Search Suggest

KẾT CẤU TÁC PHẨM VĂN HỌC


KẾT CẤU TÁC PHẨM VĂN HỌC
I.                   KHÁI NIỆM
-          Kết cấu tác phẩm là toàn bộ tổ chức tác phẩm phục tùng đặc trưng nghệ thuật và mục tiêu nghệ thuật nhà văn tự đặt ra cho mình. Kết cấu tác phẩm không bao giờ tác rời nội dung cuộc sống trong tác phẩm.
-          Theo lí luận văn học hiện đại, khái niệm kết cấu được làm sâu sắc thêm bằng khái niệm cấu trúc:
o   Kết cấu là thực thể: là tổ chức và sắp xếp sự vật, là bộ phận cấu thành nên hình thức sự vật, đem các nhân tố khác nhau xếp vào một trật tự.
o   Kết cấu là quan hệ (Hiểu như là cấu trúc): không phải là tồn tại vật chất, nhưng có thể làm cho các bộ phận sự vật gắn kết hữu cơ hài hòa.
o   Cấu trúc là quy tắc, trật tự, logic: logic liên kết các sự vật cùng loại, là cấu trúc bề sâu è Quy tắc định hình và phát triển của sự vật, có tính chất đồng đại và vĩnh hằng.
o   Cấu trúc là phương pháp và mô hình:
§  Cấu trúc là mô hình có được do giản lược sự vật, để mọi người có cái nhìn thống nhất về sự vật đó.
§  Cấu trúc là phương pháp phân tích ý nghĩa, tháo dở văn bản, giải cấu trúc, giải thích ý nghĩa văn bản.
-          Kết cấu là phương tiện biểu đạt ý nghĩa nghệ thuật
o   Kết cấu xuất hiện như một mặt của bản thân hình tượng được sáng tạo è Quá trình sáng tạo hình tượng đòi hỏi phải có một kết cấu phù hợp giữa nội dung và hình thức.
o   Kết cấu thể hiện sự tư duy của nhà văn: Việc lựa chọn một kết cấu mang dụng ý nghệ thuật của nhà văn.
è Kết cấu là phương tiện tổ chức hình tượng nghệ thuật và khái quát cảm xúc, tư tưởng cụ thể, độc đáo.
II.               CÁC BÌNH DIỆN VÀ CẤP ĐỘ KẾT CÂU
1.      Khái niệm cấu trúc bề mặt và cấu trúc bề sâu (Theo Chomsky)
-          Cấu trúc bề mặt là tầng ngữ cú có thể quan sát có tác dụng biểu hiện: kí hiệu âm thanh, chữ viết, cú pháp.
-          Cấu trúc bề sâu: cấu trúc ý nghĩa của cái được biểu đạt.
2.      Các bình diện kết cấu bề mặt
Hệ thống hình tượng nhân vật
a)     Là sự tổ chức các quan hệ nhân vật cụ thể:
++ Quan hệ bổ sung phụ thuộc: Quan hệ giữa các nhân vật cùng loại, nv bổ sung là nv phụ (Anh Dậu, cái Tí bổ sung cho chị Dậu)
++ Quan hệ bổ sung đồng đẳng: Nv cùng loại thể hiện đặc điểm của một lớp người (5 nv trong gặp gỡ cuối năm của Nguyễn Khải)
++ Quan hệ đối lập (Thạch Sanh – Lý Thông, người lính – quân thù)
++Quan hệ đối chiếu tương phản (DonKijote và Sancho Pantra, Thúy Vân – Thúy Kiều)
b)     Là sự tổ chức nhân vật nhằm phản ánh đời sống:
++Vai trò xã hội: Khái quát đặc điểm giai cấp, nghề nghiệp, huyết thống, gia tộc…)
++Vai trò văn học: một phương tiện nghệ thuật, thực hiện chức năng nghệ thuật (tố cáo, phê phán, tấm gương, kẻ nổi loạn…)

