Search Suggest

Hành trình nỗi nhớ

 



🌿Đề bài:
Nỗi nhớ bắt đầu từ những điều giản dị, thân quen, từ vầng trăng nghĩa tình năm nào?( Ánh trăng- Nguyễn duy), từ hình ảnh làng thân yêu( Làng- Kim Lân), từ Bếp lửa ấp iu nồng đượm( Bếp lửa – Bằng Việt), từ những ngày tháng hồn nhiên trong ngôi nhà nhỏ ở Hà Nộị( Những ngôi sao xa xôi- Lê Minh Khuê),…
Nỗi nhớ có lúc đầy lúc vơi, lúc dâng trào mạnh mẽ, lúc lặng lẽ dịu êm,…
Nỗi nhớ khiến con người nhận ra bao điều; khiến con người thêm yêu thương, hiểu những giá trị cuộc sống để thấy đời mình ý nghĩa hơn,…
Từ những gợi ý trên và những trải nghiệm trong quá trình đọc tác phẩm văn học, em hãy viết bài với nhan đề: “Hành trình của nỗi nhớ”,

🌿Bài làm

Cõi đời là hữu hạn. Nhà soạn nhạc thiên tài Bethoven dừng chân tại kiếp sống này và để lại cho đời bản Sonata “Ánh trăng”, bản giao hưởng định mệnh. Nhà văn Banzac trước khi về với đất mẹ, đã kịp ghi dấu chân mình trên cuộc đời này bằng tác phẩm “Tấn trò đời”. Rồi một ngày kia dòng sông năm tháng sẽ phôi pha, thế nhưng giữa dòng chảy nghiệt ngã ấy vẫn còn trong một hành trình. Ấy là hành trình của nỗi nhớ.

Giữa bộn bề cuộc sống đã bao lần ta dừng lại mua cho mình chút suy tư? Đó là lúc ta nghĩ về những gì đã qua và suy nghĩ đến những điều thân thương. Vậy “Hành trình của nỗi nhớ” là gì? Đó chính là một hành trình có khởi điểm (bắt đầu từ những diều giản dị, thân quen), có quá trình (lúc đầy vơi, lúc trào dòng mạnh mẽ, lúc lại lặng lẽ, dịu êm…), có giá trị, ý nghĩa sâu sắc (Khiến con người, nhận ra bao điều; yêu thân cuộc sống và rồi thấy trong cuộc sống bộn bề vẫn còn đâu đó chút niềm tin yêu, ý nghĩa…). “Hành trình của nỗi nhớ” gợi cho ta bao nỗi niềm đồng cảm, bao cảm xúc trào dâng. Và rồi hãy theo chân chuyến hành trình qua những trang văn để tìm lại những giá trị bản thân đã vô tình đánh mất …

Nhà văn Nguyễn Minh Châu từng nói rừng “Văn học và cuộc đời là hai vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người”. Đúng vậy, “cuộc đời là điểm khởi đầu, của là điểm đi tới văn chương” ( Tố Hữu). Con người chính là trung tâm của mọi hiện thực và là đối tượng hướng tới của văn học. Khi viết về con người văn học không dừng lại ở việc miêu tả vẻ bề ngoài mà đi sâu vào khám phá thế giới nội tâm của con người để hiển con người hơn, biểu hiện được tình cảm sâu sắc hơn. Một trong những tình cảm ấy chính là nỗi nhớ.

