Search Suggest

PHÂN TÍCH NHÂN VẬT KAORU (VŨ NỮ IZU - KAWABATA YASUNARI)



PHÂN TÍCH NHÂN VẬT KAORU

Dàn ý
Dẫn chứng
Phân tích
I.                   Số phận


a)     Xuất thân
-         Sinh ra trong gia đình làm nghề hát rong di chuyển từ nơi này đến nơi khác.
-         Biệt tài chơi trống, khi không chơi trống thì múa.
“Vào mùa xuân họ rời đảo đi lang thang khắp bán đảo…khi trời trở lạnh, họ từ Shimada ở phía Nam sẽ đi thuyền về đảo nhà”

Bơi qua sông trong mùa  Đông

Cuộc gặp nhiều bất trắc è Chị gái của Kaoru đã sẩy thai trong chuyến đi è Họ muốn trở về Shimoda, quê hương, để kỉ niệm 49 ngày mất của đứa trẻ.
-         Cuộc sống bấp bênh, bất định, cơ cực với những đứa trẻ như Kaoru.
-          Cuộc sống nhiều rủi ro, mất mát với những nỗi đau tinh thần và thể chất.
b)    Đẳng cấp
-         Nghề hát rong bị xem là nghề đẳng cấp thấp è Bị coi thường, khinh miệt.
-         Số phận chịu nhiều thiệt thòi bởi quan niệm “Trọng nam khinh nữ” của xã hội đương thời.
Đám người ấy có trời mới biết nơi họ sẽ nghỉ lại. Nếu gặp được vài người trả tiền thì đấy sẽ là nơi nghỉ…cậu nghĩ liệu họ có biết trước được không?” – Lời bà chủ quán trà.


-         “Đám người ấy” – cách gọi xưng hô, miệt thị.
-         “Nếu được trả tiền thì đấy sẽ là nơi nghỉ” è Hoàn cảnh sống bất định, đáng thương, phụ thuộc nhiều vào kẻ khác.
“Chỉ có phí thức ăn khi mời những người như thế” – Bà chủ nhà hàng.
“thỉnh thoảng đi qua một con đường chạy vào làng chúng tôi nhìn thấy tấm bảng : “cẩm lũ ăn mày, biểu diễn rong”” - Ở Oshima

-         Bị người đời xem thường, khinh rẻ rõ ràng , xét họ ngang hàng với tầng lớp thấp nhất xã hội “ăn mày” (mặc dù học có lao động) è Tình cảnh đáng thương, tội nghiệp
“Chúng tôi nghĩ cậu sẽ không uống nước nếu cánh phụ nữ chúng tôi  đã khuấy động dòng nước” và “ chắc ông không ngại khi cánh đàn bà chúng tôi đã động đũa vào” – Lời những người đàn bà lớn tuổi.

-         Những lời nói thể hiện sự yếm, thế, khiêm nhường, tự ti tội nghiệp è Hệ tư tưởng trọng nam khinh nữ đã bắt sâu vào trong xã hội, vào tâm thức của con người, thậm chí vào bản thân người phụ nữ è Thái độ người phụ nữ trước số phận của mình là một sự cam chịu đến tội nghiệp.

II.                Những vẻ đẹp đối lập 


a)     Vẻ chững chạc, người lớn của một cô Geisha học việc trong sự kèm cặp gắt gao của bà mẹ.


-         Kaoru là một du nghệ nhân.
-         Kaoru đang học việc với mẹ để trở thành Geisha.

