Search Suggest

GIỚI THIỆU MỘT SỐ TRUYỆN TRẠNG ĐÔNG NAM Á



I.                  CÁC VẤN ĐỀ CHUNG
1)                Các khá niệm chung
a)     Motif
motif là những chi tiết tình tiết,yếu tố được lặp lại nhiều lần trong các tác phẩm khác nhau ở cùng một thể loại.
b)    Khái niệm Trạng
-         Những nhà khoa bảng trí thức không đỗ Trạng Nguyên.
-         Có tài năng, trí tuệ, cuộc đời có nhiều yếu tố cổ tích è Được dân gian yêu mến và tôn vinh làm Trạng.
-         Có thể là nhân vật có thật, có thể là nhân vật hư cấu.
-         Biểu trưng cho trí tuệ, tinh thần phê phán, tinh thần phản kháng quyết liệt của nhân dân lao động với giao cấp thống trị đương thời.
-         Phân biệt truyện trạng với truyện cổ tích về nhân vật thông minh:
o   Tính hệ thống: truyện trạng mà một chuỗi những câu chuyện về cuộc đời một nhân vật trung tâm từ lúc nhỏ cho đến lúc trưởng thành.
o   Khái niệm trạng: Là những nhân vật có tài năng và học thức được nhân dân yêu quý, phong Trạng. è Nhân vật người thông minh chỉ là một nhân vật có trí tuệ hơn người, ko được phong trạng.
c)     Một vài đặc điểm chung  motif truyện Trạng:
-         Những cuộc đấu trí quyết liệt è Làm bật lên tiếng cười hóm hỉnh.
-         Đối tượng đả kích: Thói hư tật xấu trong xã hội, phản kháng giai cấp phong kiến, đấu tranh chống thể lực ngoại xâm.
-         Đối tượng đả kích tập trung: Vua, quan, chúa, các hiện tượng mê tín dị đoan, sư, sứ thần Trung Quốc.
-         Bối cảnh, thời đại: Giai đoạn giai cấp thống trị phon g kiến đang trên đà suy thoái, các thế lực ngoại bang đang lăm le xâm chiếm đất nước.
2)                TÓM TẮT TRUYỆN TRẠNG QUỲNH, THƠ MIÊNG CHÂY, XIÊNG MIỆNG
a)     Trạng Quỳnh
-          - Trạng Quỳnh được đồn rằng giỏi từ trong bụng mẹ, khi lên sáu, lên bảy đã nổi tiếng thông minh và lắm mưu nhiều kế, tính thích đùa nghịch khác người. Ông dám trêu chọc, bỡn cợt cả những kẻ có quyền chức nhưng độc ác, ngu xuẩn và dốt nát. Những giai thoại về Trạng, từ thời niên thiếu cho đến khi đỗ đạt làm quan được lưu truyền rất nhiều trong dân gian.
-         Tiếng cười của truyện Trạng Quỳnh hướng về chúa Trịnh nhiều hơn cả. Chúa Trịnhhiện ra trong hệ thống truyện Trạng Quỳnh như một kẻ xảo quyệt, gian tham, tàn ác.Với bọn phong kiến phương Bắc, Trạng Quỳnh cũng không hề buông tha, mà đả kích mạnh mẽ vào thói kiêu ngạo, ngang ngược, hợm hĩnh của chúng.
-         Hệ thống truyện Trạng Quỳnh là một bức tranh châm thực về xã hội Việt Nam đang trên đà mục nát và suy vong, Trạng Quỳnh đã thay mặt nhân dân lao động làm một cuộc "khởi nghĩa" bằng tiếng cười để từ giã chế độ phong kiến suy tàn một cách hài hước nhất.
b)    Thơ Mênh Chây – Campuchia
