Search Suggest

SỐ PHẬN CỦA MỊ VÀ A PHỦ


“Vợ chồng A Phủ” là truyện ngắn đặc sắc trong sự nghiệp văn chương của nhà văn Tô Hoài nói riêng và của văn xuôi chống Pháp nói chung. Truyện là bức tranh miêu tả chân thực và sinh động cuộc sống vùng cao, nơi có những thân phận khổ đau, những con người nghèo khó sống dưới ách áp bức, bóc lột của thực dân, phong kiến.

Câu chuyện kể về vấn đề số phận – số phận của những cá nhân, và quan trọng nhiền lần hơn là số phận của cả một cộng đồng. Truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” thành công nhất trong ba truyện ngắn viết về đề tài Tây Bắc của nhà văn Tô Hoài. Tác phẩm chứa đựng cả giá trị nghệ thuật, giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo.

Tô Hoài viết về Mị và A Phủ với tất cả lòng yêu thương, cảm thông bằng một ngòi bút chứa chan lòng nhân đạo, khả năng phân tích tinh tế những diễn biến nôi tâm đầy mâu thuẫn. 

I.                  Số phận khổ đau của cuộc đời Mị
Tô Hoài mở đầu bằng giọng kể chuyện về một người con gái  trong nhà Thống lí “Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lý Pá Tra thường trông thấy có một cô con gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa. Lúc nao cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi”. Nhà thống lí nổi tiếng giàu có nhất vùng, ắt hẳn người trong nhà phải sung sướng lắm, nhưng thực tế không phải vậy. Người con gái được nói trên chính là Mị, một con dâu gạt nợ. Cô phải sống những chuỗi ngày đau khổ của kiếp tôi tớ, mà danh nghĩa là con dâu nhà giàu có. Thân Mị không chỉ là thân trâu ngựa mà còn thua cả trâu ngựa “Con ngựa, con trâu làm còn có lúc, đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này thì vùi vào việc cả đêm lẫn ngày”.

Mị là một người con gái có nhan sắc, lại rất giỏi thổi sáo “Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao người mê ngày đêm thổi sáo đi theo Mị”.Tô Hoài không trực tiếp tả vẻ đẹp ngoại hình của Mị, nhưng qua những từ ngữ như “cúi mặt, mặt buồn rười rượi, thổi sáo giỏi, có biết bao người mê …” ta cũng hình dung ra Mị là một cô gái đẹp. Đẹp nhưng buồn. Buồn vì số phận của kiếp làm dâu gạt nợ. Mị đang tuổi xuân phơi phới, tràn đầy nhựa sống và vẻ đẹp tâm hồn. Mị đã được yêu và đã khao khát yêu, trái tim đã bao lần hồi hộp trước một âm thanh hò hẹn. Chính vì thế, A Sử đã lợi dụng cơ hội “hẹn hò” ấy bắt Mị về trình ma, để rồi Mị vĩnh viễn là con dâu nhà thống lí. Mị đã có lần muốn chết nhưng không thể chết vì món nợ cha còn đó; nhưng đến lúc có thể chết, vì cha cô không còn, thì cô lại buông trôi, kéo dài mãi sự tồn tại vật vờ. Mị chấp nhận kiếp sống mòn mỏi và hầu như tê liệt cả tâm hồn, không còn sức phản kháng, ngay cả khi A Sử trói Mỵ trong đêm xuân, vì thấy Mị chuẩn bị đi chơi. Và đến khi thấy A Phủ bị trói đứng mấy đêm liền, Mị cũng thản nhiên thổi lửa hơ tay. Mị nghĩ“Nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy cũng thế thôi”. Câu văn thật hay, bởi phải nói thế mới thấu hết sự lạnh lẽo tê dại của tâm hồn Mị. Giờ đây Mị chỉ là cái xác không hồn mà thôi. Tâm hồn Mị càng trở nên chai sạn, luôn căm lặng “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”. Và nhất là căn “buồng mị nằm kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông nhỏ bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay nắng. Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi”. Đây chính là ngục thất tinh thần, nó không giam hãm thân xác Mị, nhưng nó cách li tâm hồn cô với cuộc đời, nó cấm cố tuổi xuân và sức sống của cô. Tiếng nói tố cáo chế độ phong kiến miền núi đã cất lên nhân danh quyền sống và quyền tự do của con người.