Gei” là nghệ, “Sha” là giả. Vậy Geisha là một nghệ giả, tức là người đàn bà hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật. Việc nhìn nhận về người phụ nữ làm nghề Geisha, nhà nghiên cứu người Nga C.t Vostokov đã nhận xét: “ các nàng geisha là những người có học vấn nhất ở Nhật Bản…sắc xảo, rất am hiểu văn học, vui vẻ, có tài đối đáp, họ bộc lộ trước các bạn toàn bộ sức quyến rũ của mình. Với một nghệ thuật cổ điển, các người Geisha hát cho bạn nghe, ngâm những bài thơ hay tuyệt và đọc các đoạn trích từ những vở kịch trứ danh. Lúc nào cũng vui vẻ một cách tự nhiên, sắc xảo…không để mất phẩm giá phụ nữ của mình(…). Nói cho đúng hơn, Geisha là những nghệ sĩ”
-         Sự đào tạo, rèn luyện Kaoru từ một du nghệ nhân, một nghề bị xã hội khinh miệt trở thành Geisha – một nghề được xem trọng èTấm lòng của người mẹ mong muốn vào sự đổi đời cho con.
-         Để trở thành một Geisha, thì ngay từ khi 13 tuổi Kaoru đã phải chịu sự rèn luyện hà khắc với những quy củ nghiêm ngặt từ ngoại hình, dáng vẻ, nghệ thuật ứng xử, tài nghệ è Dần từ bỏ vẻ hồn nhiên ngây thơ đang có để khoác lên mình lớp vỏ bọc già dẵn, nghiêm túc, thanh tịnh của một Geisha.
Ngoại hình của cô Geisha học việc Kaoru:

+Tóc, gương mặt, cách trang điểm
“ Tóc nàng được chải cao theo kiểu cũ mà tôi không biết, khuôn mặt hình ô van nghiêm nghị của nàng làm nhỏ lại dưới mái tóc. Nhưng khuôn mặt và mái tóc lại rất hợp nhau, khá giống trong tranh, bức tranh vẽ các thiếu nữ xinh xắn thời xưa”.

“Vết son phấn trang điểm đậm từ tối qua, còn vương lại, màu hồng trên môi và các chấm hồng quanh đuôi mắt





Chịu sự dạy dỗ gắt gao:

-         Hát cao giọng một chút cũng bị mắng.
-         Dáng chơi cờ phải lưng thẳng, nghiêm túc.
-         Dág đi điệu bộ cũng phải nghiêm trang, và luôn phải nhắc nhớ để không quên các nguyên tắc, để không bị mắng.
. Khi nào giọng nàng hơi cao hơn một chút, người đàn bà liền mắng: “Mẹ đã nhắc con phải hạ giọng xuống bao nhiêu lâu rồi”. Lời của người đàn bà giành cho Kaoru đủ cho ta thấu sự gan khổ trong quá trình luyện tập, phải tập đi tập lại nhiều lần mới có thể đạt được kết quả tốt.



-         Cái sự già dặn này cũng ẩn giấu phần nào đó cái ngây thơ è Kaoru dường như không nhận thức được tầm quan trọng của việc tở thành một Geisha è Tất cả những gì cô làm là nghe lời mẹ, tuân thủ các luật lệ để không bị mắng è Vẻ 16, 17 tuổi của một cô Geisha học việc chỉ là vẻ bề ngoài, khuất lấp bên trong là một tân hồn hồn nhiên, trong sáng, tinh khôi.
b)    Bản chất hồn nhiên trong sáng của một cô bé 13 tuổi


-         Trong quá trình học việc vẫn còn những lúng túng, lóng ngóng của tuổi trẻ.
“Cô vũ nữ bưng trà từ tầng dưới lên. Khi nàng đến chỗ tôi, tách trà kêu leng keng trên đĩa. Nàng cố đặt tách trà xuống gọn ghẽ bằng nỗ lực lớn của bản thân, nhưng lại làm tách trà nghiêng đổ. Tôi đã không chuẩn bị tâm thế trước sự lúng túng tột độ ấy”  - “Lo lắng lau chỗ trà đổ”

-         Sự phát triển của một cô bé vị thành niên các hoạt động tâm lý với phát triển không đồng đều của các bộ phận trên cơ thể è sự vụng về, lóng ngóng, không thể tránh khỏi è Cái lúng túng, lo sợ mỗi khi làm sai sót, đổ bể chính là một biểu hiện đáng yêu của sự hồn nhiên trong tâm hồn.
-         Chi tiết nhân vật chính vô tình nhìn thấy Kaoru khỏa thân
Một thân hình bé nhỏ chạy ào ra dưới ánh nắng, dừng lại một lát trên mép ván nhảy, gọi to điều gì đó với chúng tôi, hai tay đưa lên như thể chuẩn bị nhảy lộn đầu xuống nước. Đấy là cô vũ nữ, cơ thể nàng trần truồng, thậm chí không quấn cả khăn tắm. Tôi nhìn nàng, nhìn đôi chân non trẻ, nhìn thân hình trắng muốt như tạc và bỗng nhiên như thể có một suối nước tinh khiết rửa sạch tim tôi.