Chùm truyện kể về Thơ mênh Chây được nhân dân Campuchia rất ưa thích. Anh chàng Thơ mênh Chây khi đi ở cho tên nhà giàu đã chơi xỏ chủ bằng chính những lời nói của chủ, khi bị nhà vua thử tài và đày đọa đã ứng phó tài tình nhanh trí, nhiều khi quật lại rất đau và khi đấu trí với sứ giả Trung Quốc thì cũng được cuộc.
c)     Xiêng Miệng – Lào
-         Thuộc hệ thống truyện cười Lào, kể lại những trận đấu trí linh hoạt, thông minh giữa một chú tiểu tên là Xiêng Miệng với bọn vua quan phong kiến
-         Cuộc đời của Xiêng Miệng kết thúc bằng cái chết nhuốm màu sắc bi kịch. Cái chết ấy, một mặt có ý nghĩa tố cáo, nhưng mặt khác cũng là sự thể hiện tính quy luật của các cuộc đấu tranh lẻ tẻ, tự phát của nhân dân lao động chống lại thế lực cầm quyền trong chế độ cũ.
II.                SO SÁNH 3 TRUYỆN TRẠNG.
a)    Đặc điểm chung
-         Bối cảnh thời đại: Thời kì suy tàn của chế độ phong kiến, tập đoàn phong kiến phương Bắc lăm le xâm chiếm đất nước.
-         Mục đích xây dựng: Tố cáo, đả  kích, phê phán những thói hư tật xấu của xã hội đặc biệt là giai cấp thống trị, sự phản kháng của nhân dân với giai cấp thống trị; xây dựng một nhân vật biểu hiện cho trí tuệ, ước mơ, công lý của nhân dân/
-         Đối tượng đả kích: vua, qua, chúa, bọn địa chủ phong kiến, sứ thần phương Bắc.
-         Cuộc đời và tính cách của các Trạng:
·  Nhà nghèo, sống ở làng quê.
·  Hiếu thảo với cha mẹ è Phụ giúp cha mẹ bằng cách làm việc cho bọn quan lại, địa chủ.
·  Nông dân pha tiểu thị dân è Trí tuệ, thông minh, lém lỉnh, giàu kinh nghiệm thực tiễn.
ð Đại diện cho trí tuệ của nhân dân,  nói lên tinh thần dân chủ, ước mơ của nhân dân.
-         Những motif chung trong 3 truyện Trạng:
·  Motif về các món ăn chơi khăm vua: món ăn mầm đá (TQ), thuốc thơm (XM).
·  Motif thử thách vô lí về sự sinh đẻ của loài vật: con dê đực đẻ con, con gà trống không đẻ trứng.
·  Motif dùng con vật con để đánh thắng con vật trưởng thành: dùng con nghé để thắng con trâu, con gà con để thắng con gà chọi.
·  Motif giải đố đấu trí sứ Tàu.
-         HÌnh thức:
·  Nhân vật: Chỉ có 1 nhân vật trung tâm, có sự lặp lại các nhân vật phụ. Nhân vật Trạng được mô tả từ nhỏ => lớn, có kết cục số phận.
·  Cốt truyện: ít miêu tả thiên nhiên, tập trung vào tình huống cụ thể, trung tâm.
·  Nhan đề ngắn gọn è Làm nổi bật chủ đề.
·  Chịu sự chi phối của quan điểm logic và thẩm mỹ của nhân dân è Là bản cáo trạng cho tội ác của bọn giai cấp phong kiến.
·  Yếu tố tiếng cười châm biếm è Xuât phát từ những cái mưu trí, thông minh của Trạng, bản chất thì là sự đối lập tương, phản giữa trí tuệ của nhân dân, và sự ích kỉ, ngu dốt của bọn thống trị.
b)    Đặc điểm riêng

