Search Suggest

Diêm Liên Khoa - Cuộc đời và sự nghiệp văn học


DIÊM LIÊN KHOA (阎连科- Yan Lianke)

Nhà văn Trung Quốc

Sinh ngày 24 tháng 08 năm 1958 (Đây là ngày sinh ghi trên giấy tờ, còn ngày sinh thực tế thì không rõ)

Dân tộc: Hán

Nghề nghiệp: Nhà văn

Quốc tịch: Trung Quốc đại lục

Từng học tại: Đại học Hà Nam, Viện Văn nghệ học Giải phóng quân.

Thời gian sáng tác: Từ 1980 đến nay.

Thể loại: Tiểu thuyết, tản văn, kịch bản, lí luận văn học

Sáng tác tiêu biểu: "Nhật quang lưu niên", "Kiên ngạnh như thủy", "Thụ hoạt", "Vì nhân dân phục vụ" (Người tình của phu nhân sư trưởng – bản dịch của Vũ Công Hoan), "Phong nhã tụng", "Tứ thư", "Tạc liệt chí", "Nhật tức"…

Khuynh hướng sáng tác: Chủ nghĩa thần thực (Chủ nghĩa hiện thực thần kì)

Vợ : Trác Li Sa (07 tháng 12 năm 1957)

Con: Nghiêm Tung Nguy (26 tháng 6 năm 1985)

Kí tên: 阎连科Yan Lianke

I. GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC

1. GIẢI THƯỞNG QUỐC TẾ

Năm 2005 :

 "Đinh trang mộng", Đoạt “Giải thưởng người đọc sách” của Đài Loan Đoạt danh hiệu 10 bộ sách hay viết bằng tiếng Hoa trên toàn thế giới của “Tuần báo Á Châu”Hongkong Được mạng internet Nhật Bản bình chọn là “Bản dịch hay nhất” .

Năm 2008:

"Ngày, tháng, năm" được trung tâm giáo dục quốc gia Pháp giới thiệu vào mục lục sách học sinh trung học cần đọc Dịch giả Brigitte Guilbaud nhận giải thưởng dịch thuật quốc gia với bản dịch Ngày, tháng, năm .

Năm 2009:

"Tôi và cha chú" giành giải thưởng “10 tác phẩm tiếng hoa xuất sắc trên toàn thế giới” của “Tuần báo Á Châu” .

Năm 2010:

"Tứ thư" đoạt giải 5 cuốn hay nhất của “Giải thưởng Hồng lâu mộng” Hongkong .

Năm 2012:

"Đinh trang mộng" được vào vòng chung kết “Giải thưởng văn học Á Châu Man”(Man Asian Literary Prize) năm 2011 lọt vào vòng chung kết của giải thưởng dịch thuật hằng năm của “Báo độc lập” Anh quốc được tờ “Thời báo tài chính” Anh quốc bình giá là “sách hay trong năm” của văn học thế giới .

"Thứ thư" được vào vòng chung kết “Giải thưởng văn học Femina” của Pháp  .

"Thụ hoạt" bản dịch tiếng Anh (Lenin's Kisses) được lọt vào danh sách 10 cuốn sách hay nhất của The New Yorker .

Năm 2013:

Vào vòng chung kết “Giải thưởng Booker quốc tế” Anh quốc  .

Năm 2014

Đoạt “Giải thưởng văn học viết bằng tiếng Hoa trên toàn thế giới của “Hoa Tung” Malaysia ; Đoạt “Giải thưởng văn học Franz Kafka” của Cộng hòa Séc .

"Tạc liệt chí" đoạt giải 5 cuốn hay nhất của “Giải thưởng Hồng lâu mộng” Hongkong .

Năm 2015

"Thụ hoạt" đoạt giải thưởng văn học quốc tế“Twitter”Nhật Bản ; Kiên ngạnh như thủy đoạt giải thưởng dịch thuật của Hội nhà văn Hà Nội – Việt Nam với bản dịch của Nguyễn Thị Minh Thương .

Năm 2016

"Tứ thư" vào vòng chung kết của “Giải thưởng Booker quốc tế” Anh quốc ; vào vòng chung kết giải thưởng Tân hưng chi thanh Oppenheimer của Tuần báo tài chính ; Nhật tức đạt giải nhất “Giải thưởng Hồng lâu mộng” của Hongkong .

2. GIẢI THƯỞNG TRONG NƯỚC

Năm 1990:

"Giấc mơ của người Dao Câu" đoạt Giải thưởng truyện vừa bách hoa toàn quốc của “Tiểu thuyết nguyệt báo” lần thứ 4 ; đoạt giải thưởng văn học “Thập nguyệt” lần thứ 4; đoạt giải thưởng văn học “Tuyển san truyện vừa” năm 1990-1991 .

Năm 1992 "Hạ nhật lạc" đoạt giải thưởng “Tuyển san truyện vừa”  toàn quốc .

Năm 1994 "Dãy núi Bả Lâu" đoạt giải thưởng truyện vừa Thượng Hải .

Năm 1996, "Động Hoàng Kim" đoạt giải thưởng văn học Lỗ Tấn cho truyện toàn quốc vừa lần thứ nhất .

