Search Suggest

NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA VĂN HỌC VIỆT NAM 1930 - 1945 (PHẦN 2)



3Nền văn học phân hóa thành nhiều xu hướng phức tạp
-         Phân chia: văn học hợp pháp và văn học bất hợp pháp dựa trên thái độ chính trị của người cầm bút với chính quyền thực dân.
+Văn học hợp pháp:
Hoàn cảnh
Quan điểm sáng tác
Thành tựu
Hạn chế
Luôn bi khủng bố, người sáng tác, lưu hày hay tàng trữ đều bị bắt bớ, tù đày
Thống nhất quan điểm: Coi văn hoc là vũ khí đấu tranh cách mạng.
-1930-1945: phát triển mạnh mẽ, thể hiện đường lối của ĐCS, gắn liền và phục vụ các phong trào cách mạng.

-Nổi bật là các tập thơ sáng tác trong tù: Ngục Kontum (Lê Văn Hiến), Nhật kí trong tù (HCM), xiềng xích (Tổ Hữu)

-Hình tượng chính: Chiến sĩ say mê lí tưởng, khát khao chiến đấu, sẵn sàng xả thân vì giai cấp dân tộc và nhân loại trên tinh thần lạc quan chiến thắng. Nhận thức được quy luật khách quan lịch sử è cảm thấy hoàn toàn tự do dù bị tù đày.
Điều kiện vật chất hạn chế, nhiều người sinh ra ko có năng khiếu nghệ thuật è Nhiều tác phẩm chưa thật sự xuất sắc.

+Văn học hợp pháp:
-         Chịu sự chi phối của chính sách văn hóa nhà nước thực dân, bị kiểm duyệt khắt khe.
-         Phân hóa phức tạp theo nhiều xu hướng, mỗi xu hướng có một tờ báo riêng làm cơ quan ngôn luận cho mình: Tự lực văn đoàn với Phong hóa, ngày nay…
-         Xuất hiện thể văn mới: văn phê bình; với những cuộc bút chiến về các đề tài như nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh; chủ nghĩa tả chân với chủ nghĩa lãng mạn…
-         Hai bộ phận chính: Trào lưu văn học lãng mạn và trào lưu hiện thực phê phán.

Trào lưu văn học lãng mạn
Trào lưu văn học hiện thực phê phán
Khái niệm
lãng mạn trong văn học là một khuynh hướng cảm hứng thẩm mỹ được khởi nguồn từ sự khẳng định cái tôi ý thức cá nhân, cá thể, giải phóng về tình cảm, cảm xúc và trí tưởng tượng. Nó phản ứng lại cái duy lý, khuôn mẫu của chủ nghĩa cổ điển.

Là khuynh hướng cảm hứng, thẩm mỹ thường đi vào những đối tượng quen thuộc, phổ biến của đời sống quanh ta, thậm chí là những mảng đời tầm thường, nhàm chán. Nó muốn nói sự thật, muốn tìm hiểu hiện thực.
Đề tài
+Thiên nhiên: cảnh sông dài, trời rộng hoang vắng, mưa gió bão bùng… è Gợi nỗi buồn và nỗi cô đơn.

+Tình yêu: chuyện thất tình, đau khổ.

+Tông giáo: Nói về tôn giáo không phải mục đích tôn giáo: xáo trộn đạo với đời, tình yêu với tôn giáo è Tình yêu trở thành một thứ tôn giáo.

Nghiêng hẳn về đề tài xã hội, phát hiện các mâu thuẫn hiện thực gay gắt, đi sâu khám phá bản chất thật sự của đời sống, của con người. è Tính dân chủ và tinh thần nhân dân sâu sắc.
Chủ đề
-Đề cao cái tôi: tự do yêu đương, khát khao hạnh phúc.
-Chống lại lễ giáo phong kiến
-Mâu thuẫn cơ bản trong xã hội
-Số phận của những con người nhỏ bé dưới đáy xã hội.
-Bộ mặt xấu xa, giả dối của giai cấp thống trị, của xã hội thực dân nửa phong kiến.
Phương pháp sáng tác
Dùng cái tôi và trí tưởng tượng của bản thân để phản ánh hiện thực theo ý thích è CHỦ QUAN.
Sử dụng các phương pháp khoa học để phản ánh hiện thực như nó vốn có è KHÁCH QUAN.
Cảm hứng
Cảm xúc buồn,nỗi đau được xem là tình cảm đẹp.
Cảm hứng phê phán
Thể loại
Tiểu thuyết, truyện ngắn trữ tình, đặc biệt là thơ trữ tình.
Tiểu thuyết, truyện ngắn, phóng sự, kí sự
Thủ pháp nghệ thuật
-Xây dựng những hình tượng có tính chất cá biệt, biệt lệ.

-Sử dụng thủ pháp tương phản.
-Xây dựng những điển hình nghệ thuật
Thành tựu
-Bắt đầu cho quá trình hiện đại hóa, đánh dấu những bước quan trọng.

-Thể hiện chủ nghĩa yêu nước:
  +Thể hiện qua thiên nhiên đất nước
  + Phong tục đất nước
  +Yêu tiếng Việt

-Sự thức tỉnh mãnh liệt của ý thức cá nhân.

-Hoàn thiện quá trình hiện đại hóa, đẩy quá trình hiện đại hóa lên đỉnh cao.

-Thể hiện chủ nghĩa nhân đạo mới mẻ trên tinh thần dân chủ:
  +Yêu thương con người cũng là yêu thương chính mình.
   +Đối tượng yêu thương và người viết ở vị trí ngang hàng.

-Phản ánh một cách trung thực và toàn diện bản chất hiện thực xã hội đương thời, bênh vực người bị áp bức, tố cáo, chống lại những thế lực xấu xa, giả dối, đàn áp con người.
Hạn chế
-Thơ  Mới: Nỗi buồn thể hiện sự bế tắc trước hoàn cảnh hiện thực è thoát ly hiện thực.
-Tiểu thuyết TLVĐ: Câu văn xuôi còn quá chỉn chu, khô cứng, thiếu sức sống.
-Coi con người là nạn nhân của hoàn cảnh, chịu sự chi phối của hoàn cảnh.

إرسال تعليق