a. Xuất thân nhân vật
Thơ Mênh Chây
Xiêng Miệng
Trạng Quỳnh
Xuất thân của ThơMênh Chây vẫn còn là một dấu hỏi lớn. Nó mang đầy màu sắc kì ảo qua giấc mơ của người mẹ. Yếu tố cổ tích chi phối sự ra đời của Chây nó mang tương đồng với các truyện dân gian  Việt Nam như: Sọ Dừa, Thánh Gióng.
- Khác với Chây, Xiêng Miệng xuất thân không kì ảo nhưng cũng không rõ ràng .Chỉ biết Khăm sinh ra trong một gia đình nghèo khó, phải làm con nuôi nai bản và bắt đầu cuộc sống ở đợ từ đó.

- Riêng với Quỳnh, đó là câu chuyện xoay quanh ông trạng có thật ở Việt Nam. Nguyễn Quỳnh ( 1677- 1748) là một danh sĩ  thời Lê-Trịnh (vua Lê Hiển Tông), từng thi đỗ Hương Cống nên còn gọi là Cống Quỳnh. Ông nổi tiếng với sự trào lộng, hài hước tạo nên nhiều giai thoại nên trong dân gian vẫn thường gọi ông là trạng Quỳnh dù ông không đỗ trạng nguyên .

è Hoàn cảnh xuất thân từ chỗ đầy yếu tố kì ảo trong Thơ Mênh Chây được đẩy lên hiện thực trong Xiêng Miệng. Nhưng chỉ ở Trạng Quỳnh – Việt Nam, nhân vật Trạng Quỳnh mới được xác định tên tuổi, quê quán cụ thể. Như vậy,  ta thấy được hiện thực thể diện mạnh dần từ ThơMênh Chây tới Xiêng Miệng mạnh nhất là Trạng Quỳnh của Việt Nam.
b. Không gian và thời gian.
Thơ Mênh Chây
Xiêng Miệng
Trạng Quỳnh
1.     Không gian trải rộng nhưng dường như không rõ ràng.
2.     Thời gian tuân theo môtip truyện cổ dân gian “ngày xửa ngày xưa” “ngay sớm hôm sau”

1.     Trong Xiêng Miệng không gian còn hạn hẹp phạm vi gói gọn trong chùa, trong cung, trên sông.
2.     Thời gian cũng không được đề cập rõ ràng rành mạch

1.     Riêng những câu chuyện về Trạng Quỳnh được người đời sau kể lại diễn ra vào thời vua Lê chúa Trịnh.
2.     Mỗi sự kiện diễn ra vào thời điểm cụ thể, không gian thường gắn với một địa danh nhất định.
à Có tính gắn liền với lịch sử, đó là điều đặc sắc mà trong Truyện Quỳnh mới có được.


c)     Đối tượng đả kích
Đối tượng đả kích:tập trung xung quanh mối quan hệ của nhân vật trung tâm của tác phẩm với các nhân vật chính
-         Trong Thơ Mênh Chây:Chây – Chúa đất Setthay, Chây – nhà Sư, Chây – Vua, Chây – Sứ giả Trung Hoa.
-         Trong Xiêng Miệng : Xiêng Miệng – Châu Mường, Xiêng Miệng – nhà Sư, Xiêng Miệng – Pha Nha, Xiêng Miệng – Sứ giả Trung Hoa.
-         Trong Trạng Quỳnh: Quỳnh – Quan, Quỳnh – Nhà Sư, Quỳnh – Chúa Trịnh, Quỳnh – Thần linh  (Bà chúa Liễu), Quỳnh – Sứ giả Trung Hoa.
Đối tượng đả kích tập trung:
-         Trong Thơ Mênh Chây:Chây – Chúa đất Setthay
-         Trong Xiêng Miệng: Xiêng Miệng – nhà Sư
-         Trong Trạng Quỳnh: Quỳnh – Chúa Trịnh
Xuất thân từ những hoàn cảnh khác nhau. Truyện Trạng nói lên tất cả các mặt trái của xã hội một cách công khai, quả quyết, không chùn bước, không nao núng trước các hình phạt tàn bạo.