Năm 1997 "Ngày tháng năm" đoạt giải thưởng văn học Lỗ Tấn dành cho truyện vừa toàn quốc lần thứ 2 .

Năm 1999 "Bả Lâu thiên ca" đoạt giải thưởng truyện vừa Thượng Hải lần thứ 5 .

"Đi về hướng Đông Nam" đoạt giải thưởng truyện vừa xuất sắc “Văn học nhân dân” .

Năm 2001

"Kiên ngạnh như thủy" đoạt Giải thưởng tiểu thuyết xuất sắc “Cửu đầu điểu” .

Năm 2004, "Thụ hoạt" đoạt “Giải thưởng văn học Đỉnh quân song niên thế kỉ 21” lần thứ 2; đoạt giải thưởng “Lão Xá” lần thứ 3 .

Năm 2008: "Phong nhã tụng" đoạt Giải thưởng hàng năm của “Cuối tuần phương Nam” .

Năm 2009: "Tôi và cha chú" được hơn 10 đơn vị truyền thông chọn là tác phẩm xuất xắc trong năm .

Năm 2010: "Thụ hoạt" được “Cuối tuần phương Nam” chọn là 10 cuốn sách hay trong 30 năm của Trung Quốc; "Tôi và cha chú" đoạt Giải thưởng văn học Thi Nại Am lần thứ nhất .

Năm 2013, "Tạc liệt chí" được hơn đơn vị truyền thông của Trung Quốc đánh giá là cách hay trong năm; tác giả được “Tuần báo thời sự Trung Quốc”đánh giá là Nhân vật văn hóa trong năm có có ảnh hưởng đến Trung Quốc .

II. CHỊU ẢNH HƯỞNG BỞI

Trung Quốc: Ngô Thừa ân ("Tây du kí"); Lỗ Tấn

Nước ngoài: Gogol, Dostoyevsky, Kafka, Beckett, Camus, Juan Rulfo...

III. LÝ LỊCH CÁ NHÂN

            Diêm Liên Khoa sinh năm 1958 tại thôn Điền Hồ, huyện Tung, Hà Nam, Trung Quốc. Do gia đình nghèo khó, không có thói quen tổ chức sinh nhật, đại đội lại không ghi chép, nên ngày tháng năm sinh không rõ. Từ nhỏ đói khát, phải chăn trâu, cắt cỏ, đi làm thuê và làm các việc ở nông thôn. Tháng 10 năm 1978 nhập ngũ, bắt đầu có cái ăn no, và bắt đầu thay đổi số phận. Trong quân đội từng làm đến chức trưởng ban, đội trưởng, chỉ đạo viên, cán sự và nhà văn chuyên nghiệp phòng sáng tác pháo binh thứ 2 Giải phóng quân nhân dân Trung Quốc; vì sáng tác Thụ hoạt mà rời quân ngũ năm 2005, chuyển sang làm nhà văn chuyên nghiệp của Hội nhà văn thành phố Bắc Kinh; từ năm 2008 đến nay làm giáo sư giảng dạy về sáng tác tại Đại học Nhân dân Trung Quốc; năm 2016 được mời làm giáo sư thỉnh giảng tại Đại học khoa học kĩ thuật Hongkong giảng dạy về sáng tác.

