Search Suggest

THUYẾT MINH VỀ CON MÈO


I.                   Mở bài
Tình huống 1: Chú mèo máy Doraemon thông minh, tinh nghịch rất buồn vì hay bị mọi người lầm tưởng mình là … chồn. Để chứng minh cho mọi người thấy mình là mèo, Doraemon dã dày công nghiên cứu về họ nhà mèo của mình. Sau đây là bài nghiên cứu của chú mèo máy.
Tình huống 2: Chào mừng các bạn đến với chương trình talkshow Mười hai con giáp. Và khách mời của chúng ta ngày hôm nay là anh Mèo, hay còn gọi là Mão hay Mẹo. Hãy cùng với người dẫn chương trình Trấn Thành trò chuyện với nhân vật của chúng ta nhé!
Tình huống 3: Mèo Mimi lúc nào cũng lạnh lùng, ít nói, nên bị các bạn Chó Lu Lu, Thỏ Moon xa lánh. Thế nhưng ông chủ lại rất ưu ái với Mèo Mimi, lúc nào cũng yêu thương, chiều chuộng. Thấy lạ, Chim Lala mới hỏi Mèo Mimi. Thì ra, tất cả chỉ là hiểu lầm, sự lạnh lùng, ít nói vốn đã là bản tính từ xa xưa của loài mèo. Sau đây là cuộc trò chuyện của họ.

II.                Thân bài
1.      Nguồn gốc
Người ta tin rằng tổ tiên trung gian gần nhất trước khi được thuần hóa của chúng là mèo rừng châu Phi (Felis silvestris lybica). Mèo nhà đã sống gần gũi với loài người ít nhất 9.500 năm, và hiện nay chúng là con vật cưng phổ biến nhất trên thế giới.
2.      Cấu tạo
a)      Trọng lượng:
 Thông thường mèo nặng từ 2,5 đến 7 kg (5,5–16 pao); tuy nhiên, một số giống như Maine Coon có thể vượt quá 11,3 kg (25 pao). Một số chú mèo từng đạt tới trọng lượng 23 kg (50 pao) vì được cho ăn quá nhiều. 
b)       Tai
 Với 32 cơ riêng biệt điều khiển hướng nghe của tai;[13] mèo có thể vểnh mỗi tai theo một hướng khác nhau. Nhờ tính năng động cao như vậy, mèo có thể quay người về một hướng và vểnh tai theo hướng khác. Đa số mèo có tai thẳng vểnh cao. Không giống như chó, các giống mèo có tai cụp rất hiếm.
c)      Chân:
Mèo là loài vật đi trên đầu ngón chân: chúng bước trực tiếp trên các ngón, các xương bàn chân của chúng tạo thành phần thấp nhìn thấy được của cẳng chân. Mèo có thể bước rất chính xác, bởi vì giống như mọi giống thuộc loài mèo khác, chúng ghi nhận trực tiếp; có nghĩa là chúng đặt bàn chân sau (hầu như) trực tiếp lên dấu của bàn chân trước, giảm thiểu tiếng ồn và dấu vết để lại. 
d)      Mắt
+Mắt mèo có rất nhiều màu nhưng phổ biến là vàngxanh lá và cam. Mắt xanh dương cũng xuất hiện ở giống mèo Siamese, tuy nhiên cũng có ở những con mèo bị bạch tạng. 
+ Mèo có mi mắt thứ ba, đó là 1 màng mỏng xuất hiện khi mắt mèo mở. Màng này thường đóng lại từ từ khi mèo bị bệnh, nhưng chúng lại rất rõ ràng khi mèo buồn ngủ. 
e)      Bộ xương
+Bô xương của mèo hơi nhỏ và đầu xương không giống với xương người. Xương sống của mèo có nhiều đốt hơn chúng ta để di chuyển dễ dàng và tránh được thương tổn. Xương đuôi rất dài để giữ thăng bằng cho việc di chuyển.
+ Bộ răng và hàm của mèo đầy mãnh lực cắn xé mồi. Khi bắt mồi, các móng vuốt giương ra khỏi đệm thịt để cào xé mồi.
3.      Tập tính
a)      Săn mồi
+Để săn mồi, khi gặp đối tương hay con vật nó cần bắt làm mồi, loài mèo thường đứng từ xa cách con mồi khoảng chừng 5 đến 6 mét. Sau đó nó nằm bẹp hạ cơ thể xuống sát đất, mắt chăm chăm nhìn không nháy mắt đến đối tượng đồng thời bước tới con mồi cần săn rất nhẹ nhàng. Khi đến gần khoảng cách mà nó cảm thấy ăn chắc, loài mèo tung ra sức mạnh cuối cùng bằng cách đẩy mạnh 2 chân sau và đồng thời phóng mạnh toàn cơ thể tới phía trước và dùng móng sắc nhọn duỗi thẳng ra và cào lấy con mồi.
b)      Vệ sinh
Để làm vệ sinh cho cơ thể, nó thường thè lưỡi ra và tiết nước bọt vào chân của nó và bôi lên mặt và toàn thân thể. Hành động này cho thấy mục đích nó muốn xóa sạch các vết bẩn, ngay cả hơi tay của con người vừa mới bồng hay vuốt ve nó. Loài mèo luôn tự làm lấy vệ sinh cho cơ thể nhiều lần trong ngày, thường là lúc nó mới ngủ dậy hay đi đâu đó về.
4.      Chủng loại
Có rất nhiều các giống mèo khác nhau, một số không có lông hoặc không có đuôi, và chúng tồn tại với rất nhiều màu lông. Có thể kể đến một vài giống mèo tiêu biểu:
a)      Mèo Xiêm
Mèo Xiêm là một trong những nòi mèo đầu tiên của mèo lông ngắn phương Đông được công nhận. Nguồn gốc của mèo Xiêm cho đến nay vẫn chưa được rõ ràng, nhưng Thái Lan được tin rằng là nơi xuất xứ của nó. Ở Thái Lan - nơi mèo Xiêm là một trong những nòi mèo bản xứ - nó được người dân Thái gọi là Wichian Mat (có nghĩa là "kim cương mặt trăng"). Trong thế kỷ 20 mèo Xiêm là một trong những nòi mèo phổ biến nhất ở châu Âu và Bắc Mỹ.
b)      Mèo lông dài Anh
Mèo lông dài Anh là một nòi mèo nhà có kích thước trung bình và lông dài, xuất xứ từVương quốc Anh.
c)      Mèo cộc đuôi Nhật Bản
Mèo cộc đuôi Nhật Bản là một nòi mèo nhà có đặc điểm nổi bật là chiếc đuôi rất ngắn, giống như đuôi của thỏ. Chiếc đuôi ngắn này là kết quả của một đột biến về thân hình ở mèo, gây ra bởi một gien lặn. Mèo cộc đuôi Nhật Bản là loài bản địa ở Nhật và Đông Nam Á, và hiện nay thì nó đã phổ biến trên toàn thế giới
d)      Mèo Nga mắt xanh
Rusian Blue là giống mèo Nga mắt xanh.Màu lông tuy hơi xám nhưng khá dày và bông.Đặc biệt,loài mèo này còn có một vài đốm trắng trên cơ thể.Mèo Nga mắt xanh rất hiền và chúng thích ở gần người chủ cả ngày mà không hề nô đùa hay làm phiền họ.
e)      Mèo Ragdol
Ragdoll là tên một nòi mèo với đôi mắt màu xanh dương và bộ lông hai màu tương phảnđặc trưng. Nó là giống mèo to lớn, với cơ bắp rắn chắc và bộ lông mềm mại và hơi dài. Chúng cũng được biết đến là giống mèo hiền lành, dễ bảo và dễ thương. Mèo Ragdoll được một người gây giống Hoa Kỳ tên là Ann Baker phát triển, và cái tên Ragdoll xuất phát từ thói quen rũ người ra và thả lỏng cơ thể khi được bế lên của các cá thể mèo đời đầu tiên.
5.      Cách chăm sóc
a)      Làm quen và cố định mèo:
 khi mới mang mèo về nhà phải buộc dây cố định vào cổ mèo. Dây buộc cổ sao cho nút dễ cởi, nhưng lại là nút chết để không tụt ra mà không làm mèo nghẹn cổ. Dây buộc dài khoảng 80 – 100 cm. Cột mèo cố định vào một nơi, dùng hộp các tông thành thấp, độn vải mềm làm ổ để cạnh nơi buộc mèo để mèo nằm. Cần chú ý thường xuyên quan sát và thay đệm lót cho mèo. Thời gian cố định khoảng 3 ngày là mèo quen nhà, có thể thả mèo tự do.

