Search Suggest

Chất trào phúng trong thơ Nguyễn Khuyến (phần 1)


III. Nguyễn Khuyến – nhà thơ trào phúng
3.1Nguyên nhân hiện tượng trào phúng Nguyễn Khuyến


3.2Các đối tượng trào phúng trong thơ NGUYỄN KHUYẾN

-Bọn quan lại biến chất đương thời.










·        Hiện thực quan trường và thế giới khoa bảng đổ nát và thảm hại.

Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai
Cũng gọi ông nghè có kém ai

Mãnh giấy làm nên thân giáp bảng
Nét son điểm rõ mặt văn khôi


Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ,
Cái giá khoa danh áy mới hời
Ghế chéo lọng xanh ngồi bảnh choẹ
Nghĩ rằng đồ thật hoá đồ chơi
(Ông nghè tháng Tám)








·        Vạch mặt hững tên quan bất tài, hống hách.
VD: Ông phỗng đá; Lời vợ anh phường chèo, Hỏi thăm quan tuần bị mất cướp, Bồ tiên thi






Nói đến quan lại bất tài, Nguyễn Khuyến lại mượn hình ảnh tiến sĩ giấy để lên tiếng công kích mỉa mai:
Mày râu vẻ mặt vang trong nước,
Giấy má nhà bay đáng mấy xu.
Bán tiếng mua danh thây lũ trẻ,
Bảng vàng bia đá vẫn nghìn thu.
(Tiến sĩ giấy)



·        Thói tham lam, hà tiện, bủn xỉn của không chỉ tên quan tuần mà các tầng lớp quan lại thời bấy giờ.

Ai rằng ông dại với ông điên
Ông dại sao ông biết lấy tiền
(Tặng một viên quan tham nhũng).

Bồ chứa miệng dân chừng bật cạp,
Tiên là ý chú muốn vòi xu
Từ vàng sao chẳng luôn từ bạc
Không khéo mà roi nó phết cho
(Bồ tiên thi)


Thôi cũng đừng nên ki cóp nữa
Kẻo mang tiếng dại với phường ông.
(Hỏi thăm quan tuần mất cướp)




·        Ngay đến các quan Đốc học cũng không thoát khỏi lời công kích. Nguyễn Khuyến mạt sát Đốc học là tay sai của thực dân:
Bổng lộc như ông không mấy nhỉ.
Ăn tiêu nhờ được chiếc lương Tây.


Trong hàng khoa giáp quan lại, ngoài một số tiếp nối hào khí dân tộc, đứng lên anh dung chống Pháp, một số không sức cầm gương nhưng không chịu hợp tác với thực dân, về sống ẩn nhẩn ở nông thôn, còn lại là những kẻ đương thời theo đuổi danh lợi, cúi đầu làm tay sai cho bọn xâm lược, hoặc là những kẻ gian hùng phản bội, bất tài vô dụng cố tình bưng bịt tai mắt để giữ lấy địa vị và đục khoét nhân dân.

Hiện thực quan trường và thế giới khoa bảng đổ nát và thảm hại.
Điệp từ “cũng” kết hợp nghệ thuật liệt kê cho thấy những tiến sĩ thời bấy giờ cũng có đầy đủ từng thứ một những thứ áo xiêm diêm dúa. Họ cũng được gọi là những “ông nghè” chẳng kém ai, thế nhưng học vị danh giá, vẻ vang ấy thực chất cũng chỉ là một mảnh giấy có đóng dấu son đỏ lòe loẹt của triều đình:
Hơn thế nữa, kẻ học vị tiến sĩ, ông nghè cao quý giờ chẳng còn chút giá trị, nó mới “nhẹ” mới đơn giản làm sao khi có thể mua được bằng tiền. Cuộc mua bán này vô cùng có lợi “cái giá khoa danh ấy mới hời” bởi sự nghiệp quan trường còn có biết bao những cuộc mua bán đổi chác khác
à Tất cả bọn chúng chỉ là một lũ ngu dốt, bất tài, vô dụng leo lên được vị danh giá thực chất chỉ nhờ có đồng tiền. Tiếng cười trào phúng cất lên hóm nhẹ mà càng ngẫm càng thấy sâu cay.

Lời lẽ kín đáo được xem là một đặc tính nghệ thuật trong thi ca trào phúng của Nguyễn Khuyến. Thi nhân thường mượn một hình thức tầm thường bên ngoài để che đậy cái nội dung sâu kín bên trong. Mỗi lần muốn chỉ trích một đối tượng nào, nhà thơ thường không nêu đích danh mà chỉ dùng lối gián tiếp.





