IV. SỰ NGHIỆP VĂN HỌC

1. TIỂU THUYẾT

            Năm 1979 đăng truyện ngắn đầu tiên, tính đến nay đã xuất bản 14 cuốn tiểu thuyết, đó là "Nhật quang lưu niên", "Kiên ngạnh như thủy", "Thụ hoạt", "Đinh trang mộng", "Phong nhã tụng", "Tứ thư", "Nhật tức"…; xuất bản hơn 50 cuốn truyện vừa, như "Giấc mơ của người Dao Câu", "Hạ nhật lạc", "Ngày tháng năm", "Bả Lâu thiên ca", "Tỉnh giấc đào nguyên"…; hơn 40 truyện ngắn. Tiểu thuyết của ông chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện thực thế kỉ 19, sáng tác chủ yếu là tác phẩm tả thực; sau đó cuối những năm 1990, văn phong có sự thay đổi, tác phẩm đậm chất hư cấu, tư tưởng khai phóng và mang màu sắc thần thoại, ngụ ngôn, đồng thời lại trực tiếp nhằm vào khó khăn sinh tồn và sinh mệnh con người, trong đó tiêu biểu là truyện vừa Ngày tháng năm, Bả Lâu thiên ca và tiểu thuyết Nhật quang lưu niên… thu hút được sự chú ý rộng rãi và đánh giá cao của văn đàn Trung Quốc; trong đó các tác phẩm về quân hòa bình, Dao Câu, dãy núi Bả Lâu có ảnh hưởng rất lớn. Đặc biệt là hàng loạt tác phẩm về dãy núi Bả Lâu đã cấu thành thế giới văn học quan trọng nhất của Diêm Liên Khoa, là cảnh quan văn học mà văn học Trung Quốc không thể coi nhẹ. Sau năm 2000, các tác phẩm về “dãy núi Bả Lâu” được xuất bản như Nhật quang lưu niên, Kiên ngạnh như thủy, Thụ hoạt với sắc thái cuồng hoan, hoang đường mới mẻ, sâu sắc, sắc bén, bất an, nội dung trực tiếp nhằm vào lịch sử và hiện thực Trung Quốc, hành động nhân vật tiểu thuyết phức tạp, hoang đường, đã khiến phong cách sáng tác của Diêm Liên Khoa thay đổi lớn,  khiến độc giả không lường trước được, vì thế đã đã gây được sự chú ý lớn hơn và tạo ra nhiều luồng ý kiến khác nhau, đặc biệt khi xuất bản Thụ hoạt, tác giả trực tiếp nêu lên sự hoài nghi đối với “chủ nghĩa hiện thực kiểu Trung Quốc”, đề xướng “hiện thực của chủ nghĩa siêu thực” ,tạo nên tranh luận mới về chủ nghĩa hiện thực trên văn đàn; nhưng ở Pháp, Thụ hoạt với tên là Lenin’s Kisses sau khi xuất bản lại được đánh giá rất cao, sau đó được sự hưởng ứng mãnh liệt mang tính quốc tế. Lúc đó “Báo thế giới” của Pháp đã đánh giá Diêm Liên Khoa như sau: “Nhà văn Trung Quốc Diêm Liên Khoa thừa sức trở thành Đại văn hào. Không có ai nắm bắt xã hội mạnh mẽ như ông đã nắm bắt xã hội thông qua hình thức tiểu thuyết, tác phẩm của ông có sức lay động kinh người, trong tác phẩm thể hiện chất hài hước có lúc làm người khác tuyệt vọng một cách dễ dàng” . Tờ “Vệ báo” nước Anh gọi “Diêm Liên Khoa là “Bậc thầy châm biếm với sức tưởng tượng phong phú” .Tờ “Danh lợi trường” của Italia tán dương “Diêm Liên Khoa lão luyện trong không gian giữa kì ảo và hiện thực” . Tờ “Báo châm ngôn Frankfurt” của Pháp lịa phân tích “nhà văn Trung Quốc Diêm Liên Khoa có hai đặc điểm lớn: ông vừa có thiên phú đã viết là viết tác phẩm lớn vừa có dũng khí dám đối mặt với chủ đề nhạy cảm” . Tạp chí “Thế giới” của Nhật Bản lại cho rằng “nhà văn Diêm Liên Khoa và tác phẩm của ông là tọa độ quan trọng khảo sát trình độ và không gian văn học Trung Quốc”  , cùng lúc đó, vì Vì nhân dân phục vụ (Người tình của phu nhân sư trưởng) và Đinh trang mộng liên tục bị cấm, khiến nhà văn trở thành nhà văn “do được chú ý mà bị tranh luận” .Năm 2009 tiểu thuyết Tứ thu thể hiện sức sáng tạo lớn của nhà văn được xuất bản tại Đài Loan, tác phẩm này đã thể hiện cao độ mới nhất của văn học Trung Quốc. Đồng thời, ông cũng đề xướng một cách rõ ràng lí luận văn học “chủ nghĩa thần thực” hoàn toàn mới để văn học Trung Quốc viết ra “sự thực không nhìn thấy, sự thật bị che đậy” và “sự thực không tồn tại” ,trong sự tương tác giữa lí luận và sáng tác này, tiếp đó ông viết tác phẩm có sức gây chấn động nghệ thuật lớn như Tạc liệt chí và Nhật tức … vừa thể hiện “sự thực bên trong tuyệt đối”khiến người đọc bất ngờ, vừa không ngớt khen ngợi. Trên phương diện nhân vật là “người Trung Quốc tuyệt đối”, trên phương diện “chân thực”, là “hiện thực Trung Quốc tuyệt đối”, còn trên phương diện tình tiết và chi tiết của câu chuyện, lại là “thần thực” “có thể” và “không thể” khó bề tưởng tượng và tưởng tượng phi thường; nhận thức về “bóng tối”, “tuyệt vọng” và “tương lai” của hiện thực Trung Quốc khiến người ta nhìn thấy đã sợ .Từ đó, làm cho văn học đương đại Trung Quốc vừa có ý nghĩa hiện đại của văn học thế giới, vừa có sự khác biệt rõ ràng so với chủ nghĩa siêu thực, chủ nghĩa hoang đường, chủ nghĩa hiện thực huyền ảo của phương Tây, thực sự làm cho văn học Trung Quốc có ý nghĩa hiện đại thuộc về phương Đông. Vì thế, cũng khiến cho tác giả có tầm quốc tế. Từ Vì nhân dân phục vụ (Người tình của phu nhân sư trưởng), Đinh trang mộng đến Thụ hoạt, rồi đến Tứ thư, Tạc liệt chí…; từ Pháp, Anh đến Anh Mĩ, rồi đến Tây Ban Nha, Italia, Nauy, Thụy Điển, Tiệp Khắc… rất nhiều ngôn ngữ và quốc gia, mỗi tiểu thuyết của Diêm Liên Khoa chỉ cần được dịch ra một thứ ngôn ngữ mới đều thu hút được sự quan tâm bình luận rộng rãi của quốc gia đó. Văn phong tiểu thuyết của Diêm Liên Khoa luôn thay đổi, đây là thách thức đối với độc giả và nhà phê bình. Trên phương diện nội dung, ông là nhà tiểu thuyết suy tư trực tiếp nhất, nhìn thẳng nhất vào lịch sử và hiện thực Trung Quốc, con người Trung Quốc, trên phương diện ttheer loại, ngôn ngữ, mỗi tác phẩm của ông đều có kết cấu khác nhau, ngôn ngữ trần thuật khác nhau, là nhà văn xuất sắc trên phương diện thể loại của Trung Quốc. Vì sáng tác của ông không ngừng thay đổi, vừa làm thay đổi trật tự văn học Trung Quốc, vừa xây dựng một trật tự mới của văn học Trung Quốc. Ông tự xưng mình là “phản đồ của sáng tác”, lại là một người có sức sáng tạo nghệ thuật lớn nhất của văn học Trung Quốc, trên mức độ tương đối lớn, ông là người đã dẫn văn học Trung Quốc phát triển theo một hướng khác trong gần 20 năm. Dường như cũng là nhà văn Trung Quốc duy nhất giành được danh tiếng trên thế giới mà không cần dựa vào chính phủ thúc đẩy “văn học hướng ngoại”.

