Search Suggest

Bài viết | Cuộc đời là bi kịch khi quay cận cảnh, nhưng lại là hài kịch khi quay xa...


 

"Cuộc đời
là bi kịch khi quay cận cảnh, nhưng lại là hài kịch khi quay xa"
Charlie Chaplin. 

Suy nghĩ về câu nói trên. 





                                                   Bài
Làm 

           Người Ai Cập
vẫn lưu truyền huyền thoại về phượng hoàng lửa rằng: cứ ba trăm năm nó lại tự
trầm mình đau đớn trong lửa đỏ để tự đốt mình thành tro, và rồi từ trong đống
tro tàn, phượng hoàng lại hồi sinh trẻ trung rực rỡ hơn xưa. Vẻ đẹp ấy được lưu
truyền, ca ngợi song đã mấy ai thấu hiểu nỗi đau mà phượng hoàng lửa phải mang?
Ví cuộc đời của mỗi con người cũng như phượng hoàng lửa kia, đằng sau vẻ ngoài
hào nhoáng, hay nụ cười lạc quan ấy là những bi kịch đau buồn, nhưng tâm sự
không thể giải bày cùng ai nên cuối cùng đành phải mở lòng ra để sống thật vui
vẻ như Charlie Chaplin từng cho rằng "Cuộc đời là bi kịch khi quay cận cảnh,
nhưng lại là hài kịch khi quay xa". 



 

           Cuộc đời của
mỗi người thật giống với một cuộc chạy đua không phải chạy đua với bất kì ai mà
là chính bản thân mình. Chạy đua để tìm giá trị của sự sống, chạy đua để thoát
khỏi rào cản của bản thân, thoát khỏi nhưng "bi kịch" của chính cuộc
đời mình. "Bi kịch" ấy chính là những nỗi đau trong tâm hồn,
nhưng quá khứ đau thương, những mất mác, những khuyết điểm của bản thân.
Còn "hài kịch" là niềm vui, là nụ cười, là sự lạc quan yêu đời bất
kể đã có chuyện gì xảy ra. Câu nói của Charlie Chaplin là một nhận định mới mẻ
khi bàn về sự sống: một cuộc sống có thể tồn tại "bi kịch" lẫn
"hài kịch" song những "bi kịch" ấy chỉ được thấy khi ta chỉ nhìn
mãi vào nó, đắm chìm trong nhưng đớn đau (là bi kịch khi quay cận cảnh). Nhưng
sẽ khác đi nếu ta ta mở lòng mình ra đón nhận những tin yêu của cuộc đời và sống
lạc quan hơn (nhưng lại là hài kịch khi quay xa). 



 

           Ta vẫn thường thấy
những mảnh đời bất hạnh ngoài kia họ đã sống và vượt qua những khó khăn của cuộc
đời mình. Họ không có một chỗ nương thân, ăn mặc thiếu thốn nhưng họ vẫn luôn lạc
quan nở nụ cười trên chính nghịch cảnh ấy. Hay chính những đám cỏ dại dẫu có bị
giẫm đạp thế nào đi chăng nữa thì vẫn mãi xanh để là đẹp thêm cho đời bằng
chính màu xanh ấy. 



 