Mượn thành ngữ "ki cóp cọp ăn” của dân gian xưa, Nguyễn Khuyến đã giúp ta hiểu sâu sắc về bộ mặt thật của bọn quan lại đương thời, những "nạn nhân" bị cướp thứ tài sản đã đi cướp!

Bán nước và ăn bám, dựa hơi bào bọn cướp nước.
-Châm biếm đả kích bọn giặc Pháp trong bài văn tế Phờ-răng-xi Gác-ni-ê, Nguyễn Khuyến làm do vua Tự Đức ủy nhiệm vụ. (P.Gác-ni-ê là tên tướng giặc bị quân cờ đen giết chết ở Cầu giấy năm 1873)

Than ôi! Một phút sa cơ, ra người thiên cổ
Nhớ ông xưa: Cái mắt ông xanh, cái da ông đỏ
Cái tóc ông quăn, cái mũi ông lõ
Đít ông cưỡi lừa, miệng ông huýt chó
Ông đeo súng lục-liên, ông đi giày có mỏ
Ông ở bên Tây, ông sang bảo-hộ
Ông dẹp Cờ Đen, để yên con đỏ
Nào ngờ: Nó bắt được ông, nó chặt mất sỏ
Cái đầu ông kia, cái mình ông đó
Khốn-khổ thân ông, đù mẹ cha nó
Tôi: Vâng lệnh quan trên, cúng ông một cỗ
Này chuối một buồng, này rượu một hũ
Này xôi một mâm, này trứng một rổ
Ông có linh-thiêng, mời ông xơi hộ
Ăn uống no say, nằm cho yên chỗ
Ới ông Ngạc Nhi ơi! Nói càng thêm khổ!
-Đây là một trong những tác phẩm trào phúng gay gắt nhất của Nguyễn Khuyến. Có lẽ một phần là vì hoàn cảnh ra đời của nó: Tương truyền sau khi Garnier bị giết năm 1873, tổng đốc Hà Nội là Trần Đình Túc vâng lệnh triều đình tìm cách hoà hoãn với quân Pháp nên phải tổ chức lễ truy điệu. Nguyễn Khuyến bậc đại khoa được cử viết bài văn tế. è Văn tế vốn là thể khóc thương, nay lại viết trong hoàn cảnh hòa hoãn thế này, lòng nghi ngút căm thù đối tượng chính của bài văn tế è Tiếng khóc đáng ra phải có liền lật ngược lại thành tiếng cười.

-Âm hưởng toàn bài thơ: Vui tươi, phấn chấn với một loạt các nhịp ngắn 3/3, và mẫu vận “o” kết thúc ở đa số các dòng thơ, khác hoàn toàn với âm hưởng đau thương của văn tế.

-Xây dựgn chân dung người đã chết: Kì dị, vui nhộn, lố bịch è THủ pháp biếm họa được thể hiện một cách tài tình.

-Tiếng chửi thẳng: khốn-khổ thân ông, ĐÙ MẸ CHA NÓ. Nó ở đây là ai? Phải chăng là bọn quân Cờ đen đã chặt đầu Ngạc nhi? Bề ngoài có thể là vậy. Nhưng dựa vào ngữ cảnh toàn bài thơ, có thể có nhiều suy đoán khác hợp lý hơn: nó là chửi chính Ngạc nhi, bọn thực dân pháp, có thể là bọn triều đình bất lực, có thể là bọn tay sai phong kiến è Tiếng chửi mới ngoa ngoắt, hả hê làm sao è Nỗi căm thù lên đến đỉnh điểm.

-Gần kết bài văn tế: NK nhắn nhủ Ngạc Nhi: Ăn uống no say, nằm cho yên chỗ. Ở đây thầm hàm chứa một nỗi vui mừng đầy mỉa mai. Nếu văn tế nghĩa sĩ cần giuộc với nỗi đau thật, niềm tiếc thương thật, thì người anh hùng nông dân được dựng lên thành tượng đài bất tứ; thì ở trong trường hợp này, với tên giặc Pháp, ta có cảm giác nhà thơ chỉ muốn lấp đất xuống, chôn cho sâu, vùi tên giặc Pháp xuống bờ vực quên lãng.
- Châm biếm những hiện tượng nhốn nháo, lố lăng đương thời
·                    Sân khấu bi hài kịch: Lời anh vợ phường chèo, Đấu xảo ký văn.

