Search Suggest

[NLVH] TÁC GIẢ TÔI SỐNG TRÊN ĐẤT ĐÃ LÀM NÊN ANH TA, ĐAU NỖI ĐAU CỦA ĐẤT ĐÃ LÀM NÊN ANH TA


Đề bài:
“Tác giả tôi không sống trên ngọn hải đăng tỏa ánh sáng trong sạch, phát hiện ra cái dơ bẩn ở quanh mình, để rồi khi sáng ngời lên vì trong sạch, anh ta lên tiếng chửi mắng cái dơ bẩn ấy. Tác giả tôi sống trên đất đã làm nên anh ta, đau nỗi đau của đất đã làm nên anh ta.”
(Heinrich Boll, trích “Những vấn đề với tình anh em”, Tiểu luận chính trị)
Từ nhận định trên, anh/chị có suy nghĩ gì về cái nhìn của người nghệ sĩ trước hiện thực cuộc sống?




GỢI Ý THÂN BÀI

1.      Yêu cầu về kĩ năng
-          Đây là dạng bài nghị luận văn học có vận dụng kiến thức lí luận văn học, học sinh cần xác định đúng vấn đề nghị luận, nắm vững các thao tác làm bài.
-          Học sinh cần biết chọn lọc dẫn chứng và phân tích để bám vào vấn đề nghị luận, tránh cách viết lan man, xa đề, lạc đề.
2.      Yêu cầu về kiến thức
Thao tác
Nội dung
Điểm
Giải thích
-“sống trên ngọn hải đăng tỏa ánh trong sạch”:cái nhìn hiện thực từ bên ngoài, đứng bên trên hiện thực và phán xét.
-“sống trên đất đã làm nên anh ta”, “đau nỗi đau của đất đã làm nên anh ta”: cái nhìn của người nghệ sĩ đứng bên trong hiện thực để quan sát, dấn thân, trải nghiệm, dùng chính nỗi đau của bản thân để phản ánh hiện thực.
èVấn đề nghị luận: Nhận định của Heinrich Boll nhắc đến vấn đề cái nhìn và cũng là thái độ tiếp cận của người nghệ sĩ trước hiện thực cuộc sống: người nghệ sĩ không đứng ngoài hiện thực, đứng trên hiện thực để phán xét như người ngoài cuộc, mà cần phải dấn thân để quan sát hiện thực từ bên trong, dưới cái nhìn của người trong cuộc.

2 đ
Bàn luận
-Nhận định của Heinrich Boll là đúng đắn.
- Văn học chính là tấm gương phản ánh cuộc sống, hiện thực chính là nguồn chất liệu, nguồn cảm hứng bất tận của tác phẩm văn học. Không có tác phẩm nào không phản ánh cuộc sống và do vậy không nhà văn nào có thể sáng tác nếu không gắn mình với hiện thực cuộc sống.
-Nhận định của Heirich Boll còn nhấn mạnh hơn đến việc lựa chọn cách tiếp cận, đến vấn đề “đôi mắt” của tác giả đối với hiện thực cuộc sống. Tác giả không thể thành công nếu tự cho mình cao hơn hiện thực, thoát ly khỏi hiện thực để phán xét nó. Linh hồn thực sự của tác phẩm nằm ở chính trải nghiệm của nhà văn, ở cách anh ta dùng nỗi đau của mình để hiểu nỗi đau của người.
-Hơn nữa, vai trò, sứ mệnh của người nghệ sĩ rất cao cả, họ là “người cho máu”, là người “nâng giấc cho những kẻ cùng đường tuyệt lộ” (Nguyễn Minh Châu), nhà văn không phải là kẻ phán xét mà trước hết tác giả phải là người dấn thân. Việc đứng ngoài phán xét chỉ mang đến những trang văn đầy định kiến và tàn nhẫn, chỉ sự dấn thân, thấu hiểu mới mang đến giá trị “nhân đạo từ trong cốt tủy” (Sê-khốp) và do vậy tác phẩm mới có được sức sống lâu bền.
-Cái nhìn của người trong cuộc, việc “đau nỗi đau của đất làm nên anh ta” không hẳn là người nghệ sĩ phải dùng chính chất liệu cuộc đời mình để làm nên tác phẩm văn học, mà nó nhấn mạnh đến việc dù viết về ai, viết về việc gì, viết về vấn đề gì, người nghệ sĩ đều phải thể nghiệm, đặt mình vào vị trí của người trong cuộc để cảm nhận thấu đáo, sâu sắc, để thấu hiểu tường tận, cặn kẽ bản chất của sự việc.
3 đ
Chứng minh
-Học sinh chọn dẫn chứng phù hợp để làm rõ, cần phải bàn luận để nhấn mạnh vào nội dung “tác giả tôi sống trên đất làm nên anh ta, đau nỗi đau của đất làm nên anh ta”, làm rõ cái nhìn trong cuộc của người nghệ sĩ và tác dụng của cái nhìn đó trong việc biểu hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm.
 (Học sinh chọn câu thơ tiêu biểu phân tích để làm rõ luận điểm, lưu ý kĩ năng bám đề. Nếu chỉ phân tích mà không bàn bạc đến luận điểm, Gv cho tối đa 1,5 đ phần này)
5 đ
Tổng kết
-Khẳng định lại tính đúng đắn của nhận định.
-Tuy nhiên, sự phán ánh hiện thực không bao giờ là sự sao chép vô hồn, mà bao giờ cũng in đậm dấu ấn chủ quan của người nghệ sĩ, cho nên cùng là “cái nhìn trong cuộc”, nhưng mỗi người nghệ sĩ sẽ có những góc nhìn khác nhau, có một cách quan sát độc đáo không trùng lặp, mang đậm “dấu vân tay nghệ thuật” của riêng mình.
-“Cái nhìn” của người nghệ sĩ chỉ được truyền tải một cách trọn vẹn khi nó có được một hình thức nghệ thuật phù hợp, độc đáo và đặc sắc.

THẦY TRẦN LÊ DUY

إرسال تعليق