Search Suggest

Vấn đề lựa chọn niềm tin

Đề bài:Viết một bài nghị luận trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến sau: “Điều quan trọng trong cuộc đời mỗi con người không phải là tin vào những điều người ta cho là như thế mà là phải đi tìm những điều hiển nhiên là như thế





GỢI Ý THÂN BÀI
Thao tác
Nội dung
Giải thích
+“Điều người ta cho là như thế”: Cách nhìn nhận thế giới của người khác, mang tính chủ quan của họ. Hoặc cũng có thể hiểu là những kiến thức đã được khẳng định từ trước, là niềm tin của số đông.
+“Những điều hiển nhiên là như thế”: Chân lý trong cuộc sống. Là cách thức vận động khách quan của tự nhiên, xã hội.
+ Cặp quan hệ từ: “Không phải là… mà là phải…” è Ý nghĩa toàn câu: khẳng định rõ vai trò của con người trong việc chủ động tìm kiếm chân lý trong cuộc sống, khuyến khích con người nên có chính kiến trong cuộc sống, không phụ thuộc hay thụ động chấp nhận vào ý kiến của người khác, dù đó là ý kiến đã được số đông chấp nhận, khẳng định.
Biểu hiện: 
+ Trong nghiên cứu khoa học: Luôn nghi ngờ, luôn phản biện với những gì sẵn có để tìm tòi, khám phá những điều mới mẻ, có khi chân lý ngược với ý kiến số đông và gây nguy hiểm đến bản thân è Câu chuyện Galilê với giáo hội và câu nói “Dù sao thì nó vẫn quay”.
+ Trong lĩnh vực xã hội: Dám lên tiếng cho quyền sống chính đáng của con người, dẫu cho quyền sống đó đi ngược lại với định kiến xã hội, với quan niệm truyền thống của số đông è CÔng cuộc giải phóng nô lệ da đen ở Mỹ mà người khởi xướng là tổng thống A.B Lincôn.
+ Trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật: Cởi mở đón nhận những thể nghiệm mới, những sáng tác mới, nhìn nhận bằng cái nhìn công bằng, khách quan để tôn vinh những sáng tạo có giá trị đích thực và loại bỏ những gì dị hợm, vô nghĩa è Nhiều nghệ sĩ quái chiêu tìm cho mình con đường riêng: Lady Gaga…
+Trong cuộc sống hằng ngày: sự bùng nổ thông tin khiến báo chí nhiều khi đưa tin trái chiều, không chính xác è Người đọc thông minh là người đọc không thụ động, mà là người đọc biết tổng hợp nhiều nguồn tin để đưa ra đánh giá, nhận xét của bản thân mình.
+Trong việc học tập của học sinh: Không chấp nhận một cách thụ động kiến thức thầy cô truyền đạt, mà phải biết đặt ra những câu hỏi, đọc tài liệu, tư duy tìm tòi để tự mình khám phá chân lý.
+[…]
Bàn luận-chứng minh: Vì sao điều quan trọng trong cuộc đời mỗi con người không phải là tin vào những điều người ta cho là như thế mà là phải đi tìm những điều hiển nhiên là như thế?
-Ý thức của con người mang đậm tính chất chủ quan, dù kho tàng học vấn của thế giới có rộng mênh mông thì những điều ta đã biết cũng chỉ là hạt cát so với những điều ta chưa biết è “những điều hiển nhiên là như thế” trong cuộc sống vẫn còn rất nhiều điều tiềm ẩn, ở dạng sơ khai, cần phải được tìm tòi, khơi phá.
-Những điều người ta cho là như thế, niềm tin của số đông nhiều khi được khẳng định rồi nhưng có thể vẫn chưa chính xác è Tri thức phát triển hằng ngày và không ngừng thay đổi, những gì hôm nay ta cho là đúng, đến mai có thể đã đổi khác è KHông thể thụ động trong việc lĩnh hội tri thức, cần phải chủ động tìm tòi, kháp phá những điều mới mẻ, để tiến gần hơn đến chân lý.
