Search Suggest

Định hướng chương trình thanh tra năm 2020

Căn cứ công văn số 306/TTT-VP ngày 17 tháng 7 năm 2019 của Thanh tra tỉnh về việc đề xuất Định hướng chương trình thanh tra năm 2020, Sở Giáo dục và Đào tạo An Giang xây dựng định hướng chương trình thanh tra năm 2020 như sau:
 Chương trình công tác thanh tra 2020 nhằm triển khai có hiệu quả các quy định của pháp luật về thanh tra gắn với việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục; đảm bảo hoạt động thanh tra có trọng tâm, trọng điểm, hạn chế tối đa sự chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động thanh tra, kiểm tra. Định hướng chương trình công tác thanh tra năm 2020 tập trung vào một số nội dung:
1.      Công tác thanh tra hành chính
Nội dung thanh tra: Công tác Quản lý tài chính, tài sản; Thực hiện pháp luật về phòng chống tham nhũng; Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo,tiếp công dân;Thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 12/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục, đào tạo.
2. Công tác thanh tra chuyên ngành
Nội dung thanh tra: Công tác quản lý chuyên môn của hiệu trưởng các đơn vị trực thuộc sở và phòng GDĐT (việc thực hiện quy chế chuyên môn theo hướng đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, việc thực hiện kiểm tra nội bộ, bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên).
            - Việc thực hiện chế độ chính sách ngành GDĐT (tuyển dụng, quản lý, sử dụng công chức, viên chức; thực hiện dự toán kinh phí đảm bảo hoạt động giáo dục, công tác thi đua, khen thưởng...)
            - Việc thực hiện Quy chế thực hiện công khai, Quy chế thực hiện dân chủ trong nhà trường.
            - Công tác quản lý dạy thêm học thêm và thực hiện các khoản thu, chi trong năm học.
            - Các hoạt động giáo dục, kiểm tra cấp chứng chỉ; công tác tuyển sinh, đào tạo, liên kết đào tạo của các Trung tâm Ngoại ngữ-Tin học, TTGDTX tỉnh.
- Thanh tra  các kỳ thi trong địa bàn tỉnh: Các kỳ thi, hội thi do Sở tổ chức: THPT Quốc gia, Tuyển sinh vào lớp 10, thi chọn học sinh giỏi, .... ; các kỳ kiểm tra cấp chứng chỉ Ngoại ngữ, tin học.
3. Công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo
Triển khai thực hiện đồng bộ các chủ trương, chính sách, các quy định của pháp luật về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhất là Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo; Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 18/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo; Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo (sửa đổi), Luật Tiếp công dân...
Tập trung tham mưu giải quyết kịp thời, có hiệu quả các vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền mới phát sinh, đảm bảo khách quan, đúng pháp luật, phấn đấu giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo, không để tồn đọng
4. Công tác phòng, chống tham nhũng
Tiếp tục triển khai thực hiện đồng bộ các chủ trương, chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng, nhất là Chỉ thị số 33-CT/TW ngày 03/01/2014 của Bộ Chính trị về sự tăng cường lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai và kiểm soát kê khai tài sản, Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 07/12/2015 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng; Kết luận số 10-KL/TW ngày 26/12/2016 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 Khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 28/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng…
Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, nhất là công khai, minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức; tăng cường thanh tra, kiểm tra, phát hiện, xử lý tham nhũng; chú trọng xử lý trách nhiệm của người đứng đầu để xảy ra tham nhũng; chuyển cơ quan điều tra các vụ việc có dấu hiệu tội phạm tham nhũng./.

إرسال تعليق