d)    Cuộc đấu trí giữa Trạng và sứ thần TH

Ì Hoàn cảnh:  TQ lăm le xâm chiếm bờ cõi è sứ Tàu sang đưa ra những câu hỏi hóc búa để thử thách dân tộc è Nếu dân tộc thất bại, sẽ lộ ra cái yếu ớt, sơ hở, bọn TQ sẽ dựa vào đó, lấy cớ để đánh chiếm.
Ì Diễn biến cuộc đấu trí (Tự rút DC):
-         Câu hỏi rất hóc búa, đánh đố.
-         Trạng luôn bình tĩnh, giữ thế chủ động è Giải quyết được bài toán một cách thông minh nhất è Đề cao trí thông minh của nhân dân.
-         Chỉ ra cái ngu dốt, giả dối của bọn sứ tàu è Sỉ nhục kẻ địch è Biểu hiện của lòng tự tôn dân tộc.
Ì Ý nghĩa cuộc đấu trí:
-         Thể hiện ý thức dân tộc cao.
-         Đề cao tình đoàn kết, thống nhất dân tộc
ètinh thần tự lực tự cường, tinh thần yêu nước và nêu cao quyết tâm giữ nước, bảo vệ đất nước của nhân dân banước Đông Dương.
Ì Sự khác biệt:
Bên cạnh điểm giống cũng có những điểm khác như: TMênh Chây và Trạng Quỳnh đấu trí với sứ giả Trung Hoa có phần căng thẳng và kịch tính hơn là Xiêng Miệng đấu với sứ giả Trung Hoa (Dẫn chứng).
Biểu hiện:
-         Số lượng truyện.
-         Mức độ kich tính của tình huống, thử thách.
e. Cuộc đấu trí giữa Trạng và giai cấp  thống trị phong kiến.
·        Mênh Chây - con người Khơ Me cực kì thông minh đã dùng những lý lẽ bình dị nhất đễ trị thói kiêu ngạo hống hách của chúa đất Set Thây bằng nhiều cú đau điếng liên tục. Trí tuệ dân gian còn dựng truyện cho Chây khi xử trí với quốc vương làm cho đức vua bẽ mặt nhiều phen. Chính là trận thua đầu  đời trước Set thây đã nung nấu trong ông sư uất hận. Chây xin vào ở đợ nhà Sét thây với mục đích trả thù, đánh  bại mưu mô độc địa lão chúa đất bằng cách đơn giản hoá đến mức tối đa lời sai khiến của Sét Thây.
Dẫn chứng: Sét Thây bảo chăn bò để trông ruộng đất, Chây chơi lão ta bằng cách chỉ coi ruộng đất mà để ý đến trâu ăn lúa. Khi lão chúa đất tức giận Chây trả lời một câu hài hước, ngây ngô: “Ông chỉ ra lệnh cho tôi trông coi những thửa ruộng. Ruộng đất thì chỗ nào còn nguyên chỗ ấy, ông cứ việc kiểm tra xem có hư hao gì không?”
Không chịu được Chây, Sét Thây tiến cử Chây cho vua. Chây thể hiện rõ trí thông minh của mình bằng cách đánh vào tâm lý vua, cùng một chút mưu mẹo làm cho nhà vua tâm phục khẩu phục. Trong một lần đi chơi muốn làm Chây bẻ mặt vua ra lệnh mọi người phải chuẩn bị một con ngựa mà không cho Chây biết. Khi Chây đến vua nói: “ Chây, ngay sớm nay ngươi hãy đi theo hầu ta. Và nhớ rằng ngươi phải tự tìm một con ngựa mà cưỡi. Trái lệnh thì ta trị tội”.Không bận tâm, Mênh Chây chạy đến bàn cờ và cầm ngay một quân mã. Khi vua trị tội ông đưa quân mã  ra và nói: “Thưa đức vua, đây là con ngựa, tôi đã tìm cho bằng được để mang theo hầu ngài.”