2. LÍ LUẬN VĂN HỌC

            Trong số các nhà văn đương đại Trung Quốc, Diêm Liên Khoa là người duy nhất có trước tác kiến giải về văn học thế kỉ 19 và thế kỉ 20. Ông diễn giảng văn học, đối thoại văn học ở nhiều nơi trong nước và nước ngoài và chuyên luận lí luận, như những công trình đối thoại và diễn giảng: "Hiện thực của tôi, chủ nghĩa của tôi", "Đôi đũa hồng của bà đồng", "Phân chia và hợp lại", "Tuyển tập các bàn giảng ở nước ngoài của Diêm Liên Khoa", "Trầm mặc và hổn hển" đã cấu thành sự lí giải của ông về văn học Trung Quốc vàvăn học thế giới mấy chục năm nay. Năm 2011 ông xuất bản cuốn chuyên luận Phát hiện tiểu thuyết thể hiện nhận thức mới của ông về toàn bộ văn học thế giới thế kỉ 19 và thế kỉ 20 trong văn học Trung Quốc và văn học thế giới, mang tính lí luận, tính logic, tính cá nhân độc đáo. Trong chuyên luận này, ông đã đề xuất quan hệ trong sáng tác tiểu thuyết như “nhân quả hoàn toàn”, “nhân quả cục bộ”, “nhân quả một nửa” và “nhân quả bên trong”  đây là “phát hiện mới” trong sáng tác tiểu thuyết, căn cứ vào đó đề xuất “chủ nghĩa thần thực”   trong văn học Trung Quốcmở ra không gian lí luận để văn học Trung Quốc thực sự thâm nhập vào văn học thế giới, vì những tác phẩm của ông, cho nên những lí luận này đang được độc giả và các nhà nghiên cứu thế giới đón nhận và nghiên cứu. Năm 2016 ông được mời làm giáo sư thỉnh giảng tại đại học khoa học kĩ thuật Hongkong giảng môn sáng tác, bài soạn lí luận văn học 12 bài giảng về sáng tác thế kỉ 19 và 12 bài giảng về sáng tác thế kỉ 20 lại tiến hành phân tích, tổng kết và chứng minh về sáng tác căn cứ trên nhà văn và tác phẩm quan trọng nhất trong 200 năm của văn học thế giới, trong đó 12 bài giảng về sáng tác thế kỉ 20 là sự nhìn lại và chú thích toàn diện về sự truyền bá, ảnh hưởng của văn học thế giới thế kỉ 20 ở Trung Quốc, vừa có giá trị gợi ý lớn đối với người sáng tác, vừa có tính thực tiễn thao tác hóa cao. Về lí luận văn học, Diêm Liên Khoa là một trong những nhà văn giỏi nhất trong việc phân tích, suy tư và chắp bút. Nhiều quan điểm văn học của ông chưa chắc đã được các nhà phê bình và nhà văn hoàn toàn đồng ý, nhưng mọi ngươi fkhoong thể không thừa nhận ông là một tiểu thuyết gia hiếm hoi có “phương pháp luận” độc đáo nhất trên phương diện sáng tác.

