Search Suggest

Dạy Ngữ văn theo CT mới | Định hướng thiết kế KHBD cho môn Ngữ văn (trường hợp bộ Chân trời sáng tạo)

 




Thầy Trần Lê Duy



Quý thầy cô thân
mến,



 



Để chuẩn bị giảng
dạy cho chương trình Ngữ văn mới, việc tìm hiểu cách thiết kế KHBD theo định hướng
phát triển năng lực là rất cần thiết. Bên cạnh đó, sự ra đời của công văn 5512
cũng là một gợi ý hay để các thầy cô tổ chức tiến trình dạy học theo định hướng
phát triển NL. Vậy khi thiết kế KHBD cho môn Ngữ văn theo CT mới, ta sẽ viết mục
tiêu bài dạy như thế nào? Tiến trình dạy học nào là phù hợp cho hoạt động dạy kĩ
năng đọc, viết, nói và nghe, tiếng Việt? Những phương pháp và kĩ thuật dạy học
nào là hiệu quả?



 



Thông qua bài viết
này, thầy Duy sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm để góp phần giúp thầy cô trả lời những
câu hỏi trên. Bài viết được trích từ cuốn “Kế hoạch bài dạy môn Ngữ văn lớp 6”,
bộ Chân trời sáng tạo, NXB Giáo dục Việt Nam,



 



Chúc thầy cô có
những giờ dạy thành công và hạnh phúc!



 



1. Mục tiêu bài dạy



 




Dạy học phát triển năng lực (NL) hướng đến việc hình thành NL cho HS (NL
đặc thù của môn học, NL chung), hướng đến trả lời cho câu hỏi: sau bài học này,
HS có thể
làm được gì? Do đó, kế hoạch dạy học (KHDH) nhằm phát triển NL của HS cũng cần đáp ứng
được yêu cầu này.



 



KHDH nhằm phát triển NL không thể hiện mục tiêu bài dạy theo các mục kiến
thức, kĩ năng, thái độ một cách rời rạc, mà theo các mục về NL (bao gồm NL đặc
thù, NL chung) và phẩm chất. Điều này thể hiện rõ quan điểm dạy học phát triển NL,
cho rằng NL là tổng hoà của kiến thức, kĩ năng và thái độ. Khi HS đạt được các
yêu cầu về NL, thì cũng đạt được các yêu cầu về kiến thức, kĩ năng, thái độ
tương ứng.



 



Đối với KHBD phát triển NL, điều quan trọng là các mục tiêu bài dạy cần
được viết một cách cụ thể và định lượng, quan sát được thông qua các động từ miêu
tả rõ mức độ tư duy như nhận biết, trình bày, phân tích,… (bám sát yêu cầu
của CTGDPT môn Ngữ văn 2018).



 



Điều này cũng cho thấy các yêu cầu cần đạt nên được viết từ vai trò chủ
thể của hoạt động học là HS chứ không nên viết từ vai trò của GV. Chẳng hạn,
thay vì viết “giúp HS nhận biết được một số yếu tố của truyền thuyết” (viết từ
vai chủ thể là GV), ta nên viết “nhận biết được một số yếu tố của truyền thuyết”
(viết từ vai chủ thể là HS).



 



2. Tiến trình dạy
học



 




KHBD
phát triển NL cần được thiết kế theo một tiến trình phù hợp với tiến trình tư
duy của HS (từ đơn giản đến phức tạp, từ trực quan sinh động đến trừu tượng, từ
những gì HS đã biết đến những gì HS chưa biết), đảm bảo vai trò trung tâm của HS
và hướng dẫn HS hình thành NL thông qua việc tổ chức các hoạt động học cụ thể (dựa
trên quan điểm của thuyết kiến tạo). Để đáp ứng định hướng đó, chúng tôi lựa chọn vận dụng linh hoạt mẫu KHBD theo hướng dạy học
giải quyết vấn đề, đi từ chỗ xác định nhiệm vụ học tập, đến hình thành tri thức,
kĩ năng để giải quyết nhiệm vụ đã đặt ra, và cuối cùng là luyện tập, vận dụng để
khắc sâu kiến mới. Mô hình tổ chức tiến trình dạy học một đơn vị kiến thức hoàn
chỉnh bao gồm bốn hoạt động như sau:



 



                  
         
Hoạt
động mở đầu: khởi động, kích hoạt kiến thức nền, xác định nhiệm vụ học tập.



 



                  
         
Hoạt
động hình thành kiến thức mới: hình thành kiến thức, kĩ năng, thái độ cần
thiết để giải quyết nhiệm vụ học tập đã được đặt ra.



 



                  
         
Hoạt
động luyện tập: luyện tập, thực hành đề củng cố các kiến thức, kĩ năng
đã học.



