Search Suggest

ĐẶC TRƯNG CỦA NGÔN TỪ NGHỆ THUẬT




1)                  Tính phi vật thể của hình tượng văn học
-                      Thế nào là tính phi vật thể của hình tượng văn học?
o        Xây dựng bằng chất liệu ngôn từ, hình tượng văn học tác động vào trí tuệ tưởng tượng và tâm hồn của người đọc. Không ai nhìn thấy hình tượng văn học bằng mắt thường. Nó chỉ bộc lộ qua cái “nhìn” bên trong thầm kín. Đó là tính chất tinh thần hay tính “phi vật thể của hình tượng văn học”.
-                      Tác dụng của tính “phi vật thể”:
o        Nhờ tính phi vật thể, hình tượng văn học có thể tác động trực tiếp vào thế giới tâm hồn của con người.
o        Nhờ tính phi vật thể của chất liệu ngôn từ, hình tượng văn học có thể trở thành phương tiện vạn năng để chiếm lĩnh thế giới.
§     Hình tượng văn học có thẻ tái hiện những điều nhận biết bằng thị giác như hội họa, điện ảnh, mà còn có thể tái hiện cả những điều cảm thấy bằng khứu giác, xúc giác, vị giác. Các nghệ thuật khác chỉ có thể biểu hiện chúng còn văn học có thể gọi đích danh chúng ra.
§     Chỉ cần thể hiện tác động của sự vật vào con người hoặc vào cảm xúc của con người mà có thể tạo nên bức tranh cụ thể sinh động về hiện thực, không cần phải miêu tả tỉ mỉ vẻ ngoài của chíng.
o        Nhờ tính phi vật thể của chất liệu ngôn từ, văn học có thể nắm bắt cả những cái mơ hồ vô hình nhưng có thật trong cảm xúc của con người về thế giới. Đó là những cảm xúc, những suy tư, những trăn trở, cũng có thể là những liên tưởng tưởng tượng,có thể là thế giới của ước mơ, của khát vọng…
o        Tính phi vật thể của ngôn từ giúp văn học thể hiện nguyên tắc thể hiện chỉnh thể qua chi tiết.
§     Giữa chi tiết và chỉnh thể hình tượng thường dành một khoảng không cho trí tưởng tượng hoạt động. Có thể nói trí lực con người có thể chiếm lấy thế giới tới mức nào thì hình tượng văn học có thể đạt tới mức ấy.
2)                  Không gian và thời gian trong văn học
a)                  Thời gian trong văn học
-                      Văn học thuộc loại nghệ thuật thời gian, nghĩa là hình tượng của nó mở dần ra trong thời gian, khác hẳn các loại nghệ thuật tạo hình khác. Létxting nói: “Các vật thể và màu sắc tồn tại trong không gian làm phương tiện hay kí hiệu, còn thơ ca sử dụng các âm thanh phát ra từng tiếng lần lượg trong thời gian”.
-                      Các đặc điểm của thời gian trong văn học: Văn học có khẳ năng tạo được những dòng thời gian có nhịp độ, độ dài riêng để phản ánh hiện thực.
o        Văn học có thể “kéo căng thời gian” bằng cách miêu tả chi tiết những phút giây hệ trọng của con người.
o        Văn học có thể “dồn nén thời gian” bằng cách tái hiện một khoảng thời gian dài trong một dòng trần thuật ngắn.
o        Văn học có thể làm thời gian trôi nhanh hay chậm, biến động, căng thẳng hay đều đặn êm đềm.
o        Văn học có thể tạo ra những liên hệ thời gian giữa quá khứ, thực tại, tương lai: Có thể đi cùng chiều thời gian, đi ngược chiều thời gian, về quá khứ, đến tương lai…
ð    Vấn đề không chỉ là sự tương đồng giữa ngôn từ trần thuật với dòng thời gian khách quan, mà còn là sự tương quan giữa dòng thời gian gian cảm thụ, tương quan giữa các lớp, các giai đoạn khác nhau của hiện thực.
b)                 Không gian trong văn học.
-                      Không gian trong văn học có cái đặc sắc riêng. Không thể tái hiện đời sống mà không dựng lại địa điểm, nơi nhân vật sống, hành động hoặc những chân trời mà nhân vật mơ ước
-                      Không gian trong văn học không bị một hạn chế nào. Trong thơ văn, con mắt tác gả có thể dễ dàng di chuyển từ không gian này sang không gian khác. Đặc điểm này giúp cho văn học có thể phản ánh hiện thực trong cái toàn vẹn đầy đặn của nó.
c)                  Đặc trưng nghệ thuật của thời gian và không gian trong văn học
-                      Đặc trưng nghệ thuật của không gian và thời gian trong văn học chính là tính quan niệm của chúng. Nhà văn không chỉ đơn thuần dựng lại một chuỗi sự kiện hay một không gian trong hiện thực mà còn đề xuất một quan niệm để khái quát chúng. Không gian và thời gian nghệ thuật thể hiện khả năng chiếm lĩnh đời sống rộng rãi và nhiều mặt của ngôn ngữ.