·        Với Xiêng Miệng, xã hội mà ông đang sống bị phân hoá cao độ, vua quan trở thành sự đối lập với nhân như nước với lửa, trở thành gánh nặng của nhân dân, không những thế còn rất nhiều con người lợi dụng sự tin cậy của nhân dân vào Phật giáo - quốc giáo của Lào để trục lợi cho bản thân. Xiêng Miệng dùng trí thông minh như tiếng nói phản kháng đấu tranh quyết liệt với sự ngu dốt lố bịch, kệch cỡm của giai cấp thống trị. Xiêng Miệng lợi dụng cái ngu dốt của ba vị sư huynh trong chùa để trừng phạt tội tham lam, lười biếng của học, khiến họ phải ăn lại bã mía của mình.
Dẫn chứng: Sau khi vào chùa, mọi công việc nặng nhọc đều bị ba vị sư huynh giao cho Khăm làm, ngay cả việc cầu kinh cũng Khăm lo hết.Nhận được bảy cây mía từ tín chủ nhưng tất cả đều bị ba ông lớn chén sạch. Tức giận, Khăm nhặt tất cả các mắt mía lại, thủng thẳng ngồi nhai, miệng lẩm bẩm: “ Thật là phúc đức cho ta, bao nhiêu “khỏ” bấy nhiêu điều thông minh. Thế là ta sắp trở thành một vị chân tu, ta phải ăn cho hết những “khỏ” thông minh của đức Phật ban cho”. Ba vị sư tưởng thật, nài xin tiểu khăm chia lại cho một ít. Khăm giả bộ tiếc rẻ nói: “ Tôi đã trót nhai hết cả. Nhưng trong bả các mắt mía tôi nhè ra vẫn còn sót lại ít nhiều sự thông minh.Các sư thầy chịu khó nhai lại đề hưởng lộc của đức Phật vậy.” Họ tưởng thật nên tranh nhau nhai bã, lúc này tiểu Khăm mới vỗ tay cười. Biết bị chơi xỏ, nhưng cũng đành chịu.
Hay Xiêng Miệng lợi dụng sai sót trong cách dùng từ của Phanha, ông đã cho Phanha chờ đợi ớt trong cơn đói bụng còn Xiêng Miệng thì đánh được một giấc say.
Trong bữa cơm của Pha Nha ông sai Xiêng Miệng ra ngoài vườn nhặt mấy quả ớt vào ăn. Xiêng Miệng ra vườn nhưng không thấy ớt rụng liền đánh một giấc.Pha Nha chờ lâu sai người ra kêu Xiêng Miệng vào trách mắng. Miệng nhanh nhảu trả lời: “Pha Nha sai thần ra nhặt ớt, thần không dám trái lệnh. Ớt trong vườn Pha Nha thật nhiều quả nhưng tất cả đều ở trên cành không có quả nào rơi xuống để nhặt cả….”.Pha Nha biết bị chơi xỏ nhưng không thể làm gì Xiêng Miệng.
·        Về phần Quỳnh, ông làm trạng trong một đất nước bị chia sẻ bởi quyền lợi của họ Mạc, cựu thần nhà Lê nhốn nháo trả thù. Bọn quan lại a dua lao vào con đường truỵ lạc tha hoá. Trí thức cũ có tinh thần dân tộc thì bất lực phản đối triều Mạc đầu hàng giặc Minh.Trạng Quỳnh chĩa mũi nhọn vào mọi thứ quyền uy lớn nhỏ của xã hội phong kiến. Trạng Quỳnh đã đồng thời công kích cả vương quyền lẫn thần quyền, hai thành lũy vốn từ lâu là thiêng liêng bất khả xâm phạm của chế độ quân chủ. Vua Lê, chúa Trịnh, thần thánh, quan lại, sứ giả của "Thiên triều"... trong truyện Trạng Quỳnh đều là những hình tượng nhân vật ngu đần, kệch cỡm đều trở thành những cái bung xung để làm trò cười cho nhân dân. 