                  
         
Hoạt
động vận dụng và mở rộng: vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào giải
quyết tình huống tương tự; mở rộng, nâng cao kiến thức, kĩ năng cho HS nếu cần.



 



Tiến trình dạy học
như vậy phù hợp với quá trình tư duy của HS, đáp ứng được định hướng phát triển
NL cho HS.



 





































Tiến
trình dạy học chung



Thiết
kế KHBD kĩ năng Đọc hiểu



Thiết
kế KHBD kĩ năng Viết



Thiết
kế KHBD kĩ năng Nói và Nghe



Thiết
kế KHBD Tiếng Việt



HĐ mở đầu



-HĐ giới thiệu chủ điểm và câu hỏi
lớn.


-HĐ xác định nhiệm vụ đọc.



-HĐ xác định nhiệm vụ viết.


- HĐ giới thiệu tình huống giao
tiếp khi thực hiện bài viết.



-HĐ kích hoạt kiến thức nền về kiểu
bài qua hoạt động Viết đã thực hiện (nếu có).


- HĐ xác định nhiệm vụ nói và
nghe.



-HĐ khởi động kích hoạt kiến thức
nền (nếu có)


-HĐ xác định nhiệm vụ học tập.



HĐ hình thành kiến
thức mới



-HĐ giới thiệu tri thức đọc hiểu


-HĐ đọc VB 1


-HĐ đọc VB 2


-HĐ khái quát đặc điểm thể loại
và rút ra kinh nghiệm đọc



- HĐ kích hoạt kiến thức nền về
kiểu bài qua các VB đã đọc (nếu có).


-HĐ tìm hiểu tri thức về kiểu
bài.


- HĐ hướng dẫn phân tích kiểu VB.


- HĐ hướng dẫn quy trình viết.



- HĐ xác định đề tài, người nghe,
mục đích, không gian và thời gian nói.


- HĐ tìm ý, lập dàn ý.


-HĐ tìm hiểu cách thức thực hiện
và đánh giá kĩ năng nói và nghe.


- HĐ làm mẫu kĩ năng nói và nghe
(nếu cần)



-HĐ hình thành tri thức tiếng Việt.



HĐ luyện tập



- HĐ hướng dẫn đọc mở rộng theo
thể loại.


- HĐ hướng dẫn đọc kết nối chủ điểm.



Tổ chức cho HS viết bài qua các
HĐ:


-HĐ chuẩn bị trước khi viết.


- HĐ làm mẫu thao tác quy trình
viết.


-HĐ tìm ý, lập dàn ý, viết bài.


- HĐ xem lại và chỉnh sửa, rút kinh
nghiệm.



- HĐ thực hiện nhiệm vụ nói và
nghe.


- HĐ trao đổi, đánh giá, rút kinh
nghiệm.



- HĐ Thực hành tiếng Việt.


- HĐ Viết ngắn


- HĐ thực hiện bài tập mở rộng (nếu
cần)



HĐ vận dụng và mở
rộng



HĐ công bố và tiếp tục chỉnh sửa
sản phẩm Viết.




 








5.3. Tổ chức
thực hiện hoạt động



 




Để bám sát mục tiêu dạy học phát triển NL, các
hoạt động trong KHBD phát triển NL cần được tổ chức sao cho HS là người trực tiếp
thực hiện các hoạt động và học hỏi thông qua việc làm nhiệm vụ, hợp tác, giao
tiếp với với các thành viên khác trong lớp học (các HS khác, GV). Vai trò của
GV là người tổ chức hoạt động, hướng dẫn, định hướng để HS tự mình tìm ra tri
thức, hình thành kĩ năng. Định hướng này được thể hiện qua việc:



 



                
         
Thiết kế hoạt động xác định
nhiệm vụ học tập ở hoạt động mở đầu
: giúp HS có cái
nhìn khái quát về nội dung bài học, về những nhiệm vụ cần thực hiện, hoạt động
này giúp cho HS chủ động trong giờ học, có thể theo dõi được mức độ tiếp thu của
bản thân thông qua việc tự đánh giá kết quả hoạt động của bản thân. HĐ này xác
định tâm thế học tập quan trọng của dạy học phát triển NL: tất cả các thành
viên trong lớp học cùng tham gia kiến tạo tri thức, kết quả của giờ học là sản
phẩm của trí tuệ tập thể, cả của HS (vai trò trung tâm) và của GV (vai trò tổ
chức, hướng dẫn).



 



                
         
Mỗi nhiệm vụ học tập cần được
gắn với một mục tiêu cụ thể
: giúp HĐ đi đúng hướng, nhằm
đáp ứng mục tiêu cần đạt của bài học, giúp GVvà HS định lượng mức độ đạt được của
mục tiêu sau khi thực hiện hoạt động.



