Search Suggest

Tóm tắt các phương châm hội thoại

Tên phương châm

Kiến thức

Ví dụ

Phương châm về lượng

Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung. Nội dung lời nói phải đúng như yêu cầu của giao tiếp, không thiếu, không thừa.

Việt Nam có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp. (Vi phạm phương châm về lượng, thừa từ đẹp. Vì danh lam có nghĩa là cảnh đẹp)

Phương châm về chất

Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.

- “Ăn đơm, nói đặt”: Vu khống, đặt điều, bịa chuyện.

- “Ăn ốc nói mò”: Nói không có căn cứ

- “Ăn không nói có”: Vu khống, bịa đặt

Phương châm quan hệ

Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tranh nói lạc đề.

“Ông nói gà bà nói vịt” (nói không đúng đề tài giao tiếp, mỗi người nói một nẻo)

Phương châm cách thức

Khi giao tiếp, cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch tránh nói mơ hồ.

- Ăn nên đọi nói nên lời (Khuyên nói năng rành mạch, rõ ràng).

- Dây cà ra dây muống (Nói năng dài dòng, rườm rà.)

- Lúng búng như ngậm hạt thị (Nói ấp úng không thành lời.)

Phương châm lịch sự

Khi giao tiếp, cần tế nhịtôn trọng người khác.

Hỏi tên rằng: Mã Giám Sinh

Hỏi quê rằng: Huyện Lâm Thanh cũng gần

-> Vi phạm PCLS: nói năng cộc lốc.

Lưu ý:

1. Phương châm chi phối nội dung trong hội thoại: lượng, chất, quan hệ, cách thức. Phương châm chi phối quan hệ giữa các cá nhân: lịch sự

2. Quan hệ giữa các phương châm hội thoại: Để tuân thủ các phương châm trong hội thoại, người nói phải nắm được các đặc điểm của tình huống giao tiếp (Nói với ai? Nói khi nào? Nói ở đâu? Nói nhằm mục đích gì?)

3. Nguyên nhân vi phạm phương châm hội thoại:

- Người nói vô ý, vụng về thiếu văn hóa trong giao tiếp. (VD: Anh làm rể hỏi thăm người trèo cây...)

- Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn. (VD: Bác sĩ nói dối với bệnh nhân về tình trạng sức khoẻ).

- Người nói muốn gây một sự chú ý, hướng người nghe hiểu theo một ý nghĩa hàm ẩn nào đó. (VD: Câu nói: “Tiền bạc chỉ là tiền bạc” vi phạm phương châm về lượng để buộc người nghe phải hiểu câu nói theo một nghĩa khác).

4. Xung hô trong hội thoại: Tiếng Việt có một hệ thống các từ ngữ xưng hô rất phong phú và đa dạng. Người nói cần tuỳ thuộc tính chất tình huống giao tiếp, mối quan hệ với người nghe mà lựa chọn từ ngữ xưng hô cho hợp lý.


Đăng nhận xét