Dẫn chứng:Truyện trạng Quỳnh xoáy sâu hơn vào thực trạng xã hội, lên án sự mục ruỗng tàn bạo chèn ép cuộc sống nhân dân. Trạng dám vay tiền chúa Liễu, dám bỡn cợt chơi xỏ thậm chí trả đũa Chúa, nhiều phen làm cho vua Tàu, sứ Tàu liểng xiểng.Còn bọn quan lại tất nhiên luôn luôn là đối tượng bị phá bị bài xích của ông. Khác với Thơ Mênh Chây, Xiêng Miệng ở Quỳnh có sự vận dụng nhuần nhuyễn, thuần thục các thể loại dân gian: Vịnh, câu đố hay chơi chữ. Câu chuyện Thết chúa “đại phong” đã thể hiện cái độc đáo trong việc chơi chữ sữ dụng từ ngữ độc đáo để lừa chúa nhịn đói, chờ đợi để nếm món lạ: “Tương”. Hay Quỳnh sự dụng hai câu đối khiến hai quan văn võ ngu dốt đánh nhau một trận sứt đầu mẻ trán:
“Thị vào chầu, thị đứng thị trông, thị muốn ấy, thị không có cậy”
“ Vũ ỷ mạnh, vũ ra vũ múa, vũ bị mưa, vũ bị xoắn lông”
Hay Quỳnh còn sử dụng bài vịnh sau để đương đầu với thế lực siêu nhiên, khiến tượng bà Banh phải vã mồ hôi như tắm và không còn linh thiêng nữa
“ Khéo đứng ru mà đứng mãi đây!
Khen ai đẽo đá tạc nên mày
Trên cổ đếm đeo dăm chuổi hạt
Dưới chân đứng chéo một đôi giày
Cởi váy phất cờ treo ghẹo liễu
Để đồ bốc gạo thứ thanh thầy
Có tiếng sao chẵng ngồi toà ngọc?
Khéo đứng ru mà đứng mãi đây?”
Hay còn là cách trêu ghẹo con gái chảnh choẹ, chua cay của phú hộ. Tuy dung tục nhưng không  kém phần dí dỏm, sâu sắc thông qua bài thơ thất ngôn tứ tuyệt “ Chị nỡ lòng nào”:
“Tuyên Quang, Hoằng Hoá cũng thì vua
Nắng cực cho nên phải mất mùa
Lại đứng đầu bờ xin xỏ chỉ
Chị nở lòng nào chị chẳng cho…”
Tuy chênh lệch không nhiều về số lượng nhưng mỗi ông Trạng đều có đối tượng phản ánh chú yếu, nếu Trạng Quỳnh phần nhiều tố cáo chúa Trịnh và chơi khăm sứ Tàu, Xiêng Miệng chơi khăm sư sãi, thì Thơ Mênh chây lại chơi xỏ những  tên chúa đất những tên bịp bợm. Nó phù hợp với thực trạng xã hội đương thời-rối ren phức tạp khi các thế lực phong kiến chèn ép nhân dân.
Qua đó ta thấy được bộ mặt thật của những hạng người trong xã hội phong kiến suy tàn, nội chiến dai dẳng, ngoại xâm đe doạ, nền tảng kinh tế chính trị mất thế ổn định, nhân dân lao động cơ hàn đói khổ, không ngớt lời lên án tầng lớp thống trị. Đồng thời thể hiện khát vọng về quyền sống tự do, vì lẽ sống công bằng đạo lý truyện Trạng đương đầu với toàn bộ khuôn phép đang đè nặng lên con người.
è Nhìn chung dù cuộc đấu trí có khác nhau về nội dung cũng như cách phản ứng của các nhận vật trạng nhưng chiến thắng của các trạng dân gian bao giờ cũng đem lại tiếng cười giòn giã cho người lao động. Đặc điểm chung của các tác phẩm Việt, Lào, Miên, Thái này là tính cách trào lộng cho vui tai, chửi đời cho hả hê, khoái trá. Độc giả càng cười trước những lố lăng, những tật xấu của người đời bao nhiêu, thì lại càng thấy công phẩn trước những bất công và những bộ mặt tiêu cực, sa đọa của những thể chế, nhân quần, xã hội bấy nhiêu.
Cái chết của Trạng
Thơ Mênh Chây
Xiêng Miệng
Trạng Quỳnh
Thơ Mênh Chây ra đi trong cơn bạo bệnh, để lại sự thương tiếc cho gia đình nhân dân, đặc biệt là người bị Chây chơi xỏ nhiều nhất-Đức Vua.
è Kết truyện thể hiện tính nhân văn sâu sắc, mâu thuẫn giữa vua là Chây được giải quyết bằng việc Chây truyền lại trí thông minh của mình cho nhà vua.

