Search Suggest

THÀNH TỰU CỦA VĂN HỌC VIỆT NAM 1930 - 1945



1.     Kế thừa và phát huy trên tinh thần dân chủ sâu sắc những truyền thống tư tưởng lớn của dân tộc.

Lòng yêu nước, tinh thần dân tộc
Chủ nghĩa nhân đạo
Chủ nghĩa anh hùng
Văn học lãng mạn
-Vẻ đẹp thiên nhiên đất nước.
-Truyền thống văn hóa của con người Việt Nam.
-Nỗi “tủi hờn sông núi” vì cảm thấy “thiếu quê hương” ngay trên đất nước mình. (Nguyễn Tuân).
-Tình yêu tiếng Việt.
-Phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội, vach trần bộ mặt giai cấp thống trị è yêu nước.
-Đề cao hạnh phúc cá nhân: đấu tranh cho tự do luyến ái, chống lại lễ giáo phong kiến.
-Thương xót những kiếp sống nhạt nhẽo, mòn mỏi, vô danh, vô nghĩa, “mờ mờ nhân ảnh”. (Nội dung mới)
-không thể hiện
Văn học hiện thực phê phán
-Đồng cảm sâu sắc với người lao động dẫu dưới vẻ lam lũ, thô kệch, xấu xí è Ngòi bút xót xa, yêu thương, trân trọng.
-không thể hiện
Văn học cách mạng vô sản
-Hành động cứu nước: những chiến sĩ đấu tranh giải phóng dân tộc, sẵn sàng xả thân vì độc lập, tự do.
-Yêu cầu giải phóng dân tộc không tách rời yêu cầu giải phóng giai cấp cần lao è Lòng yêu nước gắn liền với lí tưởng xã hội chủ nghĩa. (Nội dung mới mẻ)
-Nhìn nhận nhân dân lao động không chỉ là nạn nhân bất lực mà còn là những người có khả năng cải tạo thế giới è người dân có thể trở thành những anh hùng.
-Thấm nhuần tinh thần thép – văn chương là vũ khí chiến đấu.
-Nhân dân quần chúng có thể trở thành anh hùng.
-Nhân vật chính là người chiến sĩ xuất thân từ giai cấp cần lao đứng lên đấu tranh lật đổ chế độ thực dân phong kiến, giải phóng dân tộcnhân loại.
-Thấm nhuần tinh thần lạc quan chiến thắng.
Văn học thời kì trước
-Quan niệm “nước là của vua” è yêu nước là trung với vua.
-Tình thương của kẻ bề trên è những vị quan, những ông vua “phụ mẫu chi dân”  thương xót cho dân chúng, những kẻ ở bên dưới.
-Anh hùng là một nhân vật cụ thể, thường là vua, quan hay một nhân vật xuất chúng è những “đấng”, “bậc” trong XH è là một cá thể có tên tuổi, xuất thân rõ ràng, có khi chất hơn người.

2.     Cách tân thể loại
stt
Thể loại
Trước 1930 – 1945
1930 - 1945
1
Tiểu thuyết, truyện ngắn
Không được coi trọng
Phát triển mạnh mẽ: Số đỏ (Vũ Trọng Phụng), Gió đầu mùa (Thạch Lam), “Vang bóng một thời” (Nguyễn Tuân), Chí Phèo (Nam Cao)…
2
Thơ
Có một truyền thống thơ ca lâu đời, nhiều tác phẩm bất hủ è Làm cho quá trình HĐH thơ diễn ra chậm chạp hơn văn xuôi.
-Từ Tản Đà è Thơ Mới: 15 năm đã tạo ra hàng loạt tài năng lớn với nhiều phong cách độc đáo: Thế Lữ, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính.
3
Kịch
chịu nhiều ảnh hưởng của chèo, tuồng, cải lương.
-Thực sự được hiện đại hóa: Nguyễn Huy Tưởng (Vũ Như Tôi,…)
4
Phóng sự
Không có
Là thể văn gắn với hoạt động báo chí, thường thực hiện những cuộc điều tra về tệ nạn xã hội.
Các tác giả tiêu biểu: Nguyễn Ái Quốc, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng.
5
Phê bình
Không có
Những ngòi bút thật sự chuyên tâm xuất hiện.
Các tác giả tiêu biểu: Hoài Thanh, Vũ Ngọc Phan…
6
Tùy bút, bút kí
Đã có (Vũ trung tùy bút – Phạm Đình Hổ, Thượng Kinh Kí Sự - Lê Hữu Trác).
Hiện đại hóa và phát triển mạnh.
Tiêu biểu nhất: Nguyễn Tuân.
ð  Ngôn ngữ phát triển mạnh mẽ, có khả năng diễn tả gần như mọi khía cạnh của đời sống, thiên nhiên, nội tâm con người. Có thể kể đến nhiều bậc thầy ngôn ngữ như: Nam Cao, Xuân Diệu, Nguyễn Tuân.

إرسال تعليق