Thi khéo bày ra kể có vàn,
Khéo mà lại mới, khéo vô ngần!
Kiền khôn ai đã khoan thành lỗ?
Vũ trụ qua đây mới thấy xuân.
Y phục nước ngoài coi rất lạ,
Chim muông rừng thẳm quí nào hơn.
Xứ tôi xoàng xĩnh không gì khéo,
Tượng gỗ cân đai gọi góp phần!
(Đấu xảo ký văn:Ghi những điều nghe thấy trong cuộc đấu xảo)




Vua chèo còn chẳng ra gì.
Quan chèo vai nhọ khác chi thằng hề.
(Lời vợ phường chèo)

·                    Nền giáo dục hề: Thầy đồ không giữ nết, ve vãn gái góa

Người bảo rằng thầy yêu cháu đây,
Thầy yêu mẹ cháu có ai hay!
Bắc cầu, câu cũ không hờ hững,
Cầm kính, tình xưa vẫn đắng cay.
Ở góa thế gian nào mấy mụ?
Đi ve thiên hạ thiếu chi thầy?
Yêu thầy cũng muốn cho thầy dạy,
Dạy cháu nên rồi mẹ cháu ngây.
( Thầy đồ ve gái góa)

·                    Ngày hội hề: Những lệ hội Tây nhốn nháo: là trò giải trí cho bọn thực dân nhưng thực chất là cách để chúng hạ nhục người dân nước Việt.
Kìa hội thăng bình tiếng pháo reo
Bao nhiêu cờ kéo với đèn treo !
Bà quan tênh hếch xem bơi trải,
Thằng bé lom khom ghé hát chèo.
Cậy sức, cây đu nhiều chị bám;
Tham tiền, cột mỡ lắm anh leo.
Khen ai khéo vẽ trò vui thế,
Vui thế bao nhiêu, nhục bấy nhiêu.
(Hội Tây)









































·                    Quan hệ chính trị- xã hội hề
-                     Chế giễu bọn sư hổ mang:
Đầu trọc lốc bình vôi
Nhảy tót lên chùa ngồi
I a kinh một bộ
Lóc cóc mõ ba hồi
Cơm chẳng cần cá thịt
Ăn rặt oản chuối xôi
Không biết câu tình dục
Đành chịu tiếng bồ côi
(Vịnh sư)
-                     Gái đĩ hư thân trác nết:
Thiên hạ bao giờ cho hết đĩ?
Trời sinh ra cũng để mà chơi!
Dễ mấy khi làm đĩ gặp thời,
Chơi thủng trống long dùi âu mới thích
Đĩ bao tử càng chơi càng lịch,
Tha hồ cho khúc khích chị em cười:
Người ba đấng, của ba loài,
Nếu những như ai thì đĩ mốc.                                                                                        Đĩ mà có tàn, có tán, có hương án, có bàn độc                                                                              Khá khen thay làm đĩ có tông                                                                              Khắp giang hồ chẳng chốn nào không.
Suốt Nam Bắc Tây Đông đều biết tiếng.
Đĩ mười phương chơi cho đủ chín,
Còn một phương để nhịn lấy chồng.
Chém cha cái kiếp đào hồng,
Bạn với kẻ anh hùng cho đứng số.
Vợ bợm, chồng quan, danh phận đó,
Mai sau ngày giỗ có văn nôm.
Cha đời con Đĩ Cầu Nôm.
(Đĩ cầu Nôm)



·        Sân khấu bi hài kịch

Khu đấu xảo mở ra, bày biện trăm thứ
Chà, khéo thật! Khéo mà lại mới!
Vừa rồi ai đục rỗng trời đất
Cho nên bây giờ mới biết vũ trụ tươi đẹp
Lối ăn mặc của người từ nước xa xôi đến thật lạ lùng
Chim thú trong rừng trở thành những món ăn ngon tuyệt
Nước nghèo khó tầm thường này không có gì khéo
Sẽ xin làm mũ áo cho người tượng gỗ.
è Đấu xảo là khi chợ triển lãm của Hà Nội thời Pháp thuộc. Mất nước nhưng vua quan vẫn vui vẻ dạo chơi, mua sắm
è Bọn vua quan thời bây giờ chỉ như một đám phường chèo rẻ tiền và đáng chế giễu.