Tôi cười vang, hạnh phúc. Nàng hãy còn bé bỏng, chỉ là một cô bé, trẻ con thì mới có thể trần truồng chạy ra ngoài nắng và nhón chân đứng đó, thoải mái nhìn bạn bè.


-         Vẻ đẹp hình thể chứa đựng sức sống của tuổi trẻ, “đôi chân non trẻ, thân hình trắng muốt”;được soi chiếu dưới ánh nắng mặt trời è Càng tinh khôi, thanh khiết.
-         Vẻ đẹp của Kaoru thường được gắn với ánh nắng: Dáng điệu nằm ngả người ấy như thể tuôn tràn về phía tôi cả làn sóng sắc màu và ánh sáng. Như thể bị lóa bởi ánh sáng ban mai, nàng lật người, trườn ra khỏi đệm, hai bàn tay vẫn che mặt è Nghệ thuật dặc tả chi tiết, với chi tiết đắt giá đã khắc họa được vẻ đẹp tinh khôi, trong sáng của Kaoru,
-         Điệu bộ, dáng vẻ “Nhảy lộn đầu xuống nước”, “cười vang” è Cái sự ngây thơ, hồn nhiên.
-         Vẻ đẹp hồn nhiên có tác dụng cứu rỗi linh hồn  è nhân vật chính cảm thấy “như thể có một suối nước tinh khiết rửa sạch tim tôi”; cười vang, hạnh phúc. Tại sao lại cứu rỗi è Diễn biến 3 lần gặp Kaoru: đầu tiên là ở quán trà, nghe lời giới thiệu của bà chủ quán trà đã nảy sinh dục vọng và muốn ngủ với Kaoru; lần thứ 2, khi phát hiện ra Kaoru còn trẻ ở quán trọ; phân vân; lần thứ 3 này, khi vô tình bắt gặp cơ thể của Kaoru trong một tình huống không ngờ tới, được đốn ngộ vẻ đẹp của sự tinh khôi, thanh khiết è NIềm vui ập đến như một sự cứu rỗi linh hồn, giúp con người vượt qua dụng vọng bản năng.
-         Bổ sung thêm ý phần kết thúc.
-         So sánh với  “Người đẹp say ngủ”.
-         Chi tiết Kaoru nhờ nhân vật tôi đọc sách cho nghe:
Xấu hổ về việc trực tiếp nhờ tôi, nàng nhiều lần nhắc đi nhắc lại giá mà có ai đó vui lòng nhận lời đề nghị mà đọc tiếp thì thì thú biết bao. Tôi hạnh phúc cầm quyển sách, niềm hi vọng thầm kín trỗi dậy trong tôi. Tôi đã không thất vọng. Đầu nàng gần như chạm vai tôi khi tôi bắt đầu đọc. Nàng ngước nhìn tôi với dáng vẻ háo hức nghiêm trang, mắt nàng rực sáng và không chớp. Đó dường như là tính cách nàng khi ai đó đọc cho nàng nghe.

Đôi mắt to của nàng đen nháy, là nét ấn tượng nhất từ nàng. Nếp mi mắt thì không bút nào tả xiết. Và tiếng cười của nàng - tiếng cười của một bông hoa - phong thái nàng dường như luôn thư thái mỗi khi tôi hình dung về nàng.
-         Cái ánh mắt to háo hức, cái nụ cười hồn nhiên è Dáng vẻ của một đứa trẻ say mê thưởng thức câu chuyện mà người lớn kể cho nó.
-         Thủ pháp nghệ thuật: miêu tả tỉ mỉ, chi tiết, và luôn gắn với các hình tượng tràn đầy sức sống như là ánh sáng, nụ hoa.
-         Dáng vẻ khép nép, gần như tựa đầu vào vai nhân vật tôi è Dáng vẻ của cái đẹp mỏng manh, yếu đuối khơi gợi bản năng chê chở è Gợi nên cảm giác yên bình, thư thái nơi nhân vật tôi è Một mặt khác của vẻ đẹp cứu rỗi, mang lại sự bình yên cho con người.
-         Chi tiết Kaoru ngước mặt lên bầu trời quang đãng
Cô vũ nữ bé bỏng xoay đôi dép để tôi có thể xỏ thẳng vào mà không cần phải xoay chân. Nàng tựa vào ngưỡng cửa và ngước nhìn lên bầu trời quang đãng.