3)                  Khả năng phản ánh ngôn ngữ và tư tưởng của hình tượng văn học.
a)                  Khả năng phản ánh ngôn ngữ của hình tượng văn học
-                      Văn bản tác phẩm văn học bao giờ cũng là một hệ thống gồm nhiều lời phát ngôn của nhân vật trữ tình, của người kể truyện, của nhân vật trong truyện. Như vậy, ngôn từ không chỉ là phương tiện miêu tả mà còn là đối tượng miêu tả của văn học.
-                      Phạm vi miêu tả văn học không chỉ ở phần có lời, nhưng riêng ở phần có lời đã là một đặc điểm vô song. Văn học có thể cho ta nghe thấy tiếng nói của mọi tầng lớp trong mọi thời đại khác nhau, “thời đại nào tiếng  nói ấy, tính cách nào giọng điệu ấy”. Văn học giữ lại lời nói, từ vựng, ngữ điệu, cách nói gắn với văn hóa, phong tục, đời sống tư tưởng tình cảm của một thời.
-                      Gắn liền với hoạt động nói là hoạt động tư duy. Văn học có thể dựng lại con người đang tư duy (Độc thoại nội tâm). Nếu các nghệ thuật khác chỉ có thể biểu hiện được con người tư duy chứ không thể thể hiện quá trình tư duy, thì văn học thể hiện những con người với những quá trình tư duy trong cuộc sống: những quyết định lớn lao, những tính toán, nhưng do dự ngập ngừng, những suy nghĩ tỉnh táo cũng như mơ hồ…
b)                 Khả năng tại hiện tư tưởng của hình tượng văn học
-                      Khả năng tại hiện ngôn ngữ và tư duy của con người chính là cơ sở của khả năng tái hiện tư tưởng của con người.
-                      Văn học không chỉ bộc lộ tư tưởng mà còn miêu tả tư tưởng. Nhà văn khắc họa tư tưởng của những nhân vật như là sự ý thức về địa vị, hoàn cảnh và số phận của họ trong xã hội. Mỗi lời nói, ý nghĩ của nhân vật đều là sự ủng hộ hay phản đối về một thực trạng của con người, xã hội.
-                      Văn học thể hiện tư tưởng của thời đại qua chân dung con người của thời đại. Những tư tưởng miêu tả có thể ở những nội dung khác nhau (chính trị, kinh tế, tâm lý, đạo đức, thẩm mỹ…) nhưng bao giờ cũng là một thái độ xác định trước cuộc sống.
-                      Về bản chất, văn học là một cuộc đối thoại ngầm hay công khai về tư tưởng trong ý nghĩa đích thực của từ đó. Văn học có khả năng miêu tả tư tưởng và những xung đột tư tưởng. Điều này làm cho tính tư tưởng của văn học trở nên sắcbén hơn, nổi bật hơn.
4)                   Tính vạn năng và tính phổ thông của văn học
a)                  Tính vạn năng
-                      Lấy ngôn từ làm chất liệu văn học đạt được tính vạn năng trong phản ánh đời sống.
-                      Văn học có thể phản ánh bất kì phương diện nào trong đời sống hiện thực bởi lẽ không có phương diện nào mà ngôn từ không phản ánh được.
-                      Văn học có những khả năng vô hạn tái hiện đời sống và có khả năng thực hiện chức năng nhận thức của nghệ thuật một cách trọn vẹn nhất.
-                      Có những thứ, các môn nghệ thuật khác, do ưu thế chất liệu có thể thể hiện một cách trực tiếp thì văn học chỉ có thể thể hiện một cách gián tiếp, tuy nhiên nhiều hiện tượng đời sống các nghệ thuật khác không biểu hiện được thì văn học lại có thể biểu hiện tài tình.
b)                 Tính phổ thông
-                      Việc lấy ngôn từ, phương tiện giao thế phổ thông của con người làm chất liệu cũng mang lại tính chất phổ thông trên các mặt sáng tác, truyền bá và tiếp nhận.
-                      Văn học có thể xuất bản với số lượn lớn mà vẫn giữ nguyên được bản chính.
-                      Việc tàng trữ tiếp nhận cũng không đòi hỏi quá nhiều phương tiện vật chất.
-                      Người đọc có thể tùy ý chọn đọc nhịp độ nhanh hay chậm, có thể trở đi trở lại nghiền ngẫm những đoạn văn hay (điều này khó lòng đạt được khi xem kịch, xem múa)
-                      Người đọc có thể học thuộc những đoạn văn, thơ hay để đọc và vận dụng trong đời sống.







Đăng nhận xét