b)      Cách dạy mèo đi vệ sinh:
Dùng hộp, chậu nhựa, sắt thành thấp, cho sỉ than, cát vào rồi để cạnh nơi buộc mèo, theo bản năng mèo sẽ đi vệ sinh vào đó. Phải thường xuyên thay sỉ than, không để lưu cữu bẩn thỉu, mèo sẽ không chịu đi vệ sinh vào đó.

c)      Thức ăn của mèo:
Chủ yếu là cơm cá, thịt, rau… Khi còn non, mèo rất cần thức ăn nhiều đạm nên thường xuyên cho mèo ăn cá, cá nên nướng hoặc kho và chú ý không cho mèo ăn mặn.

6.      Vai trò, ý nghĩa
- Mèo giúp đuổi các loài vật gây hại như chuột, gián, góp phần giúp người nông dân bảo vệ mùa màng.
-Mèo có ý nghĩa tâm linh đối với nhiều nền văn hóa: Người Ai Cập xem đó là hiện thân của nữ thần Bates, người Hy Lạp quan niệm mèo là vật cưng gắn với nữ thần Artemis, người Nhật tin rằng, mèo giúp đưa linh hồn những người đã khuất sang thế giới bên kia, Maneki Neko nổi tiếng của Nhật là chú mèo giúp mang đến may mắn cho mọi người.
-Trong văn hóa đại chúng, mèo là một con vật được nhiều người yêu thích, đã xuất hiện trong các tác phẩm truyện, phim: Mèo Tom, Doraemon, chú mèo Beghemot trong tiểu thuyết “Nghệ nhân và Margarita”… Ở Việt Nam ta, mọi người không còn xa lạ với bài đồng dao “Con mèo mà trèo cây cau/Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà”, hay câu chuyện Trạng Quỳnh và con mèo của chúa.

III.             Kết bài (Học sinh tự làm)

إرسال تعليق