Search Suggest

THUYẾT MINH VỀ CÂY HOA MAI


I.                   Mở bài (Học sinh tự làm)
II.                Thân bài
1.      Nguồn gốc
Cây mai có nguồn gốc từ Trung Quốc. Theo sách “Trân hương bảo ngự” của Phí Cung Ấn, đời Minh chép rằng: “Đắc Kỷ ái lãm hàn mai, Trụ tằng ngự tuyết đồng lãm chi”. Nghĩa là Đắc Kỷ thích ngắm hoa mai trong giá lạnh. Trụ vương thường đội tuyết cùng ngấm. Như vậy, cách đây đã hơn 3000 năm, cây mai đã có mặt trên đất nước Trung Quốc.Người Trung Quốc vốn nặng tình với mai từ lâu lắm và xem Mai, Tùng, Cúc thuộc nhóm “Tuế tàn tam hữu”. Ý nói chịu được tuyết lạnh chẳng khác bật trượng phu khí tiết vững vàng, chịu được mọi nghịch cảnh và không bao giờ khuất phục bạo quyền.
2.      Cấu tạo
-Hoa: Mai thường trút lá vào mùa đông và ra hoa vào mùa xuân. Hoa nở thành từng chùm, có cuốn dài treo lơ lửng trên cành, thoảng mùi thơm e ấp, kín đáo. Mỗi nụ hoa thường có năm cánh. Cá biệt có hoa tới những chín, mười cánh. Dân gian vẫn tin rằng năm mới nhà nào có cành mai như vậy là dấu hiệu của điềm lành, của một năm thịnh vượng, an khang.
Rễ:  có đến ba cái rễ lớn to bằng tay người lớn, tạo thành thế chân kiềng nâng hẳn gốc mai lên trên mặt đất. Xung quanh là những rễ phụ tua tủa cắm xuống nền đất của chậu.
Gốc: Thường được tạo dáng uốn lượn.
Thân: Mềm mại, mảnh khảnh, vỏ cây xù xì.
3.      Phân loại
+Mai vàng hay huỳnh mai: phổ biến nhất, được trồng hay mọc tự nhiên ở rừng còi hoặc rừng thưa. Đây là họ mai cao tới 6 mét, thường trổ vào thời gian tết, hoa mọc thành chùm và có cuống dài treo lơ lửng bên cành. Hoa màu vàng, có mùi thơm nhẹ, e ấp kín đáo. Vỏ cây có vị đắng, được dùng làm thuốc khai vị. Mai vàng còn có tên là Nam Chi, do thông thường trên một cành mai những hoa ở hướng Nam nở trước.
+Mai Tứ Quý hay Nhị độ mai, mai đỏ: Thường được trồng làm kiểng. Lá dầy và cứng, bìa có răng, hoa 5 cánh vàng, nhiều tiểu tụy, trổ quanh năm. Đây cũng thuộc họ mai vàng nhưng sau khi cho hoa,  cây lại còn cho quả màu đỏ nhạt và bóng như ngọc.
+Mai trắng còn có tên gọi khác là Chi mai, Bạch mai: Cao tới 25 mét, thân thẳng, vỏ cây có màu hơi đỏ khi bị tróc, thường được trồng, khác với mai vàng và mai đỏ đẹp do sắc nhưng mùi thơm nhẹ, không mấy ai nhận thấy được. Bạch mai có cánh trắng nhỏ rất thơm, trái có hột cứng.
4.      Cách chọn chậu mai đẹp
+Không nên chọn cây nhiều nụ: hoa có nở đẹp và lâu bền hay không còn tùy vào khả năng nuôi dưỡng của cành, cây, nhất là trong điều kiện chưng bình. Hãy chọn cành hoặc cây mai có nụ vừa phải và phân bố đẹp trên cả cành. Các nụ hoa phải đủ “bụ bẫm” để nở kịp ba ngày Tết. Nên chọn mai có tỉ lệ cành và số lượng hao hợp lý.
+Bông hoa mai đẹp, to, tròn: Cánh hoa mịn, đều nhau, không có cánh hoa bị tật. Màu sắc và độ to của hoa rất đa dạng, tùy vào sở thích mỗi người mà chọn lựa cho phù hợp, chứ đó không phải là tiêu chí chọn hoa mai đẹp.
+Chọn cây mai chắc gốc là điều tiên quyết và rất quan trọng
5.      Cách chăm sóc
-Đảm  bảo dủ ánh sáng dành cho cây mai vàng. Khi trồng nên chọn vị trí có ánh sáng thật nhiều (ánh nắng trực tiếp) có từ 6 giờ chiếu sáng trở lên, nếu trồng ở sân thượng thì bảo đảm yêu cầu về ánh sáng.
- Bổ sung đất phân, thay đất, cắt rễ già, tỉa cành, tỉa hoa, nụ, quả cho mai vàng
-Bổ sung đất phân trên mặt chậu
-Thay đất cho mai
-Tỉa cành, tỉa hoa, tỉa nụ.
6.      Công dụng,
 ý nghĩa
-Tô điểm cho các gia đình trong ngày Tết, mang lời chúc tốt lành, an khang, thịnh vượng, mang đến không khí xuân phương Nam vui tươi, đầm ấm.
-Trở thành biểu tượng quen thuộc trong nghệ thuật xưa, tượng trưng cho những gì thanh cao, cao quý:

“Mai cốt cách, tuyết tinh thần” (Truyện Kiều, Nguyễn Du)

“Nhất sinh đê thủ bái mai hoa” (Cao Bá Quát)

“Chớ tưởng đêm tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một nhành mai”
(Mãn Giác thiền sư)



إرسال تعليق