III. TẢN VĂN

            Diêm Liên Khoa không chỉ là nhà tiểu thuyết có ý thức sáng tác mang tính hiện đại nhất, độc đáo, hiếm gặp, mà còn là một nhà tản văn trữ tình ít gặp trong số nhà văn Trung Quốc. Tản văn và tiểu thuyết đã cấu thành hai cực văn học của ông. Ý thức hiện đại về tiểu thuyết của ông độc nhất vô nhị trong số các nhà văn Trung Quốc, tưởng tượng cao xa mãnh liệt, tự do bay lượn, có sức tác động mạnh mẽ, mang lại cảm giác hiện đại khiến người đọc rùng mình. Còn tản văn của ông lại hoàn toàn ngược lại, truyền thống, ưu mĩ, mang đậm chất thơ trong mỗi từ ngữ, tỉ mỉ kĩ càng khiến người đọc cảm thán ông là người kế thừa và hấp thu văn học truyền thống Trung Quốc. Tản văn Tôi và cha chú, Nhà số 711 tiêu biểu cho tản văn dài của ông và rất nhiều tập tản văn ngắn của ông, cho dù là cuộc sống thường ngày của người Trung Quốc hay là bốn mùa thay nhau của đại tự nhiên, đều thể hiện ra chất thơ và sự mềm mại, có ảnh hưởng rất lớn đến người đọc Trung Quốc, làm cho người đọc thường không dám tin, nhà tản văn Diêm Liên Khoa này lại chính là nhà tiểu thuyết Diêm Liên Khoa kia. Sáng tác tản văn có tính “phi hư cấu” này của ông đã tạo nên hai mặt của nhà văn, từ đó khiến nhà văn đã trở thành hình tượng nhà văn phong phú, lập thể, toàn phương vị.

V. GIA TỘC

            Diêm Liên Khoa sinh ra trong một gia đình thuần nông tại thôn Điền Hồ huyện Tung, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, phụ thân cơ bản là không biết chữ, cả đời làm ruộng. Từ nhỏ gia cảnh bần hàn, đói khát, nhưng lại ấm áp tình cảm. Gia đình có bốn anh chị em, vì phụ mẫu muốn con cái sau này biết tính toán và biết chữ, cho nên hết sức đầu tư cho con cái học hành, cuối cùng bốn người con đều đã học xong cấp 2, đây là điều hiếm gặp ở nông thôn miền Bắc Trung Quốc những năm 50, 60. Phụ thân Diêm Liên Khoa là Diêm Song Nhạc, vì làm ruộng vất vả, bệnh nhỏ tích thành bệnh lớn, qua đời ở tuổi ngoài 50 vì bệnh tim do hen suyễn tạo nên. Mẹ Diêm Liên Khoa là Chu Linh Tiên, cả đời làm ruộng, cho đến ngày nay vẫn sống ở thôn Điền Hồ huyện Tung, tỉnh Hà Nam. Anh trai Diêm Liên Khoa là Diêm Phát Khoa, một thời làm công nhân mỏ, sau đó làm nhân viên bưu điện cho đến khi về hưu. Chị cả Diêm Liên Khoa là Diêm Tố Cảnh, chị hai Diêm Liên Khoa là Diêm Tố Phấn, đều lấy chồng ở nông thôn, cả đời làm nông nghiệp. Điều đáng nhắc đến là chị hai Diêm Tố Phán và Diêm Liên Khoa cùng thi vào cao trung ở địa phương, nhưng vì gia cảnh khó khăn, nên chị Diêm Liên Khoa chủ động quay về lao động ở nông thôn để cho Diêm Liên Khoa tiếp tục đi học.
            Nhưng Diêm Liên Khoa học cao trung được 1 năm, vì gia cảnh khó khăn, phụ thân và chị cả đều lâm bệnh, vì thế, ông bỏ học đi làm thuê, từ đó bắt dầu một cuộc sống phấn đấu, gian khổ, như là truyền kì.

1977 thi trượt đại học

1978 nhập ngũ

1979 sau khi công bố truyện ngắn đầu tiên Chuyên thiên ma, bắt đầu quá trình gian nan sáng tác và bị trả lại bản thảo

Cuối năm 1981 ra quân về quê, vì yêu văn học, lại có chút thành tích cho nên lại được gọi vào quân đội và được đề bạt làm cán bộ.

Năm 1983 học lớp hàm thụ đại học Hà Nam

Năm 1989 học khoa Văn học học viện Nghệ thuật giải phóng quân Bắc Kinh        

Năm 1994 được điều đến bộ phận chính trị pháp binh thứ 2 Giải phóng quân làm nhà văn, biên kịch chuyên nghiệp.

Năm 2004 rời quân đội chuyển sang làm nhà văn chuyên nghiệp cho hội nhà văn thành phố Bắc Kinh.

Năm 2008 đến nay làm giáo sư đại học Nhân dân Trung Quốc.

Năm 2016 được mời làm giáo sư thỉnh giảng cho đại học Khoa học kĩ thuật Hongkong.

VI. GIA ĐÌNH RIÊNG

            Năm 1984 kết hôn cùng Trác Li Sa, năm 1985 sinh con trai Diêm Tung Nguy, năm 2013 con trai kết hôn, năm 2014 cháu gái chào đời, hiện nay gia đình đều sống ở Bắc Kinh.