           Thế mới thấy câu
nói của Charlie Chaplin thật đúng đắn. "Cuộc đời là bi kịch khi quay cận cảnh,
nhưng lại là hài kịch khi quay xa". Sự sống luôn tồn tại song song những mảng
sáng và tối như thể một bức tranh phong cảnh không thể chỉ có một màu. Trong mỗi
con người vẫn luôn hiện hữu những hỉ-nộ-ái-ố, những ganh ghéc đố kị tự đó hình
thành những "bi kịch" thách thức họ. Điều họ phải làm với những
"bi kịch" trước mắt là gì? Là chạy trốn? Hay chìm đắm với những mảng
tối ấy? Không! Điều cần thiết khi trước mắt toàn những "bi kịch" ấy
là mạnh mẽ vượt qua chúng. Những "bi kịch" ấy sinh ra không phải để
nhấn chìm con người mà chúng sinh ra để thách thức con người. Chính Charlie
Chaplin- người đã nói câu nói "Cuộc đời là bi kịch khi quay cận cảnh,
nhưng lại là hài kịch khi quay xa" đã từng có một tuổi thơ đầy "bi kịch".
Ít ai biết được Vua hề Sáclô đã phải chịu nỗi đau gia đình tan vỡ khi mới một tuổi,
bị đưa vào trại tế bần (điều mà những người nghèo thời đó sợ hãi nhất), học ở
trường học dành cho cô nhi và trẻ em nghèo rồi bị căn bệnh hắc lào đe doạ nên
phải sống trong khu vực cách ly. Tuổi thơ Chaplin sống trong những "bi kịch"
bủa vây là thế song ở ông luôn hiện hữu sự lạc quan yêu đời được truyền dạy từ
người mẹ của mình. Để khi ngay những lúc nghèo khổ khốn cùng nhất Chaplin vẫn
không mất đi sự vui tươi. Người mẹ đã gieo vào Vua hề Sáclô hạt mầm của sự lạc
quan và hạt mầm ấy đến lúc nở hoa được ông gửi gắm vào những câu chuyện, những
bộ phim của chính mình. Một nhà phê bình điện ảnh từng đánh giá rằng: "Ít
nhất thì đối với tôi, một giọt nước mắt của phim The Kid cảm động hơn rất nhiều
so với một xô nước mắt trong nhà hát opera". Thật vậy, khi đã mở lòng ra
đón nhận những âm vang của cuộc đời nhìn cuộc đời với qua lăng kính của một
trái tim yêu thương thì "bi kịch" lại hoá thành "hài kịch".
Sống trong sự mạnh mẽ nhìn về phía trước vẫn tốt hơn là đắm chìm trong những khổ
đau dày vò. Chính giọt nước mắt bật ra từ sự đau khổ đã khiến Vua hề Sáclô để lại
dư âm trong lòng khán giả. 



 

           Người ta thường
nói "Trong cái rủi có cái may", trong "bi kịch" vẫn có thể
tồn tại "hài kịch". Thật vậy, trong bóng tối của cuộc đời người ta vẫn
sẽ tìm thấy một ánh sáng, mà ánh sáng ấy chẳng đâu khác ngoài chính bản thân
chúng ta phát ra. Chính những "bi kịch" đã trở thành mồi lửa thắp nên
ý chí tôi luyện con người trở nên đanh thép, dũng mãnh, gan dạ và kiên cường.
Tôi thấm thía câu nói của Trần Lập:"Chặng đường nào trải bước trên hoa hồng,
bàn chân cũng thấm đau vì mũi gai". Không trải qua những cơn mưa làm sao
thấy cầu vồng? Nếu hôm nay thủ môn Bùi Tấn Trường anh không trở lại với bóng đá
mà ẩn mình sau những sai lầm năm xưa thì liệu anh có được mọi người đón nhận? Nếu
vận động viên Ánh Viên hài lòng với chiến thắng của mình thay vì rơi những giọt
nước mắt thì liệu những giải thưởng tiếp theo cô sẽ có thể chinh phục hay đã ngủ
quên trong chiến thắng ấy? Nếu ta mãi nghi ngờ về thực lực của bản thân, vùi lắp
mình với những con điểm không tốt, với những kì thi mà mình đã không đủ may mắn
để giành chiến thắng thì liệu rằng ta sẽ có thể đặt chân đến ngôi trường cấp ba
mà mình mong muốn? Tất cả đều chỉ là những "bi kịch" của hiện tại, điều
quan trọng hơn cả là ta bước lên sau bóng tối ấy chiến thắng bản thân mình năm
xưa chạm tay đến những mục tiêu của tương lai, vượt khỏi tấm rào chắn vô hình
ta sẽ tìm thấy những tin yêu, những cơ hội, những nụ cười đằng sau những giọt
nước mắt, "hài kịch" phía sau "bi kịch". Đó là cầu vồng của
hạnh phúc là cầu vồng sau những ngày mưa tầm tã mà bản thân đã trải qua. 