Tưởng Mị đã chết cả tâm hồn rồi, nhưng không, tâm hồn ấy chợt sống dậy khi thấy “một dòng nước mắt lắp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đem lại” của A Phủ, thì Mị chợt tỉnh.  Chính sự thức tỉnh ấy,đã giúp Mị nhớ ra mình, xót cho mình; để rồi Mị cắt dây trói, giải cứu cho A Phủ, đồng thời giải thoát cho chính mình. Mị cởi trói cho A Phủ để rồi bất ngờ chạy theo A Phủ. Tình yêu cuộc sống như được thổi bùng lên trong Mị. Mị như tìm lại được con người thật đã bị lãng quên bấy lâu, đầy sức sống và khát khao thay đổi số phận. Hai con người từng chịu nhiều đau khổ của chế độ phong kiến thổ ty đã tìm được hạnh phúc “Hai người đi ròng rã hơn một tháng, họ chuyền trên những miền núi cao ngất, lốm dốm nhà, thấp thoáng ruộng, đất đỏ, suối trắng tinh, trông thấy trước mặt mà đi mấy tháng chưa tới …”.

Tô Hoài rất tinh tế trong việc miêu tả diễn biến tâm hồn Mị, và những diễn biến ấy được xây dựng theo “thời gian tâm lí”, phát triển theo chiều hướng tăng dần. Đó là cái nhìn thật biện chứng của tác giả vào thế giới nội tâm: từ dửng dưng đến thương xót, từ lãng quên đến nhớ thiết tha, từ không sợ thoắt sang hoảng hốt … Không những thế tác giả còn khéo léo xây dựng nhân vật Mị - một nhân vật có thể nói là điển hình cho số phận của những phụ nữ niềm núi đầy bất hạnh, khổ đau dưới chế độ phong kiến thổ ty thần quyền nói riêng; của bao phụ nữ của dưới chế độ phong kiến nói chung.

II.               Số phận của A Phủ
A Phủ cũng là nạn nhân của chế độ độc tài phong kiến miền núi. A Phủ phải chịu cảnh đi ở đợ gạt nợ cho nhà thống lý. Từ một chàng trai mồ côi, hiền lành, giỏi giang, cuộc sống tự do phóng khoáng, thoáng chốc đã trở thành người ở gạt nợ, cho thấy sức mạnh thống trị của bọn cầm quyền, chúa đất.
A Phủ mang hình ảnh của những chàng Mồ Côi, chàng Khó: to lớn, khỏe mạnh, lao động cừ, can đảm và nghĩa khí.Chàng trai ấy không sợ phải đối diện với bọn con quan, dám trừng trị chúng khi chúng quấy phá cuộc vui xuân của đàm bạn bè mình. A Phủ lấy chính cái vòng cổ bạc có tua chỉ xanh của A Sử - dấu hiệu chứng tỏ A Sử là con quan, mà kéo dập đầu nó xuống, xé áo nó ra mà đánh. Nhưng trận đánh hào hứng ấy hóa ra lại là sự mở đầu cho một chặng đường khổ sở tột cùng của A Phủ. A Phủ bị bắt rồi bị phạt vạ trong một phiên tòa kì lạ: đầy những khói thuốc phiện, “người thì đánh, người thì quỳ lại, kể lễ, chưởi bới …”, rồi lời tuyên án kì dị của tên thống lí, mà nhất là tục “trình ma”. A Phủ phải quỳ, bị đánh, bị chưởi … suốt từ chiều đến tối, rồi từ tối đến sáng hôm sau. Đến lúc không phải quỳ, phải đánh nữa, A Phủ được đứng lên, chân “tập tễnh” mà phải cầ dao mỗ lợn để thiết đãi những kẻ đã dánh mình, kẻ đã biến mình thành nô lệ.  Kể từ ngày này, A Phủ trở thành kẻ nô lệ cho nhà thống lí, không chỉ một đời mà đến đời con đời cháu, bao giờ hết nợ mới được tự do; nhưng biết đến khi nào mới hết.