VII. TÁC PHẨM CHỦ YẾU

            Từ năm 1979 đến nay, Diêm Liên Khoa sáng ác tổng cộng 15 bộ tiểu thuyết, hơn 50 truyện vừa, hơn 40 truyện ngắn, 3 bộ tản văn dài, 5 tập tùy bút tản văn các loại. 6 cuốn chuyên luận lí luận văn học và diễn giảng văn học. Hơn 10 bộ phim và phim truyền hình dài tập, tổng cộng hơn 1000 vạn chữ. Nhưng vì là nhà văn gây nhiều tranh cãi nhất Trung Quốc cho nên cũng là văn có sách bị cấm nhiều nhất, tiểu thuyết "Vì nhân dân phục vụ", "Đinh trang mộng", "Tứ thư", "Nhật tức" và một phần tùy bút, bài giảng vẫn chưa được xuất bản ở Trung Quốc đại lục. Tác phẩm của ông cũng được dịch ra 30 ngôn ngữ trên thế giới, như Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Ý, Thụy Điển, Đan Mạch, Nauy, Tiệp Khắc, Hunggary, Nhật, Hàn, Việt Nam, Mông Cổ…, được đón đọc và tiếp nhận rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới.
                     
MỤC LỤC TÁC PHẨM CHỦ YẾU BẰNG TIẾNG TRUNG QUỐC
                 
1.TIỂU THUYẾT


- "Ngục tình cảm", Nhà xuất bản Văn nghệ Giải phóng quân, 1991
- "Nữ thanh niên tri thức cuối cùng", Nhà xuất bản Văn nghệ Bách Hoa,1993
- "Vòng sinh tử", Nhà xuất bản Minh Thiên, 1995
- "Chào Kim Liên", Nhà xuất bản Văn nghệ Trung Quốc, 1997
- "Nhật quang lưu niên",Nhà xuất bản Hoa Thành, 1998, Công ty sự nghiệp xuất bản Liên Kinh (Đài Bắc), 2010
- "Kiên ngạnh như thủy", Nhà xuất bản Văn nghệ Trường Giang, 2001; Nhà xuất bản Mạch Điền (Đài Bắc), 2009
- "Gà chọi", Nhà xuất bản Văn nghệ Trường Giang, 2001
- "Xuyên qua", Nhà xuất bản Văn nghệ Giải phóng quân, 2001
- "Hạ nhật lạc", Công ty sự nghiệp xuất bản Liên Kinh (Đài Bắc), 2010
- "Thụ hoạt", Nhà xuất bản Văn nghệ Xuân Phong, 2004; Nhà xuất bản Mạch Điền (Đài Bắc), 2007
- "Đinh trang mộng", Nhà xuất bản Văn hóa nghệ thuật(Hongkong), 2006; Nhà xuất bản Mạch Điền (Đài Bắc), 2006; Công ty trách nhiệm hữu hạn truyền thông tư nhân Linh Tử (Singapore),2006
- "Vì nhân dân phục vụ" (Người tình của phu nhân sư trường); Nhà xuất bản Mạch Điền (Đài Bắc), 2005; Công ty trách nhiệm hữu hạn truyền thông tư nhân Linh Tử (Singapore), 2005; Nhà xuất bản Văn hóa Nghệ thuật (Hongkong),2005
- "Phong nhã tụng",Nhà xuất bản Mạch Điền (Đài Bắc), 2008; Tập đoàn xuất bản Phượng Hoàng, 2008
- "Tứ thư", Nhà xuất bản Mạch Điền (Đài Bắc), 2011; Nhà xuất bản Minh Báo (Hongkong),2011
- "Tạc liệt chí", Nhà xuất bản Văn nghệ Thượng Hải, 2013; Nhà xuất bản Mạch Điền (Đài Bắc), 2013
- "Nhật tức", Nhà xuất bản Mạch Điền (Đài Bắc),2015