- Mặt trăng đã lên. Ngày mai chúng ta sẽ ở Shimoda. Em yêu Shimoda. Chúng ta sẽ cầu kinh cho đứa bé, và Mẹ sẽ mua cho em chiếc lược như đã hứa, rồi còn mọi công việc chúng ta có thể làm sau đó. Ông có đưa em đi xem phim không?
-         Một lần nữa Kaoru lại được soi chiếu dưới ánh sáng của mặt trăng, mặc dù tác giả không miêu tả. Dáng vẻ ngây thơ hướng lên bầu trời, hướng về mặt trăng tạo cảm giác về cái đẹp tinh khôi, trong sáng.
-         Nội dung lời nói: Có cái nhìn hướng về tương lai, hướng đến những điều tốt đẹp. Đó là chỉ những cái mơ ước nhỏ nhoi như cái lược, lời hứa được dẫn đi xem phim è Cô dành cho nó một thứ niềm tin tuyệt đối, chờ đợi nó bằng cả trái tim è Vẻ ngây thơ của một đứa trẻ ánh lên cái đẹp đến nao lòng.
III.             Vẻ đẹp đó đã để trong lòng người lữ khách những cảm xúc không quên.


-         Thấy “dễ thương”
Chi tiết Kaoru chơi đùa với con chó, dùng lược chải lông cho nó (chiếc lược cô cài trên đầu mà nhân vật tôi từng có ý định xin lại làm kỉ niệm è việc cô dùng nó chải lông cho con chó làm anh bối rối)

-         Thấy bình yên, niềm vui
-         Đoạn vô tình gặp khỏa thân
-         Đoạn đọc sách

-         Nỗi buồn, sự cô đơn, sự tiếc nuối sâu sắc è Làm thành những giọt nước mắt không cần che giấu của một người đàn ông?
-         Đêm khi chia tay, nghe tiếng trông đã cảm thấy “khóc vì một lí do không chính đáng”
-         Sau khi chia tay, khi chiếc tàu trở nhân vật tôi đã rời bế:

Tôi khóc lặng lẽ và khi má tôi bắt đầu thấy lạnh, tôi lật ngược chiếc túi.

Khi cậu bé hành khách kế bên hỏi thăm:
- Anh có chuyện buồn à? - Cậu ta hỏi sau một lúc.

- Không, anh chỉ vừa mới tạm biệt một người.

Tôi thấy không cần phải giấu giếm sự thật và tôi hoàn toàn không hề xấu hổ vì những giọt nước mắt.

Tâm trạng tôi như thể đang thiu thiu ngủ trong sự thanh thản tuyệt đối.

Trong bóng tối, được sưởi ấm bởi cậu bé nằm bên cạnh, tôi thỏa thuê khóc. Như thể đầu tôi đã hòa thành dòng nước tinh khiết. Nó đang thanh thản rời đi, từng giọt một. Chẳng mấy chốc, sẽ chẳng còn lại gì nữa.



-         Thủ pháp gương soi è Vẻ đẹp của Kaoru hiện  ra khúc xạ qua lăng kính tâm trạng của nhân vật tôi.
-         Chính vẻ đẹp đó đã khiến nhân vật tôi có những tâm trạng man mác, bâng khuâng khi chia tay.
-         Đỉnh điểm là những giọt nước mắt “khóc vì lí do không chính đáng”, “khóc lặng lẽ”, Những giọt nước mắt “không cần giấu giếm và không hề xấu hổ”, “khóc thỏa thê” è Sự tăng tiến trong tâm trạng và cũng là lúc người đàn ông trong nhân vật tôi thừa nhận và vỡ òa với sự yếu đuối trong tâm hồn mình è Giọt nước mắt chính là sự giải thoát, giúp con người vượt qua những kìm nén đời thường để được khóc, được sống thật với cảm xúc của mình.
-         Hình ảnh “dòng nước tinh khiết” xuất hiện ở đầu cuộc cứu rỗi và kết thúc tác phẩm è Nó là cảm xúc mạnh mẽ đầu tiên mà Kaoru để lại trong lòng nhân vật tôi, ngay cả khi chia xa, thì nó vẫn tồn tại.
-         Tuy nhiên nó “thanh thản rời đi, từng giọt một. Chẳng mấy chốc sẽ chẳng còn lại gì” è Đang dần dần vơi đi cùng với cuộc chia ly è Tạo dư vị bâng khuâng man mác nhè nhẹ ở cuối tác phẩm, không quá day dứt, không quá bi lụy, không xoáy sâu, nhưng gờn gợn như một làn sương è Cảm thức Awarê của người Nhật.
-         Tổng kết:

+ Nhân vật Kawaru là tiêu biểu cho nhân vật nữ của Kawabata: hội tụ cả 3 vẻ đẹp: vẻ đẹp thanh cao, vẻ đẹp hình thể, vẻ đẹp cứu rỗi linh hồn.
+ Nhân vật được khắc họa sâu sắc và sinh động bằng nghệ thuật đặc tả chi tiết, thủ pháp gương soi…
+ Nghệ thuật tương phản đối lập xây dựng những đối cực (vẻ bên ngoài già dặn – tâm hồn trong sáng ngây thơ) tưởng như mâu thuẫn mà thống nhất đã làm nên sự phức tạp cũng như nét quyến rũ của nhân vật.
+ Đại diện cho tâm hồn thuần hậu của người Nhật: yêu thiên nhiên, chịu thương  chịu khó, giàu đức hy sinh, kiên trì nhẫn nại, yêu cái đẹp.


SO SÁNH VẺ ĐẸP THANH CAO CỨU RỖI LINH HỒN CỦA KAORU VÀ
 NHỮNG NGƯỜI ĐẸP TRONG NGÔI NHÀ NGƯỜI ĐẸP SAY NGỦ.

Người đẹp say ngủ
Kaoru
Cơ thể khỏa thân, biểu hiện của vẻ đẹp tuổi trẻ chính là cái tiền đề cho sự cứu rỗi linh hồn.
Những ông già ở bên kia con dốc cuộc đời nằm bên những người đẹp say ngủ khỏa thân
Nhân vật tôi vô tình nhìn thấy Kaoru tắm trong trạng thái khỏa thân.
Đều làm cho những người lữ khách  được khóc để giải thoát
Nhưng trong đám lão khách kín đáo lui tới “Ngôi nhà người đẹp ngủ mê” này, Eguchi tin chắc rằng có những lão không những buồn rầu nhìn lại thời trẻ nay đã xa xưa mà còn tìm cách lãng quên những điều xấu xa , những việc độc ác đã làm dọc theo chiều dài cuộc đời họ.[…] Trong đám họ chắc kẻ đã thành công bằng những hành vi sai trái và giữ được các thành quả bằng cách làm đi, làm lại các điều sai trái đó. Họ khó tìm được sự bình an, thanh thản với chứng minh và trở thành những kẻ thua cuộc, khiếp sợ. Khi nằm ôm da thịt trần truồng, tươi mát của các cô gái bị thiếp cho ngủ, tự thâm tâm có cái gì còn hơn nỗi sợ cái chết cận kề hay niềm tiếc nuối tuổi trẻ đã qua lâu rồi. Có thể đó là những nỗi hỗi hận về những điều tồi tệ đã làm hay những bất hạnh gia đình thường xả ra nơi những kẻ thành công trong đời. […]Ôm có gái trần truồng trong tay, họ khóc thầm với những giọt nước mắt lạnh lẽo, hay than vãn kêu la to tiếng, nhưng nàng đâu hay biết gì đâu có mở mắt. Các lão già sẽ không cảm thấy tủi nhục, không bị tổn thương niềm kiêu hãnh của mình. HỌ tha hồ để mình hối cải, để mình rên rỉ.”
Và như thế đấy: Sự hân hoan hạnh phúc khiến người ta hồi tưởng về những quá khứ đã qua, thậm chí cả những tội lỗi, và nỗi đau tột cùng khiến người ta khóc. Đến cuối cuộc đời mình, những lão khách nơi đây đã có cái may mắn được khóc vì những nỗi đau và những dằn vặt tội lỗi mà mình đã phải kìm nén cả đời. Nước mắt cuốn trôi tất cả. Nước mắt rửa sạch tất cả. Và những người đẹp  nằm đấy, như một minh chứng (dù là vô thức) cho sự ăn năn của những ông già, và sự im lặng có thể hiểu là một dấu hiệu của sự tha thứ. Câm lặng, khoan dung, không phán xét. Chỉ đơn giản là sự im lặng. Và đó cũng là dấu hiệu cho sự chuộc tội, khi các ông lão có thể tha thứ cho chính mình. Trong mối quan hệ này bỗng nhiên các cô gái nơi căn nhà người đẹp ngủ mê vụt lên trở thành những vị Bồ tát cứu vớt con người khỏi những nỗi khổ của cuộc đời họ, những vị bồ tát bao dung, tuyệt đẹp, im lặng và bí ẩn. Đến đây, ta như hiểu rõ hơn cái chữ “phạm tội” của bà chủ quán lúc trước. Đúng là một tội lỗi, nếu phá vỡ mối quan hệ thanh cao và thiêng liêng này bằng cách phá vỡ hết các điều luật của ngôi nhà, điều này làm trần tục hóa vẻ đẹp thanh tao của những người đẹp, và làm nhuốm bẩn “nghi thức rửa tội”.