·        Nền giáo dục hề
đã là người theo nghiệp bút nghiên, làm thầy thiên hạ mà lại còn “ đi ve thiên hạ thiếu chi thầy” cả một bộ phận trí thức đã bị tha hóa nghiêm trọng, mất hết tư cách làm thầy, ấy thế mà muốn làm hạng phàm phu tục tử cũng chẳng gan liều được đến đâu, bởi thế “thầy” mới cứ phải canh cánh trong lòng nỗi “ cầm kính, tình xưa” …






·        Ngày hội hề
Nguyễn Khuyến miêu tả không khí náo nhiệt của một ngày hội Tây tổ chức- Ta hào hứng tham gia, có âm thanh rộn rã của tiếng pháo, có màu sắc lấp lánh của ánh đèn treo, những lá cờ kéo đủ loại, dân thì nô nức tham gia thật nhìn qua đây là một lễ hội đông vui.
Dáng điệu của “bà quan” đường đường bệ bệ, ăn trước ngồi trên hoàn toàn đối ngược với “thằng bé”, gọi là thằng bé thì chắc là cậu bé ấy xuất thân từ tầng lớp “dân đen con đỏ” có thế mới thấy được hết những mảng màu đối lập trong xã hội đương thời. Đối lập từ địa vị xã hội đến cử chỉ việc làm, Nguyễn Khuyến đã chọn lọc từ ngữ dùng rất đắc, dáng ngồi của  quan bà thì “tênh hếch”, dáng đi của thằng bé thì “lom khom”; “tênh hếch” tức là đường bệ ngang tàng nhưng thực chất lại rất khiếm nhã vô duyên, trông khi những bà quan , những cậu ấm cô chiêu được đường hoàng ngồi “xem bơi trải” thì những phận “ khố rách”  như thằng bé chỉ được đi “lom khom” tức là chỉ được xem lén, vui trộm trong cuộc hội này, từ “ghé” là dừng vội lại, là ngiêng về một bên rõ ràng người dân nghèo không được hoan nghênh ở đây.
Tầng lớp thị dân cũng được nhà thơ đề cập đến trong bài, họ là những người “nhạy bén” nhất với  “ cuộc cách mạng văn hóa”, họ tham gia hẳn vào các trò chơi.
họ lại không phân biệt đước , mình đang chơi trò chơi hay chính mình trở thành trò chơi trong mắt kẻ khác. Bài thơ kết lại với giọng điệu vừa mỉa mai vừa xót xa ngao ngán, hai câu cuối bài như đã giải đáp được sự ngạc nhiên của chữ “ kìa” ở đầu bài của tác giả. Sao có những người chỉ biết “vui thế bao nhiêu” trước sự xa hoa giả tạo, trước cám dỗ đồng tiền, mà không biết “ nhục bấy nhiêu” cho chính mình là thế.
Nguyễn Khuyến đã bóc trần được những trò vui trong ngày hội Tây thực chất là làm cho đồng bào ta quên đi nỗi nhục mất nước, tham gia vào trò chơi một cách vô thức để rồi tự hạ thấp phẩm giá của mình.


·        Quan hệ chính trị- xã hội hề

Trong bài “ Vịnh sư” Nguyễn Khuyến đã một lần nữa cho ta thấy nhãn quan sắc sảo của mình khi đặc tả lại hình ảnh của một vị “chân tu” trong thời buổi nửa Tây nửa Tàu nhố nhăng, phức tạp. Cũng thật đáng buồn cười cho một nhà sư rất biết giữ thanh quy giới luật, không hề cần đến “thịt, cá” nhưng lại “Ăn rặt oản chuối xôi”

è Xã hội đổi thay kéo theo những giá trị luân lí xã hội cũng bị đảo lộn, sư không ra sư, thầy không ra thầy, nhưng đáng nói hơn ở đây là có một loại người đáng ra bị xem là loại người hạ tiên nhất thì giờ đây bỗng chốc trở nên có tiếng nói lớn lao trong xã hội.

Bởi chính cái xã hội ấy, đã tạo ra những dạng người như thế ấy, câu thơ của Nguyễn Khuyến hết sức sắc sảo, đã chỉ ra rõ nguyên nhân sâu xa của một hiện tượng xã hội chướng tai gai mắt, chính bởi vì “ bà đĩ”  ấy gặp thời.Hơn nữa, còn trở nên có thanh thế có, vậy liệu thước đo giá trị trong buổi giao thời này là cái gì ngoài thế lực đồng tiền và thú vui tầm thường. Tất cả cái vỏ bọc ảo bên ngoài, mọi người ai cũng nhìn thấy được nhưng họ bằng lòng với danh phận giả tạo đó bởi nó chính là quy tắc sống trong thời buổi nhiễu nhương lúc bấy giờ .