Xiêng Miệng biến mất sau lần chơi khăm quá đáng với một chú Tiểu, Chú tiểu tức giận bỏ Xiêng Miệng vào rừng gai mây, rách cả quần áo da thịt và không tài nào ra được nữa. Qua các câu chuyện ta thấy Xiêng Miệng là người rất có tài, thông minh, nhưng khuyết  điểm lớn nhất của ông chính là thiếu tình thương, sự cảm thông và lòng kiêu ngạo. àCái chết của ông chính là tiếng nói sâu sắc của nhân dân Lào: “Trí thông minh phải đi liền với tình thương mới trở thành một người duy trì công lý cho nhân dân”

Trạng bị chúa thuốc chết, vua thử thuốc của Trạng è chết. Cái chết  của Trạng Quỳnh thể hiện sự bế tắc, cuộc chiến đấu mạnh mẽ nhưng không có lối thoát. Trạng Quỳnh ghét chế độ phong kiến nhưng không phủ nhận được chế độ ấy. Tuy nhiên, Trạng Quỳnh là một trong những sáng tác dân gian đạt tới mức độ phản phong ít thấy trong các truyện cổ dân gian.
-“Trạng chết chúa cũng băng hà” è Dùng cái chết để đấu tranh è Sự đấu tranh gay gắt đến tận cùng.
è Giá trị phản phong lên đến đỉnh điểm, là đỉnh cao của 3 truyện.


III.           Hình thức nghệ thuật
a)     Nghệ thuật trần thật
-         Điểm nhìn trần thuật: ngôi thứ 3 è Góc nhìn của nhân dân è quan Nđiểm và tư tưởng thẩm mỹ của nhân dân.
-         TÌnh huống truyện: gay cấn, kịch tính, hấp dẫn è Tăng tiến theo hệ thống truyện.
b)    Nghệ thuật trào phúng
-         Tiếng cười đả kích, châm biếm bật lên từ những ứng xử, đối thoại thông minh của trạng.
-         Yếu tố cái hài bật lên từ mâu thuẫn, xung đột giữa trí tuệ, cái tốt đẹp của của nhân dân và cái ngu ngốc, xấu xa của bọn giai cấp thống trị, bọn sứ Tàu Trung Hoa.
c)     Ngôn từ nghệ thuật
-         Ngôn ngữ nhân dân, dễ hiểu, gần gũi, thông tục, dễ nhớ, dễ lưu truyền.
-         Sử dụng thành ngữ, tục ngữ những câu tục ngữ “Người năm bảy đống, của năm bảy loài”, những câu “ Đồ nhà kho vừa nhọ vừa thâm” ‘ ăn không nên đọi nói không nên lời”
-         Từ địa phương
-         Nói lái, chơi chữ:  đại phong è Lọ tương; “ đực thiến’-“ thiện đức”. “ngáy đèo’-“ đá bèo”

إرسال تعليق