-         Đỉnh điểm là những giọt nước mắt “khóc vì lí do không chính đáng”, “khóc lặng lẽ”, Những giọt nước mắt “không cần giấu giếm và không hề xấu hổ”, “khóc thỏa thê” è Sự tăng tiến trong tâm trạng và cũng là lúc người đàn ông trong nhân vật tôi thừa nhận và vỡ òa với sự yếu đuối trong tâm hồn mình è Giọt nước mắt chính là sự giải thoát, giúp con người vượt qua những kìm nén đời thường để được khóc, được sống thật với cảm xúc của mình.

Mang đến sự thư thái, bình yên trong tâm hồn, giúp họ thoát khỏi dục vọng bản năng.
-         Ở đêm thứ hai, sự kiện ngăn ông lại chính là việc ông phát hiện ra cô gái vẫn còn trinh. Sự bất ngờ sửng sốt ấy làm Eguchi bàng hoàng. Đó cũng là lúc ông nhận ra nỗi đau của những ông già đã từng đến đây sâu thẳm đến như thế nào. Nhưng chi tiết quan trọng nhất đó là tiếng thét gọi mẹ - trong mơ – của cô gái:
“Ông già Eguchi siết chặt người nàng hơn trong vòng tay như thể muốn đưa nàng ra khỏi cơn mơ. Nỗi đau chứa đựng trong tiếng gọi mẹ của nàng như lưỡi dao đâm thẳng vào người ông…”
Dường như cái chi tiết đó đã làm bộc phát ở Eguchi một thứ bản năng khác, khác với thứ bản năng gốc cám dỗ kia: đó là bản năng chở che, bản năng bảo vệ.

-         Khám phá chân lý: Tuổi trẻ có tình yêu. Tuổi già có cái chết. Cái chết đến một lần, tình yêu đến hoài hoài.
-         Độc thoại nội tâm chịu ảnh hưởng bởi phân tâm học Freud è Sự giằng xé giữa bản năng và cái siêu ngã.
-         Vẻ đẹp hồn nhiên có tác dụng cứu rỗi linh hồn  è nhân vật chính cảm thấy “như thể có một suối nước tinh khiết rửa sạch tim tôi”; cười vang, hạnh phúc. Tại sao lại cứu rỗi è Diễn biến 3 lần gặp Kaoru: đầu tiên là ở quán trà, nghe lời giới thiệu của bà chủ quán trà đã nảy sinh dục vọng và muốn ngủ với Kaoru; lần thứ 2, khi phát hiện ra Kaoru còn trẻ ở quán trọ; phân vân; lần thứ 3 này, khi vô tình bắt gặp cơ thể của Kaoru trong một tình huống không ngờ tới, được đốn ngộ vẻ đẹp của sự tinh khôi, thanh khiết ==>NIềm vui ập đến như một sự cứu rỗi linh hồn, giúp con người vượt qua dụng vọng bản năng.



Đăng nhận xét