-Cuộc sống là một quá trình, hạnh phúc là con đường đi chứ không phải đích đến. Thái độ vội tin vào những điều người ta nói là biểu hiện của việc coi trọgn đích đến è Cho dù những điều người ta cho là như thế có là chân lý, thì quá trình tự khám phá chân lý của bản thân, tự tìm tòi, suy ngẫm, tư duy, để chấp nhận quan điểm của người khác chính là quá trình giúp con người dần trưởng thành, mở rộng cả về tri thức, kĩ năng, cũng như kinh nghiệm sống è Quá trình đó mới chính là hạnh phúc.
-Con người sinh ra không phải để quên lãng, mà để ghi dấu chân của mình trên mặt đất è Nếu chỉ vội vàng tin vào quan điểm của người khác, chấp nhận dễ dàng mà không tư duy, không suy nghĩ, không có tiếng nói riêng, thì con người sẽ trở nên mờ nhạt è Tư duy phản biện cũng như tính cách dám bày tỏ chính kiến, quan điểm của mình khiến mỗi con người là những cá tính riêng biệt, độc đáo.
Mở rộng
-Những người sống được như câu nói trên là những con người cá tính, sống có ý nghĩa, “tôi tư duy, tôi tồn tại”, nhưng việc đi ngược lại với cái chung, với ý kiến của số đông đôi khi mang lại cho cuộc sống của họ nhiều phiền phức, bất hạnh. VD: Mikhail Bulgakov, Galilê è Quá trình đấu tranh cho chân lý là quá trình chông gai, nhiều gian khổ và hy sinh, nhưng đó là trách nhiệm và nhiệm vụ của những con người có lương tâm, có trí tuệ, để giúp nhân loại phát triển è Những giá trị họ  khám phá người đương thời không thể hiểu được, nhưng đến một lúc nào đó, chân lý sẽ được thời gian tôn vinh è Chúng ta cần hiểu, cần biết về họ, và trân trọng, tôn vinh họ.
- Lời nhận định trên không hề phủ định vai trò của “những điều người ta cho là thế”, chân lý không thuộc về đám đông, nhưng ý kiến đám đông có thể trở thành kim chỉ nam để hướng đến chân lý è Kho tàng ca dao, tục ngữ là vốn sống của cha ông ta tích lũy từ bao đời, đã được thời gian gạn lọc và kiểm chứng, không thể phủ nhận. Vấn đề ở đây là thái độ sống của mỗi con người: cần tự mình trải nghiệm, tìm tòi để thấm thía ý nghĩa của những điều người ta nói (nếu điều đó tiệm cận chân lý) hoặc phản biện lại chúng (nếu chúng đi ngược lại chân lý).
- Trong đời sống có một dạng “chân lý” đặc biệt: Đó là chân lý của con tim. Việc khám phá chân lý của con tim nhiều khi không chính xác tuyệt đối như việc khám phá chân lý đời sống. Trước tình cảm của con người, quan trọng là thấu hiểu chứ không phải đúng – sai; trong trường hợp này, những lời nói của người xung quanh có thể giúp ta tìm được con đường để khám phá trái tim. Nhưng quan trọng nhất vẫn là tiếng nói từ con tim, dùng trái tim để thấu hiểu trái tim.
Phê phán
-          Phê phán những kẻ thụ động, hời hợt trong cuộc sống, chấp nhận ý kiến người khác quá dễ dàng mà không qua suy nghĩ, không qua kiểm chứng.
-          Phê phán những kẻ bảo thủ, độc tài, không dám bỏ đi định kiến để chấp nhận chân lý.
-          Phê phán những kẻ “vô cảm”: không muốn tìm tòi, cũng không muốn lắng nghe, sống hời hợt như cái bóng bên cuộc đời.
Liên hệ bản thân
-          Rút ra bài học nhận thức
-          Rút ra bài học hành động


إرسال تعليق