Search Suggest

PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY TIẾNG VIỆT



PP THÔNG BÁO GIẢI THÍCH
PP PHÂN TÍCH NGÔN NGỮ
PHƯƠNG PHÁP GIAO TIẾP
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO MẪU
Khái niệm
Là phương pháp thầy giáo dùng lời nói (sách giáo khoa, mô hình, biểu bảng, các phương tiện kĩ thuật) của mình để giải thích, minh họa các tri thức mới, còn học sinh tập trung chú ý lắng nghe, suy nghĩ và tiếp nhận những tri thức đó.
Là PPDH trong đó HS dưới sự tổ chức và hướng dẫn của GV, HS tiến hành tìm hiểu các hiện tượng ngôn ngữ (NN), quan sát và phân tích các hiện tượng đó theo định hướng của bài học; từ đó, rút ra những nội dung lí thuyết hoặc thực hành cần ghi nhớ.

Nội dung pp:  là sự phân chia đối tượng thành những bộ phận, những khía cạnh, những mặt khác nhau … để lần lượt tìm hiểu kĩ càng hơn, sâu sắc hơn, nhằm mục đích nhận thức về đối tượng đầy đủ và chính xác hơn.

Là PPDH bằng cách sắp xếp sao cho các tài liệu ngôn ngữ vừa đảm bảo tính chính xác, chặt chẽ trong hệ thống ngôn ng, vừa phản ánh được đặc điểm chức năng của chúng trong hoạt động giao tiếp.
- Là phương pháp thông qua những mẫu cụ thể về lời nói hoặc mô hình lời nói, GV  hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm của mẫu, cơ chế tạo mẫu, qua đó HS biết cách tạo ra những lời nói theo định hướng của mẫu. Mẫu ỏ đây được coi là một phương tiện để “thị phạm hóa” à Cần mẫu thị giác + mẫu thính giác
Cơ sở đề xuất phương pháp

Sự chuyển hóa PP nghiên cứu khoa học sang pp dạy học qua sự hướng dẫn của giáo viên è (Gv hdẫn học sinh đi lại con đường các nhà khoa học đã đi để tìm thấy các kiến thức ngôn ngữ đã được tìm ra trước đây)
+Chức năng ngôn ngữ
+Nguyên tắc dạy học ngôn ngữ trong trường phổ thông

=>Đảm bảo lý thuyết + thực hành; vừa giao tiếp tốt vừa hình thành hệ thống tri thức ngôn ngữ học.
-Nhận thức luận triết học: Đi từ cảm tính trực quan đến tư duy trừu tượng.
-Quá trình lĩnh hội ngôn ngữ tự nhiên của con người: Thông qua cơ chế bắt chước.
Bản chất
Phương pháp diễn dịch
Về bản chất, là một phương pháp quy nạp.
Phương pháp quy nạp
Phương pháp quy nạp
Lưu ý khi sử dụng
Yêu cầu với Giáo viên:
+Nắm vững kiến thức
+Giải thích dễ hiểu, trong sáng
+Có khả năng biện luận, bảo vệ quan điểm.

Không nên bài xích pp này è Sử dụng đúng mức có thể cung cấp nguồn ngữ liệu mẫu trực quan cho hs.
Một số nguyên tắc phân tích:
                        + Phản ánh đúng đắn nhất tổ chức của đối tượng cần nhận thức (các hiện tượng ngôn ngữ) à Không thể phân tích một cách áp đặt, máy móc; phân tích khiên cưỡng sẽ dẫn tới việc nhận thức đối tượng sai lạc, méo mó
                        + Tuân theo một cơ sở nhất quán trong quá trình phân tích à Bảo đảm tính hệ thống trong quá trình phân tích
                        + Đảm bảo phân chia theo nguyên tắc cấp bậc (toàn thể à bộ phận lớn à bộ phận nhỏ à tổng của các bộ phận nhỏ phải tương đương với cái toàn thể)

Tình huống giao tiếp đưa ra phải thỏa mãn những điều kiện sau:
+ Phải bám sát nội dung bài học, phục vụ tối đa cho mục tiêu bài học
+ Phải tồn tại một vấn đề à tạo ra ít nhất một mâu thuẫn giữa tri thức đã biết và tri thức chưa biết
+ Phải gợi ra nhu cầu nhận thức cho HS à làm nảy sinh ở HS sự tò mò,  muốn tìm hiểu, khám phá những hiện tượng mới lạ à hình thành ở HS tính  tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình tìm hiểu vấn đề.
+ Phải đảm bảo tính vừa sức trong dạy học à tình huống đưa ra không quá dễ, cũng không quá khó đối với HS nhưng đòi hỏi HS phải nỗ lực, tích cực, chủ động suy nghĩ để giải quyết tình huống.