Vậy liệu nỗi nhớ ấy đủ đơn thuần là một cảm xúc hời hợt được xung lên hay phải chăng là nỗi nhớ được sung lên từ những bật tình cảm, mãnh liệt trào dâng? Rasun Gamzar cho rằng: “Thơ ca sinh ra từ lòng căm thù, từ nụ cười trong sáng hay những giọt nước mắt đắng cay”. Không chỉ thơ ca mà văn chương đều sinh ra từ những tình cảm mạnh liệt. Văn học chân chính có khả năng lay động tâm hồn và tác động đến nhận thức của con người. đó là quá trình đi từ trái tim đến khối óc. Đó không phải là những giáo điều khô khan mà nó chính là những bài học đất giá giáo dục con người bằng những tình cảm sâu sắc! Vì thế mà nỗi nhớ trong văn học đòi hỏi phải có chiều sâu, có quá trình và hơn hết là có giá trị nhân sinh tích cực đem đến cho người đọc những bài học nhận thức. Hành trình của nỗi nhớ được văn học ghi lại có bắt đầu; diễn biến và kết quả. Nỗi nhớ ấy tác động tích cực đến tâm hôn con người. Nỗi nhớ chẳng đâu xa xôi, chúng bắt đầu từ những điều giản dị thân thương, là tình cảm gắn bó yêu quê hương sâu sác như nhân vật ông hai trong tác phẩm “Làng” của nhà văn Kim lân.

Trong tác phẩm “Làng” của Kim Lân ông Hai dù đi xa nhưng vẫn nhớ về làng, về những ngày sống gắn bó cùng anh em, đồng chí. Ở nơi tản cư ông không ngừng nhớ về làng Chợ Dầu; ông nhớ những ngày “đào đường đắp ụ, xẻ hào khuân đá”… cùng anh em. Để rồi ông phải thốt lên “Chao ôi! Ông lão nhớ làng, nhớ cái làng quá”. Nỗi nhớ làng của ông được Kim Lân khắc họa đặc sắc. Ngay từ khi ở nơi tản cư, nỗi nhớ ấy! đã được khơi gợi rõ nét.

Tình cảm ấy dần dần được “nuôi lớn” khi ông nghe tin chiến sự. Tình yêu làng gắn liền với tình yêu quê hương đất nước. “Ruột gan ông lão cứ múa vui cả lên” khi nghe tin quân ta giết được giặt. Và rồi cái tình cảm ấy, nỗi nhớ ấy lại vô tình đặt ông Hai vào một hoàn cảnh cực kì khó khăn: làng và đất nước bên nào nặng hơn khi nghe tin đồn làng Chợ Dầu theo Tây.

Nghe được tin đồn ấy” cổ ông lão nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân, ông lão lặng đi tưởng như không thở được”. Kim Lân đã miêu tả diễn biến tâm trạng ông Hai vô cùng phức tạp. Vì sao lại có diễn biến tâm trạng phức tạp dến thế? Chính vì tình yêu mãnh liệt, nỗi nhớ về làng quá lớn để ông lão không khỏi dể tâm tin tức về làng.

Ông tâm sự với thằng con ông, cũng như với chính mình. Ông đã đưa ra sự lựa chọn: “Làng yêu thì yêu thật nhưng làng theo tây mất rồi thì phải thù”. Giữa con tim và lí trí ông Hai đã chọn lí trí, ông ý thức được đất nước vẫn quan trọng hơn, tin theo con đường của cách mạng. Nỗi nhớ làng sâu nặng đã thể hiện sự gắn bó với quê hương và vẻ đẹp tâm hồn của ông Hai. Hành trình của nỗi nhớ mà Kim Lân gửi gắm vào nhân vật ông Hai là hành trình khó khăn đấu tranh giữa lí trí và con tim. Song chính hành trình ấy đã làm bật lên tình yêu làng quê đất nước của ông hai vô cùng mãnh liệt.

Không chỉ riêng nỗi nhớ về làng tha thiết mà hành trình của nỗi nhớ trong văn chương còn rộng hơn rất nhiều. Hành trình nỗi nhớ của Bằng Việt được nhà thơ gửi gắm vào người cháu khi đang du học tại Nga. Người cháu đã nhớ về những ngày tháng vất vả gian khổ gắn bó cùng bà bên bếp lửa tuổi thơ

Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương khoai săn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi trẻ
Ôi kì lạ và thiêng liêng – Bếp lửa!