2. TẬP TRUYỆN

- "Chuyện quê nhà", Nhà xuất bản Văn nghệ Bách Hoa, 1992
- "Ngụ ngôn hòa bình", Nhà xuất bản Văn nghệ Trường Giang, 1994
- "Đi đến thiên đường",          Nhà xuất bản Thanh niên Trung Quốc, 1995
- "Diêm Liên Khoa văn tập" (5 quyển), Nhà xuất bản Nhân dân Cát Lâm, 1996
- "Diêm Liên Khoa tập truyện tự tuyển chọn", Nhà xuất bản Văn nghệ Hà Nam, 1997
- "Gia viên hoan lạc", Nhà xuất bản Bắc kinh, 1998
- "Động Hoàng Kim", Nhà xuất bản Văn nghệ, 1998
- "Sáng tối tròn khuyết: Lại nói về thiên cổ dâm phụ Phan Kim Liên", Nhà xuất bản Văn nghệ Trung Quốc, 1999
- "Đi về hướng Đông Nam", Nhà xuất bản Nhà văn, 2000
- "Bả Lâu thiên ca", Nhà xuất bản Văn nghệ Bắc Nhạc, 2001
- "Ba chày gỗ", Nhà xuất bản Thế giới mới, 2002
- "Năm tháng thôn quê", Nhà xuất bản Nhân dân Tân Cương,2002
- "Ngày tháng năm",Nhà xuất bản Nhân dân Tân Cương, 2002; Nhà xuất bản Nguyệt San Minh Báo (Hongkong), 2009
- "Kho tàng nhà văn đương đại" (Quyển về Diêm Liên Khoa), Nhà xuất bản Văn nghệ Nhân dân, 2003
- "Thiên cung đồ", Nhà xuất bản Văn nghệ Giang Tô, 2005
- "Chủ nghĩa lãng mạn cách mạng: Truyện ngắn tiêu biểu của Diêm Liên Khoa", Công ty xuất bản Văn nghệ Xuân Phong, 2006
- "Mẹ là dòng sông", Nhà xuất bản Văn nghệ đại chúng, 2006
- "Giấc mơ của người Dao Câu", Công ty xuất bản Văn nghệ Xuân Phong,2007
- "Diêm Liên Khoa văn tập" (12 quyển), Nhà xuất bản Nhật báo Nhân dân; Nhà xuất bản Nhân dân Vân Nam, Nhà xuất bản Nhân dân Thiên Tân,2007
- "Tuyển tập tác phẩm của Diêm Liên Khoa" (17 quyển)                 
- "Khu cấm số 4", "Thiên công đồ", Công ty xuất bản Vạn Quyển, 2009
- "Đi về hướng Đông Nam", Công ty xuất bản Vạn Quyển, 2009
- "Tuyển tập truyện của Diêm Liên Khoa", Tân địa văn hóa (Đài Bắc), 2010
- "Tỉnh giấc đào viên", Hoàng Sơn thư xã,2010
- "Phù dung kĩ nữ: Biên niên truyện vừa của Diên Liên Khoa (1988-1990)", tập 1, Nhà xuất bản văn nghệ Triết Giang, 2011
- "Trung thổ hoàn hương: Biên niên truyện vừa của Diêm Liên Khoa (1991-1993)"(tập 2),Nhà xuất bản Văn nghệ Triết Giang, 2011
- "Dãy núi Bả Lâu: Biên niên truyện vừa của Diêm Liên Khoa (1993-1996)"(Tập 3)          Nhà xuất bản Văn nghệ Triết Giang, 2011
- "Tỉnh giấc đào viên: Biên niên truyện vừa của Diêm Liên Khoa (1996-2009)"(tập 4), Nhà xuất bản Văn nghệ Triết Giang, 2011
- "Tuyển tập truyện ngắn Diêm Liên Khoa", Nhà xuất bản Nhân dân Vân Nam,2013
- "Diêm Liên Khoa đen trắng" – bốn truyện vừa (4 quyển), Nhà xuất bản Văn học Nhân dân, 2014; Nhị ngư Văn hóa (Đài Bắc), 2014

3. TUYỂN TẬP VĂN LUẬN, TÙY BÚT TẢN VĂN

- "Xiềng xích xám xịt", Nhà xuất bản Văn nghệ Bách Hoa, 1999
- "Về nhà", Nhà xuất bản Giải phóng quân, 2002
- "Đôi đũa hồng của bà đồng: Ghi chép đối thoại giữa nhà văn và tiến sĩ văn học" (viết chung cùng Lương Hồng), Nhà xuất bản Văn nghệ Xuân Phong,2002
- "Vượt qua mọi biên giới: Tản văn Diêm Liên Khoa", Nhà xuất bản Văn nghệ Trường Giang,2005
- "Đất vàng cỏ xanh: Tản văn tình thân của Diêm Liên Khoa", Nhà xuất bản Hoa Thành, 2008
- "Kĩ xảo và linh hồn: Ghi chép đọc sách của Diêm Liên Khoa",Nhà xuất bản Hoa Thành,2008
- "Phân chia và hợp lại: Diễn giảng văn học của Diêm Liên Khoa", Nhà xuất bản Hoa Thành, 2008
- Tản văn Diêm Liên Khoa", Nhà xuất bản Văn nghệ Triết Giang, 2009
- "Tôi và cha chú", Ấn khắc văn học (Đài Bắc), 2009; Nhà xuất bản Nhân dân Vân Nam, 2009
- "Hiện thực của tôi, chủ nghĩa của tôi: Ghi chép đối thoại văn học của Diêm Liên Khoa"(viết chung cùng Trương Học Hân); Nhà xuất bản văn học Nhân dân Trung Quốc,2011
- "Hãy đợi đấy", Trung tâm xuất bản phương Đông,2011
- "Phát hiện tiểu thuyết", Nhà xuất bản Đại học Nam Khai, 2011; Ấn khắc văn học (Đài Bắc),2011
- "Nhà số 711", Nhà xuất bản Nhân dân Giang Tô, 2012; Nhà xuất bản Liên Kinh (Đài Bắc), 2012
- Tản mạn: Tập diễn giảng ở nước ngoài của Diêm Liên Khoa, Nhà xuất bản Trung Tín, 2012
- "Tản văn Diêm Liên Khoa", Nhà xuất bản Nhân dân Vân Nam, 2013
- "Khó nhất của sáng tác là hồ đồ", Nhà xuất bản Nhân dân Trung Quốc, 2013
- "Những bài giảng ở hải ngoại", Nhà xuất bản Văn học Nhân dân Trung Quốc, 2013
- "Ba dòng sông của hai người", "Cảm niệm", Nhị Ngư văn hóa (Đài Bắc), Nhà xuất bản Văn học Nhân dân, 2013, 2014
- "Đi trên con đường của người khác: Ghi chép ngữ tứ của Diêm Liên Khoa", Nhà xuất bản Nhân dân Thượng Hải, 2014
- "Diêm Liên Khoa đen trắng" – Bốn quyển tản văn (4 quyển), Nhà xuất bản Văn học Nhân dân, 2014
- "Trầm mặc và hổn hển: Văn học Trung Quốc như tôi đã trải qua", Ấn khắc (Đài Bắc), 2014
12 tháng của hai thế hệ (viết chung với Tưởng Phương Châu), Ấn khắc (Đài Bắc), 2015