Có lần đi chăn bò, do mê bẫy dím, A Phủ lỡ để hổ vồ mất một con bò. Và anh phải bị Pá Tra trói đứng vào chân cột cho đến chết. Hóa ra mạng người còn rẻ hơn một con bò. Một cảnh bất công bày ra trước mắt, đã tố cáo chế độ phong kiến miền núi, tố cáo bọn thống trị chà đạp lên mạng sống của người dân bần cùng, tước mất tất cả quyền được sống, quyền tự do của họ. Chúng ta thấy ở đây có một cái lạ là người dân chấp nhận bị đày dọa, không phản kháng, cũng như con trâu tự đi tìm cột vậy. A Phù phải tự mình vác cọc, tự mình lấy dây mây, rồi lại tự mình đóng cọc gỗ xuống bên cột. Tức là anh đã tạo mọi điều kiện cho sự đày đọa hành hạ bản thân. A Phủ là chàng trai phóng khoáng, thích tự do, thế mà chấp nhận để người ta trói mình, mà anh biết trước cái chết sẽ đến với mình. Điều này có mâu thuẫn với tính cách của A Phủ chăng? Câu trả lời rằng “Không”, vì trong đêm ấy anh đã tìm cách nhay dứt vòng dây trói, để rồi người ta trói anh thêm nhiều vòng nữa khiến anh không thể cử động, xoay sở gì được. Mâu thuẫn này phải chăng cũng xuất phát từ tục “trình ma” – chế độ phong kiến thần quyền miền núi. Cũng như Mị sau khi “trình ma” thì trở thành con dâu gạt nợ mãi mãi “ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rủ xương ở đây thôi”; còn A Phủ lại trở thành người ở gạt nợ đời đời cho nhà thống lí. Cuộc đời của Mị và A Phủ có những điểm tương đồng, cùng là nạn nhân của gia đình Pá Tra: một là con dâu gạt nợ, còn một là người ở nợ, cả hai cùng bị bố con trói đứng. Chính vì thế giữa hai người đã có sự đồng cảm, khiến Mị bất chấp cả nỗi sợ hãi cắt dây giải cứu cho A Phủ và sau đó giải thoát cuộc đời mình ra khỏi kiếp làm dâu tôi đòi. Chính tình huống giải cứu A Phủ đã mở ra một tương lai mới, sáng sủa cho hai người. Họ đã thành chồng vợ, và được A Châu giác ngộ lí tưởng cách mạng.

Học thuyết Heghen có một ý: phải đẩy tới chớp đỉnh của mâu thuẫn thì sự sống nhiều hình vẽ mới hiện ra. Cũng thế, ở Hồng Ngài, những người dân từ cam chịu đến vùng dậy đấu tranh, nhưng đấu tranh chỉ mang tính tự phát. Còn ở Phiềng Sa, những con người đấu tranh tự phát ấy đã chuyển sang tự giác để tự giải phóng đời mình, dưới sự giác ngộ và lãnh đạo của Đảng mà tiêu biểu là các bộ A Châu. Từ đó tạo ra một quá trình phát triển cách mạng cho những hình tượng trung tâm: từ đấu tranh tự phát, A Phủ đã tiến đến cuộc đấu tranh tự giác; từ bóng tối của cuộc đời đau khổ, tủi nhục, anh đã vươn tới ánh sáng của nhân phẩm, tự do và con đường cách mạng. A Phủ đã quay trở về giải thoát cho cuộc đời Mị và đem lại hạnh phúc đôi lứa cho cả hai người.




إرسال تعليق