhờ sự trợ giúp của mọi người mà năng lực bản thân ngày càng phát triển, hoàn thiện. Ngược lại, năng lực của mỗi cá nhân cống hiến những giá trị tích cực cho sự hợp tác chung.

3. Phê phán:

Những người quá ỷ lại vào bản thân; những người quá dựa dẫm vào sự trợ giúp của người khác… -> đây đều là nhũng lựa chọn sai lầm, cản trở chúng ta đến thành công.

4. Liên hệ bản thân:

Em suy nghĩ gì về “tất cả sức mạnh” của bản thân? “Tất cả sức mạnh” của em là gì? Em sẽ làm gì đến phát huy hết “tất cả sức mạnh” của mình?


GỢI Ý GIẢI ĐỀ: THẦY TRẦN LÊ DUY

Đăng nhận xét