Search Suggest

Đặc trưng của tản văn

Từ “Tản văn” được dùng theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, tản văn chỉ tất cả những thể loại ngoài thơ ca, bao gồm tác phẩm văn học và luận văn khoa học, văn bản hành chính công vụ. Theo nghĩa hẹp, tản văn được dùng với ý nghĩa văn học thuần túy, là một thể loại văn học bên cạnh thơ ca, tiểu thuyết, kịch, thường gọi là “tản văn văn học” hoặc “tản văn nghệ thuật”. Loại tản văn này là thể loại văn học chú trọng việc ghi lại những gì đã trải qua, đã nghe thấy, cảm thấy, thể nghiệm liên tưởng của cái tôi hoặc ghi lại những câu chuyện, những trạng thái cảnh vật hoặc trữ tình hoài niệm; là loại tác phẩm văn học giàu tính trữ tình, rộng rãi về đề tài, tinh túy về nội dung, khuôn khổ tương đối nhỏ, ngôn ngữ tự nhiên mới mẻ, thủ pháp biểu hiện linh hoạt, văn phong sáng sủa.

Đặc trưng của tản văn

Tản văn văn học trên ý nghĩa hiện đại lại có lịch sử phát triển không dài. Năm 1917 Lưu Bán Nông trong Quan niệm cải lương về văn học của tôi: đã xác định “tản văn văn học” là một khái niệm, ông nói: “cái gọi là tản văn, cũng gọi là tản văn văn học, nhưng là tản văn không lời” (Lưu Bán Nông: niệm cải lương về văn học của tôi, xem Tư liệu tham khảo văn học hiện đại Trung Quốc, tập 1, quyển thượng. Nxb Giáo dục cao đẳng, 1959, tr 35), nhưng trong tản văn như lời ông nói còn bao hàm cả tiểu thuyết, tạp văn cho nên khái niệm tản văn văn học không thực sự rõ ràng. Tháng 6 năm 1921, Chu Tác Nhân với bút danh Tử Nghiêm đã phát biểu một bài luận ngắn về “Mĩ học”, trong đó, từ phương diện thể văn, xác nhận vị trí độc lập của tản văn văn học, chỉ ra, loại tản văn này “là thể loại văn học mang tính nghệ thuật, còn gọi là thể văn sáng tạo cái Đẹp. Nó có thể được phân ra thành tự sự và trữ tình, nhưng hai loại này thường xuyên xuyến thấm vào nhau”. (Tử Nghiêm (Chu Tác Nhân): Mĩ học, xem Lí luận tản văn hiện đại Trung Quốc, Nxb Nhân dân Quảng Tây, 1984, tr3). Kiếm Tam (Vương Thống Chiêu), năm 1923 đã gọi nó là “tản văn thuần nhất” (pure prose).

Read more »

إرسال تعليق