3.3 Tự trào

-Bức chân dung hài hước tự họa:

Cũng chẳng giàu, mà cũng chẳng sang,
Chẳng gầy, chẳng béo, chỉ làng nhàng.
Cờ đang dở cuộc, không còn nước,
Bạc chửa thâu canh đã chạy làng.
Mở miệng nói ra gàn bát sách,
Mềm môi chén mãi tít cung thang.
Nghĩ mình lại gớm cho mình nhỉ,
Thế cũng bia xanh, cũng bảng vàng!.
-Bức chân dung tự họa của Nguyễn Khuyến hiện lên thật hài hước. Tác giả tự khắc họa mình một cách hóm hỉnh bằng một loạt những phủ định: chẳng… chẳng… chẳng.. chẳng… và chốt lại hai chữ “làng nhàng”. Ấn tượng ban đầu về bức chân dung ấy là như thế, chỉ đơn giản là một con người làng nhàng, không có gì đặc biệt, được khắc họa không phải bằng những nét phác, mà lại bằng một loạt những phủ định. è Bức chân dung “ngược”.

-Đến những câu thơ sau, bức chân dung Nguyễn Khuyến còn có thêm những nét “nguệch ngoạc” khác, khi nhà thơ khéo léo, và hóm hỉnh, hé lộ thêm cho bạn đọc những tật xấu của mình: cờ, bạc, tổ tôm, rượu chè… tật xấu gì cũng đủ cả.

-“Bức chân dung xấu xí tự họa” của Nguyễn Khuyến được nhà thơ phác họa bằng một loạt những tính từ âm tính: “làng nhàng”, “chạy làng”, “gàn” è Nhà thơ như xoáy sâu vào từng điểm xấu, thói xấu của mình, từ dáng người, tính cách, đến những thói quen để chế giếu, cười cợt chính brn thân mình.

-Bức chân dung ấy trở thành tấm nền cho một thứ nghịch lý của chính cuộc đời nhà thơ:

“Nghĩ mình lại gớm cho mình nhỉ,
Thế cũng bia xanh, cũng bảng vàng!”.

Hóa ra những tật xấu kia được miêu tả kĩ càng, tréo ngoe đến vậy, là để đối lập lại hoàn toàn với “bia xanh, bảng vàng” kết thúc bài thơ. Một sự đối lập đầy nghịch lý, “dở khóc, dở cười”. Cái cười bật lên từ những tréo nghoe, cọc cạch, một gã gàn, một gã dở, một gã bê tha làng nhàng, thế mà cũng thi đỗ, cũng bia xanh, cũng bảng vàng. Hai câu thơ cuối cất lên thoạt nhiên người đọc tưởng là một cái cười tự đắc, một cái cười giễu cợt bản thân. “Gớm cho mình nhỉ, thế cũng bia xanh, cũng bảng vàng!” . Rõ ràng là cái giọgn điệu cười cợt, mà kẻ hời hợt dễ nhầm là cái giọng tự đắc, khoe khoang.

Thế nhưng đi sâu vào ngôn từ, cái cười cợt cất lên đến đỉnh điểm vào đọng lại ở giọt nước mắt. Đằng sau nụ cười giễu cợt bản thân ấy là cả một nỗi u hoài đau đớn. Gớm cho mình nhỉ, câu phải là một câu nói đùa, mà nó là một lời tự trách, tự rủa xả, tự đay nghiến bản thân. Tìm hiểu hai câu thơ theo hướng này, ta thấy giọng điệu câu thơ trở nên nặng nề, đay nghiến, và đau đớn. Đó chính là nỗi đau của một nhà Nho mang trí lớn giúp nước, nhưng đành bất lực trước hoàn cảnh.

-Ẩn trong nội dung bài thơ chính là tâm trạng u hoài. Nhà thơ đã chơi chữ rất kheo léo trong cụm “không còn nước”. Nước ở đây có thể là nước cờ. Mà nước ở đây, cũng có thể là đất nước, là quốc gia. Cụm từ “đã chạy làng” ám chị việc ông trở về ở ẩn. Cách dùng từ này cho thấy một  nỗi đau xót, dằn vặt bản thân ghê gớm. “chạy làng” là việc của kẻ hèn nhát, đằng này, ông lại là một Nho sĩ, có nhiệm vụ phải gánh vác giang sơn, “quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách” è Ở đây có một sự dằn vặt, đay nghiến bản thân, có một sự tự trách!

-Tâm trạng tự trào ấy cũng được nhắc đến nhiều trong thơ Nguyễn Khuyến, có thể kể đến “Vịnh tiến sĩ giấy”:

“Tưởng rằng đồ thật, hóa đồ chơi” è Ông tự trách mình, tự sỉ vả mình =è Bi kịch tinh thần của một nhà Nho yêu nước.



إرسال تعليق