 

           Trong đại dịch
Covid-19 đang diễn biến phức tạp như hiện nay, đó thật sự là một "bi kịch"
không chỉ của Việt Nam mà còn của các nước trên thế giới. Và các y bác sĩ, dẫu
đang là ngừoi trực tiếp đối đầu với "bi kịch" ấy nhưng họ luôn truyền
những năng lượng tích cực đến nhau, điển hình là ghi lên áo "infor" của
mình hay " tìm người yêu", những hình ảnh đầy nhí nhố, cũng đủ để thấy
sự lạc quan của họ. Phải chăng họ luôn muốn truyền một năng lượng tích cực đến
những người xung quanh, biến "bi kịch" thành "hài kịch" để
động viên nhau truyền cho nhau niềm tin, sức mạnh chiến thắng đại dịch, trả lại
sự yên bình mà đáng lẽ ai cũng có quyền được tận hưởng. Chính vì lẽ đó mà
ta hoàn toàn có thể cho rằng câu nói của Charlie Chaplin thật sự xác đáng. 



 

        Song, liệu rằng những người được
gọi là “sinh ra từ vạch đích” thì sẽ không chịu bất kị “bi kịch” nào” Vùng, mỗi
người sinh ra luôn phải đối mặt với những bí kịch riêng, người nghèo “bi kịch”
của họ có thể là tùng thiếu…, còn người giàu bi kịch của họ có thể là hạnh phúc
gia đình, áp lực công việc… Ví dụ như thế để ta thấy rõ vốn mỗi người đều có những
bí kịch riêng, họ cũng như bất kì ai, cũng phải đối mặt với thử thách, khó
khăn, cũng phải vượt ra khỏi “góc quay cận cảnh”ấy hưởng đến một tương lai tốt
đẹp hơn. 



Trong khi mỗi
người đang ra sức bảo vệ cuộc sống của chính minh để thoát khỏi những “bí kịch”
thì cũng có những người đang từ bỏ, đầu hàng trước những “hì kịch “của đời
mình, hay những người thờ ở đầu biết “bi kịch” đang bủa vây, họ buông xuôi tất
cả và chờ đợi thần may mắn gõ cửa. Liệu sẽ có câu chuyện cổ tích ấy xảy ra
trong cuộc đời của những người sống bị động, hèn nhát thể ư? Thay vào đó sao họ
không thay đổi chính mình, tự đi tìm đến những cơ hội riêng?  



 



Còn về chính
mình, tôi cũng từng là một người tiêu cực, gục ngã vì trượt những kì thi mà
mình tham dự. Chẳng bao giờ tôi thoát khỏi những suy nghĩ tiêu cực ấy để cố gắng
cả mà lại bị chúng kiểm soát mình, thế là tôi lại bỏ ra hàng tá thì giờ chỉ để
suy nghĩ về nó. Đến giờ tôi cảm thấy hối tiếc vì thời gian ấy và cố gắng ở hiện
tại bằng cách luôn giữ lại bản thân một năng lượng tích cực. Tôi luôn nổ lực từng
ngày để có thể chinh phục mục tiêu mà mình đặt ra mà gần nhất là kì thi tuyển
sinh sắp tới. Hơn nữa tôi giữ lại năng lượng ấy để khi mà "bi kịch" đến
với mình tôi vẫn có thể tự nhủ bản thân mà vượt qua không để cảm xúc của mình ảnh
hưởng đến những người xung quanh. 



 

               Câu nói của Charlie Chaplin thật sự đúng đắn!
Nó vừa là một nhận định về cuộc sống vừa là một lời động viên cho những ai đang
"quay cận cảnh" cuộc đời của mình để thấy toàn "bi kịch". Bạn
thấy đó, phượng hoàng lửa để trở nên đẹp đẽ cũng đã đánh đổi những nỗi đau
trong lửa đỏ, chẳng lẽ bạn là một người bằng xương bằng thịt mà lại chịu nỗi
đau dày vò thay vì nhìn đời bằng môt góc quay khác hay sao?



 



NGUYỄN XUÂN MAI



THPT MẠC ĐĨNH CHI 



 


Đăng nhận xét