Search Suggest

NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA VĂN HỌC VIỆT NAM 1930 - 1945 (Phần 1)



11. Hiện đại hóa một các sâu sắc và toàn diện:

   a, Khái niệm hiện đại hóa:
Hiểu theo nghĩa đối lập với tinh chất và hình thai của văn học trung đại. Hiện đại hóa văn học là thoát ly khỏi đặc trưng của thi pháp trung đại.
Thi pháp trung đại
Hiện đại hóa
Uyên bác : văn – sử - triết bất phân, dùng tri thức uyên bác để viết văn, viết văn vì mục đích lịch sử, mục đích triết học, mục đích chính trị…
Khu biệt văn chương với các loại hình thái ý thức xã hội khác è Sáng tạo văn học trên quy luật của cái đẹp, đề cao dấu ấn cá nhân của người nghệ sĩ.
Cách điệu hóa cao độ:
+Hệ thống ước lệ, tượng trưng
+Thiên nhiên là thước đo con người
Thoát khỏi ước lệ tượng trưng:
+ tả chân cuộc sống như nó vốn có.
+Con người là thước đo thiên nhiên
Sùng cổ:
Lấy Nghiêu-Thuấn là chuẩn mực, những gì càng gần với Nghiêu Thuấn càng tốt đẹp è Mắt ngước về thời nghiêu Thuấn đi lùi đến tương lai.
Đoạn tuyệt khỏi thói “tầm chương trích cú” è Sử dụng ngôn ngữ của thời đại mình, sáng tác bằng chất liệu của thời đại mới.
Phi ngã:
Cái tôi cá nhân bị quên đi, con người xã hội được đề cao.
ð Nội dung chủ yếu: Văn dĩ tải đạo, thi dĩ ngôn chí
Đề cao cái tôi:
Cái tôi cá nhân được đẩy lên cao độ: nhận thức về tài năng bản thân, khát vọng bản thân; đề cao khát vọng tình yêu và hạnh phúc cá nhân



    b. Bối cảnh hiện đại hóa: Đầu thế kỉ XX, những cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã làm xã hội Việ Nam thay đổi nhanh chóng è Xuất hiện thị thành è Tầng lớp thị dân và tầng lớp trí thức Tây học xuất hiện è Xuất hiện đối tượng sáng tác chủ yếu và đối tượng công chúng mới è Văn chương trở thành một thứ nghề.
c. Quá trình hiện đại hóa


Giai đoạn
Lực lượng sáng tác chính
Thành tựu/hạn chế
Tác giả/tác phẩm tiêu biểu
Đầu TK XX – 1920
Tầng lớp trí thức nho sĩ cấp tiến: đổi mới tư tưởng chính trị, xã hội tư tưởng nhưng chưa đổi mới quan điểm thẩm mỹ
Ở đô thị Nam Kì xuât hiện các tác phẩm văn xuôi có tính chất hiện đại, tầm ảnh hưởng hạnc hế
-Thầy Lazarô Phiền (Nguyễn Trọng Quản)
1920 - 1930
-Nhà Nho cuối cùng: Tản Đà, Nguyễn bá Học…
-Tầng lớp trí thức tây học đầu tiên: Phạm Quỳnh, Phạm Duy Tốn, Hồ Biểu Chánh, Hoàng Ngọc Phách…
-Có nhiều thành tựu quan trọng.
-Dấu vết cũ còn lưu lại đậm nét trên mọi khía cạnh từ nội dung đến hình thức
-Tố tâm (Hoàng Ngọc Phách)
-Tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh
-Sống chết mặc bay (Phạm Duy Tốn)
1930 - 1945
Lớp nhà văn Tây học Trẻ đông đảo đảm nhiệm
-Cách tân sâu sắc.
-Hiện đại hóa mọi thể loại: thi ca, văn xuôi, kịch nói, kí…
-Đi tiên phong là các nhà văn lãng mạn.
-Các nhà văn hiện thực đẩy quá trình hiện đại hóa lên đỉnh cao.
-Lãng mạn: Tự lực văn đoàn, các nhà thơ phong trào thơ Mới

-Hiện thực: Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng…






   2. Nhịp độ phát triển mau lẹ
“Ở nước ta, một năm đã có thể kể như ba mươi năm của người” (Vũ Ngọc Phan – Nhà văn Việt Nam).
Phát triển về lượng
-Tiểu thuyết phải tính hàng nghìn, thơ ca phải tính hàng vạn; thể loại mới như kịch, kí, phóng sự phải tính hàng chục.
Phát triển về chất
-Tốc độ kết tinh văn học cao tạo nên nhiều kiệt tác trong thời gian ngắn.
  +So sánh câu văn xuôi của giai đoạn đầu èlãng mạn èhiện thực.
Nguyên nhân:
-Tiềm lực văn hóa của dân tộc đến giai đoạn này được giải phóng.
-Phong trào giải phóng dân tộc phát triển thúc đẩy sự phát triển của văn học.
-Thức tỉnh ý thức cá nhân è Đi vào văn chương với khát vọng khẳng sự tồn tại và ý nghĩa cá nhân với dân tộc, với đất nước.
Hệ quả của sự phát triển: Yêu cầu các cây bút thay đổi ca kíp liên tục.

Tố Tâm è Tiểu thuyết tự lực văn đoàn è Nam Cao, Vũ Trọng Phụng.
Thế Lữ è Xuân Diệu è Hàn Mặc Tử

إرسال تعليق