 (Đỗ Văn Hiểu dịch từ tài liệu do nhà văn Diêm Liên Khoa cung cấp)

VIII        CHÚ THÍCH
1 http://wenxueyuan.ruc.edu.cn/sz/show/?36
2 http://www.chinadaily.com.cn/hqph/2006-03/17/content_543414.htm
3 http://xuewen.cnki.net/CJFD-HJKS201235032.html
4 http://baike.baidu.com/view/294700.htm
5 http://210.31.160.111:82/paper/2014/04/04/20140404091002850.pdf
6 http://news.gmw.cn/newspaper/2014-12/01/content_102427061.htm
7 http://culture.ifeng.com/event/detail_2012_07/27/16350006_0.shtml
8 http://news.163.com/12/0112/07/7NI55TCO00014AED.html
9 http://baike.baidu.com/link?url=8VXzHfa5fT0VmELri1d7Vjh8Ll8cbROWxcpqQWYUHocQSJRSBlKGNxI5YbuPG9mRJZwxwsYFCepXGUtu7LATNesqqrnXwpFdbuLB6JZiW-RQ5RzVZrANirPSPI7L3b9U2D4Av2tfHh6XswaK3aBzquj_hIyjM9sDTMZ1DikFMKaDsKtw52cxMZKxUuTMM3UKQQTnJUwQn9XrBk-2YslKNq#3
10 http://210.31.160.111:82/paper/2014/04/04/20140404091002850.pdf
11 http://210.31.160.111:82/paper/2014/04/04/20140404091002850.pdf
12 http://news.ifeng.com/gundong/detail_2013_01/29/21697388_0.shtml
13 http://cul.qq.com/a/20150518/045864.htm
14 http://news.xinhuanet.com/overseas/2013-08/04/c_116803914.htm
15 http://news.xinhuanet.com/culture/2014-10/24/c_127135802.htm
16 http://news.takungpao.com/paper/q/2014/0718/2609413.html
17 http://japan.people.com.cn/n/2015/0327/c35465-26757734.html
18 http://culture.china.com/reading/literature/11170682/20151013/20546504.html
19 http://cul.sohu.com/20160310/n440015080.shtml
20 http://blog.sina.com.cn/s/blog_165bdb8b20102yjkt.html
21 http://cul.qq.com/a/20160719/037115.htm
22 http://www.baike.com/wiki/《小说月报》百花奖
23 http://book.sina.com.cn/news/v/2013-10-14/1748549102_2.shtml
24 http://news.xinhuanet.com/book/2007-09/28/content_6807353.htm
25 http://blog.sina.com.cn/s/blog_5d68a0af0102ed6f.html
 26 http://baike.baidu.com/link?url=LjzPf54oYEpVMyWlMBte-SrNGv2YkMM_jbp0DtoXOs1GS8jOyJU74jHXoWgTTe7d
 27 http://baike.baidu.com/link?url=Nt6ZcP97Mspng-geKOFCDUm4RB0R6WOCvTyIr0GFR5Q1HvN8gNxM1wQto2Z5bllKpPTPTYV0D0bcad9MCP8aeFjt_uNU-elcUemYYdwYHKkFu7i-JtAFFO2CbGetEdbz
28 http://www.chinawriter.com.cn/bk/2014-09-22/78045.html
29 http://news.xinhuanet.com/book/2007-09/28/content_6807353.htm
30 http://news.xinhuanet.com/book/2007-09/28/content_6807353.htm
31 http://www.gmw.cn/01ds/2003-01/08/07-98A2897EAD5943C448256CA800011A77.htm
32 http://www.writermagazine.cn/2005/5/dier.htm
33 http://news.xinhuanet.com/book/2005-01/15/content_2462871.htm
34 http://www.infzm.com/content/23098
35 http://www.cpin.com.cn/(S(5rqkho45ce5tbl55a2c01t55))/Item.aspx?id=763057
36 http://ent.ifeng.com/zz/detail_2011_10/14/9849224_0.shtml
37 http://news.ruc.edu.cn/archives/73295
38 ——见《受活》后记。
39 http://baike.baidu.com/view/294700.htm
40 http://www.anyv.net/index.php/article-271557
41 http://chuansong.me/n/2721032
42 http://www.anyv.net/index.php/article-271557
43 http://culture.ifeng.com/a/20160319/47974091_0.shtml
44 ——陈思和语。
45 ——见《发现小说》(2011年南开大学出版社)。
46 ——见阎连科在接受卡夫卡文学奖时的演讲《上天和命运选定那个感受黑暗的人》。
47 ——《四书》前言。
48 ——见《发现小说》第2345章。
49 ——见《发现小说》第6章。


九、参考文献
梁鸿、蒋书丽:《阎连科文学年谱》,《东吴学术》2013年第5
十、外部链接

إرسال تعليق