Kết cấu cốt truyện: Sự liên kết các sự kiện
a)     Liên kết các sự kiện lại thành truyện, có mở đầu, thắt nút, phát triển, cao trào, kết thúc.
- Cấu trúc cốt truyện phụ thuộc vào quan hệ thẩm mỹ của tác giả với hiện thực: đôi khi không đủ các thành phần nêu trên (VD: Có kết thúc chỉ mang hướng gợi mở chứ không giải quyết vấn đề).
- Việc xác định đúng thành phần cốt truyện là chìa khóa để lí giải đúng nội dung tư tưởng tác phẩm.
b)     Mối quan hệ giữa kết cấu cốt truyện và trật tự trần thuật:
-Kết cấu cốt truyện: sự liên kết sự kiện theo quan hệ nhan quả; kết cấu trần thuật: cách trình bày sự kiện.
-Hai kiểu trật tự trần thuật: tuyến tính và đồng hiện.
c)     Tổ chức cốt truyện theo các motif hay công thức cốt truyện.
VD: motif giết quái vật cứu người đẹp, motif chàng ngốc… trong truyện cổ tích.
d)     Yêu cầu của việc kết cấu cốt truyện
-Thể hiện số phận, tính cách con người.
-Phản ánh xung đột, mâu thuẫn của đời sống.
+Xung đột cục bộ (gắn với sự kiện cụ thể, nguyên nhân cụ thể, có thể lí giải và giải quyết).
+Xung đột phổ biến (những xung đột phổ quát của nhân loại, phạm vi xung đột rộng hơn cốt truyện nên kết thúc tác phẩm xung đột chưa được giải quyết)
Kết cấu văn bản ngôn từ: Sự phân bố thế giới hình tượng vào văn bản ngôn từ nhằm đạt hiệu quả thẩm mỹ
2.1 Bố cục và thành phần trần thuật
-          Trần thuật là sự trình bày liên tục bằng lời văn các tình tiết, sự kiện, sự biến đổi xung đột, nhân vật một cách cụ thể hấp dẫn theo cách nhìn cách cảm nhất định.
a)     Thành phần trần thuật ứng với thành phần cốt truyện nhưng o khớp nhau một cách máy móc: bao gồm cả yếu tố cốt truyện lẫn các yếu tố tĩnh tại (trình bày lai lịch nhân vật, bối cảnh…)
b)     Sắp xếp mối tương quan thời gian cốt truyện và thời gian trần thuật theo quan hệ sau trước:
-Không phải lúc nào điểm khởi đầu và kết thúc của cốt truyện cũng trùng với điểm khởi đầu và kết thúc của trần thuật.
-Sự so le hai thời gian này tạo khả năng biểu hiện to lớn, làm bật nội dung chủ đề (VD: ý nghĩa của kết cấu đồng hiện, dòng ý thức…)
c) Sự phối hợp các thành phần trần thuật để tạo nên nhịp điệu trần thuật: nhanh, chậm, dồn nén gấp gáp hay dàn trải è Thể hiện ý đồ nghệ thuật của người nghệ sĩ.
2.2 Tổ chức điểm nhìn trần thuật
a)     Xét theo phương diện “trường nhìn trần thuật”( điểm nhìn bao quát thế giới từ một chỗ đứng nào đó):
+Trường nhìn tác giả: Đứng ngoài câu chuyện, không bị giới hạn.
+Trường nhìn nhân vật: Đứng trong câu chuyện, bị giới hạn bởi các chi tiết tạo hình (bởi tính cách, trình độ hiểu biết, ý thức hệ, lập trường)
b)     Xết theo phương diện tâm lý:
+ĐIểm nhìn bên ngoài: quan sát các biểu  hiện tâm lý từ bên ngoài thông qua nét mặt, cử chỉ, hành động…
+Điểm nhìn bên trong: Trực tiếp bộc lộ diễn biến tâm lý qua một lăng kính tâm trạng cụ thể.
c)     Điểm nhìn của người kể chuyện:
+Nội tiêu điểm: Người kể chuyện đóng vai nhân vật tham gia vào câu chuyện, xưng tôi và bị giới hạn bởi các yếu tố tạo hình nhân vật người kể chuyện.
+Ngoại tiêu điểm: Người kể chuyện đứng ngoài câu chuyện và kể một cách khách quan, nhân vật người kể chuyện giấu mình.
+Phi tiêu điểm: Người kể chuyện đóng vai trò của Chúa, có thể bao quát tất cả sự kiện một cách khách quan và nhập thân vào nhân vật để trình bày diễn biến tâm lý nhân vật.

3.      Các bình diện kết cấu bề sâu
-          Để khám phá mã, cần tìm các yếu tố trừu tượng sau các yếu tố cụ thể.
-          Điều quan trọng nhất khi khám phá cấu trúc bề sâu là tìm các “cặp đối lập”
o   Cặp nhân vật đối lập: ng họ Hoa bị bệnh lao và chí sĩ họ Hạ bị giết trong tác phẩm “Thuốc” của Lỗ Tấn.
o   Cặp đối lập giai cấp thống trị (cường hào ác bá) – giai cấp bị trị (nông dân); khát vọng sống lương thiện – môi trường phi nhân tính trong Chí Phèo.
o   Cặp đối lập bản năng ham sống – thiên tính nữ trong Vợ nhặt.
o   Cặp đối lập tài – mệnh; sắc – mệnh; đấng, bậc – quân vô loài trong truyện Kiều.
o   Cặp đối lập không gian vườn bách thú và không gian đại ngàn trong Nhớ rừng.
o   Cặp đối lập không gian hiện thực và không gian huyễn ảo trong Nghệ nhân và Margarita.



إرسال تعليق