                
         
Mỗi nhiệm vụ học tập cần được
gắn với sản phẩm cụ thể
: Sản
phẩm là những gì HS làm được trong quá trình học tập, không nhất thiết phải là
những sản phẩm công phu, phức tạp như bức tranh, mô hình, bài thuyết trình, mà
ngay cả những điều nhỏ nhất như câu trả lời của HS, câu hỏi HS đặt ra, kết quả
của hoạt động thảo luận,… cũng được tính là sản phẩm. Sản phẩm của hoạt động chính là một kênh minh chứng quan trọng để đo được
NL của HS.



 



                
         
Mỗt hoạt động trong kết hoạch
bài dạy được thiết kế theo tiến trình giao nhiệm vụ học tập
à thực hiện nhiệm vụ học tập à báo cáo kết quả nhiệm vụ học tập à kết luận,
nhận định
: giúp làm bật vai trò, hoạt động cụ thể của GV và
HS trong từng giai đoạn tổ chức hoạt động.



5.4. Phương pháp,
kĩ thuật dạy học



 



Để thiết kế KHBD phát triển NL của HS, GV cần sử dụng chủ yếu các phương
pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, lấy HS làm trung tâm, phát huy vai trò chủ động
của HS. Với các NL đặc thù của môn Ngữ văn (hình thành qua việc dạy các kĩ năng
đọc, viết, nói và nghe), có những phương pháp, kĩ thuật dạy học quan trọng cần
sử dụng:



 



5.4.1.
Phương pháp dạy học theo mẫu






Phương pháp này được đề xuất dựa trên quan niệm trẻ em học hỏi các kĩ
năng bằng cách quan sát, bắt chước người lớn. Do vậy, trong giờ học kĩ năng đọc,
viết, nói và nghe, GV có vai trò là người có kinh nghiệm và thuần thục các kĩ
năng, có thể làm mẫu các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe để HS học theo. GV có
thể làm mẫu kĩ năng đọc như suy luận, dự đoán, liên hệ…; làm mẫu quy trình viết,
thực hiện kĩ thuật viết mẫu, kĩ thuật viết chung, hướng dẫn HS phân tích mẫu…;
làm mẫu quy trình nói và nghe.



 



5.4.2.
Phương pháp nói to suy nghĩ
(think-aloud)



 




Đọc, viết, nói và
nghe về bản chất là quá trình tư duy ngôn ngữ trong tâm trí mỗi người, không dễ
gì có thể tường minh để người khác học hỏi. Người ta có thể dễ dàng thấy được sản
phẩm đọc, viết, nói và nghe nhưng không dễ gì nhận ra quá trình tư duy để cho
ra sản phẩm ấy. Cho nên, phương pháp nói to suy nghĩ là phương pháp trọng yếu để
dạy học các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe. GV có thể dùng phương pháp nói to
suy nghĩ để hướng dẫn HS các kĩ thuật đọc, hướng dẫn HS quy trình viết, quy
trình nói và nghe.



 



5.4.3.
Phương pháp dạy học hợp tác






Phương pháp này cần được sử dụng để tăng cường tính chủ động, tích cực của
HS trong quá trình thực hiện hoạt động. GV có thể sử dụng một số kĩ thuật thảo
luận nhóm như: thảo luận nhóm đôi (think- pair-share), kĩ thuật khăn trải bàn,
kĩ thuật bể cá, kĩ thuật phòng tranh…



 



5.4.4. Một số kĩ
thuật dạy học:



 




         
Các kĩ thuật khởi động: để hình thành kiến thức mới, HS cần đi từ những gì mình đã biết đến những
gì mình chưa biết (lý thuyết về vùng phát triển gần của Vygotski). Do đó, GV cần
thiết kế các hoạt động khởi động khi hình thành kiến thức mới. Các kĩ thuật khởi
động GV có thể sử dụng: KWL, tổ chức trò chơi, chia sẻ trải nghiệm, trắc nghiệm,
chia sẻ sản phẩm,… Khi sử dụng kĩ thuật khởi động, GV có cân nhắc những kiến thức
nền HS có về bài học căn cứ vào những kiến thức liên quan HS đã học, mạch tích
hợp đọc – viết – nói và nghe trong từng chủ điểm.



         
Kĩ thuật sử dụng PHT: để hỗ trợ HS thực hiện các nhiệm vụ học tập, GV có thể thiết kế các mẫu
PHT đa dạng như điền khuyết, nối cột, sơ đồ tư duy, các câu hỏi “bắc giàn” cho
từng nhiệm vụ… Trong cuốn sách này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến thầy cô những mẫu
PHT để hỗ trợ quá trình thiết kế KHDH.



 



 




 

Đăng nhận xét