Dẫu cuộc đời đầy khó khăn nhưng bà vẫn kiên định “nhóm bếp lưa” để truyền đi ngọn lửa yêu thương, ngọn lửa hy vọng, ngựa lửa cuộc sống, từ đó dạy cho cháu những bài học làm người sâu sắc. Điệp từ “Nhóm” tạo nên một điệp khúc tâm trạng tha thiết, trìu mến. Bốn câu thơ tràn ngập những sự sống và hơi ấm tình người, bếp lửa không phải được đốt lên từ nhiên liệu bên ngoài mà đốt lên từ ngọn lửa trong lòng bà, ngọn lửa của sự sống, của tình yêu thương. Hình ảnh “Bếp lửa ấm iu nồng đượm” một lần nữa trở lại “ấp iu” là ôm ấp là nâng niu. “Nồng đượm” là sự nồng nàn, ấm cúng. Và những tình cảm được nhà thơ kể đến “niềm yêu thương” “khoai sắn ngọt bùi” “ nồi xôi gạo mới sẻ chung vui”. Đó là những tình cảm đẹp để mà bà muốn gửi đến cháu thân yêu. Đó là lòng nhân ái là tình yêu thương xóm giềng, là tấm lòng sẵn sàng sẻ chia, biết cho đi và nhận lại, đó cũng là tình yêu đất nước, yêu những gì nhỏ bé nhất, bình dị nhất. Bà “Nhóm dậy những tâm tình tuổi nhỏ”, nhóm lên trong lòng người cháu tình cảm thiêng liêng. Để rồi trong một phút nhà thơ phải thốt lên “Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa” câu thơ ấy chính là câu thơ đúc kết, đầy suy tưởng. Câu thơ thể hiện tình cảm của người cháu với người bà kính yêu và nỗi nhớ về bà sâu nặng. Nhớ những ngày bên bà nhóm lửa, sống bên bà trong những năm tháng khó khăn. Nỗi nhớ ấy dần lớn hơn khi người cháu nghĩ về hình ảnh nhóm lửa của bà. Ngọn lửa ấy bỗng nhắc lại thiêng liêng, kì diệu đến thế. Hành trình của nỗi nhớ đi từ những năm tháng khốn khó đên những ngày tháng rời xa quê hương như Chế Lan Viên từng viết:

“ Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn”

Quê hương giờ đây với người cháu chỉ còn tồn tại trong niềm kí ức. Người bà cũng thế! Song chính những kí ức đẹp đẻ ấy đã nuôi lớn tâm hồn người cháu phương xa. Để rồi dẫu có ở phương xa người cháu vẫn không quên được hình ảnh bếp lửa và người bà. Không quên vì sao? Vì nó gắn với cả tuổi thơ. Không quên vì mục đích gì? Để người cháu trưởng thành từ những kí ức ấy, sống đúng với hai chữ “con người”

Qua “Làng” của Kim Lân “Bếp lửa” của Bằng Việt ta hoàn toàn nhận ra một hành trình vô cùng đặc biệt; ấy chính là “ hành trình của nỗi nhớ”. Ta trải qua, lớn lên nhờ hành trình ấy, một hành trình của cuộc đời mỗi con người. Để hành trình ấy được trải dài xuyên suốt tác phẩm không dừng lại ở một bên nào thì ngoài nội dụng nghệ thuật cũng phải xây dựng một cách đặc sắc. Người đọc phải là người tiếp nhận một cách thông minh. Thấu hiểu được, giải mã được những gì nhà văn thơ gửi gắm. Thế tác phẩm mới thật sự phát huy hết tác dụng của nó.

Bản thân tôi luôn tin rằng: “Thơ ca biến những điều tốt đẹp nhất trên đời trở thành bất tử”. Không riêng gì thơ ca mà văn chương đều với đời cùng sứ mệnh “cứu chuộc thế giới” đã và đang thực hiện sứ mệnh ấy. Và “Hành trình của nỗi nhớ” là một phần trong sứ mệnh cao cả của văn chương.

🌿NGUYỄN XUÂN MAI

#baiviethocsinh_blogchuyenvan
#liluanvanhoc_blogchuyenvan

Đăng nhận xét