Yêu cầu của mẫu lời nói:
+ Đảm bảo tính tư tưởng
+ Ngắn gọn, chứa đựng nhiều nội dung, lí thuyết cần giảng, HS dễ quan sát. Tránh đưa mẫu dài nhưng lại chứa đựng ít nội dung lí thuyết vì khiến HS khó bao quát và theo dõi mẫu.
+ Đảm bảo tính thẩm mĩ, đảm bảo việc giáo dục cho HS biết nhìn nhận, biết thưởng thức và đánh giá cái đẹp một cách đúng đắn. (VD: Khi dạy từ đồng âm, câu “Ruồi đậu mâm xôi đậu, kiến bò đĩa thịt bò” không mang tính giáo dục thẩm mĩ, bởi thế không nên dùng làm ví dụ minh họa.)
+ Phải phù hợp với tâm lí lứa tuổi HS (VD: Không nên dẫn ví dụ “Chòng chành như nón không quai, như thuyền không lái như ai không chồng”, khi dạy phép so sánh vì nội dung trong ví dụ này không phù hợp với tâm lí lứa tuổi các em, nhất là HS THCS)

Giai đoạn bài học có thể áp dụng
+Giới thiệu bài mới
+Giải thích các tri thức phụ trợ
+Dạy tri thức lý thuyết mới
+Giới thiệu, hướng dẫn làm mẫu một hoạt động nào đó.
+Tìm hiểu tri thức mới
+Tìm hiểu tri thức mới
+ Thiết kế một phần riêng để hướng dẫn học sinh ứng dụng các tri thức đã học vào hội thoại.
+Hướng dẫn luyện tập
Các bước thực hiện
+Xác định nội dung kiến thức bài học có thể áp dụng.
+Tìm hiểu kĩ tri thức
+Diễn giải một cách ngắn gọn, trong sáng, dễ hiểu.
+Kiểm tra sự tiếp nhận của học sinh
+ Bước 1: GV cung cấp ngữ liệu cần phân tích à Ngữ liệu phải đảm bảo chứa đựng những nội dung lí thuyết cần nhận thức, ngắn gọn, mang tính giáo dục và phù hợp với tâm lí lứa tuổi.
+ Bước 2: HS quan sát  và phân tích ngữ liệu theo định hướng của nội dung bài học
+ Bước 3: Hình thành khái niệm lí thuyết cần cung cấp cho HS
+ Bước 4: Củng cố và vận dụng lí thuyết đã học vào việc luyện tập phân tích một số hiện tượng ngôn ngữ.

+ Bước 1: Miêu tả tình huống giao tiếp (làm rõ các nhân tố giao tiếp à HS hiểu và tạo ra được những câu nói phù hợp)
+ Bước 2: Dẫn ra những lời nói cần tìm hiểu, phân tích
+ Bước 3: Phân tích sự phù hợp giữa lời nói với hoàn cảnh giao tiếp                       
+ Bước 4: Hình thành khái niệm hoặc nội dung cần nhớ để vận dụng

- Quy trình thực hiện PPGT trong quá trình luyện tập:
+ Bước 1: Tạo tình huống kích thích nhu cầu giao tiếp và định hướng giao tiếp cho HS
+ Bước 2: HS xác định hướng giao tiếp (Trả lời các câu hỏi: nói (viết) với ai? Về cái gì? Trong hoàn cảnh nào?)
+ Bước 3: HS căn cứ vào nhiệm vụ giao tiếp để tạo ra các lời nói cụ thểà Có thể chia nhóm phân tích tình huống để lựa chọn hoặc đưa ra những câu nói vừa phù hợp với nội dung (phản ánh dúng đắn, chính xác hiện thực được nói tới), vừa phù hợp với tình huống giao tiếp (đối tượng giao tiếp, mục đích giao tiếp)

+ Bước 4: Đánh giá, nhận xét, rút kinh nghiệm


+ Cung cấp mẫu lời nói hoặc hành động lời nói
+ GV hướng dẫn HS phân tích mẫu theo một số yêu cầu
+ HS mô phỏng mẫu để tạo ra lời nói của mình
+ Kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm
Ưu điểm
+Dễ thực hiện, trực quan, làm chủ được thời gian.
+Phát huy tính tích cực, chủ động của HS è Tăng khả năng tư duy.
Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh
Đảm bảo nguyên tắc hướng vào hoạt động giao tiếp
Trực quan, sinh động
Nhược điểm
+Chưa phát huy được vai trò tích cực, chủ động của học sinh
+Lạm dụng sẽ tốn thời gian
+Đòi hỏi học sinh có một khả năng tư duy nhất định
Tốn thời gian
Thời gian
Đề xuất cách khắc phục nhược điểm
-Sử dụng phương pháp một cách hợp lý với nội dung kiến thức phù hợp, kết hợp với các phương pháp khác phát huy được vai trò tích cực, chủ động của học sinh.
Giáo viên chuẩn bị kĩ càng hệ thống câu hỏi định hướng gợi mở từ dễ đến khó để định hướng cho học sinh.
Chọn ngữ liệu ngắn gọn, thể hiện tập trung nhiều đặc điểm cần khảo sát trong bài học.
Chọn ngữ liệu ngắn gọn
Sử dụng các hình thức thảo luận nhóm.
Chú ý KHÁC

Các thao tác thực hiện:
Phân tích – phát hiện: tái hiện đặc trưng của hệ thống ngôn ngữ
Phân tích – chứng minh: chứng minh = tri thức đã học
Phân tích – phán đoán: Yêu cần nhận diện ngay
Phân tích – tổng hợp: Sử dụng vào hội thoại
SỰ THỂ HIỆN PHƯƠNG PHÁP

+ Đưa HS vào những tình huống giao tiếp giả định
+ Tổ chức, sắp xếp và trình bày ngữ liệu theo quan điểm chức năng, à Tất cả các yếu tố ngôn ngữ cần được xem xét, đánh giá trên cơ sở vị trí tự nhiên của chúng trong hoạt động lời nói.
+ Nâng cao tính thực hành trong việc dạy tiếng à Đưa những lí thuyết HS tiếp nhận được trong giờ học tiếng vào việc thực hành giao tiếp
+Khi dạy từ ngữ phải đặt chúng trong những đơn vị lớn hơn (câu) để giảng dạy (câu là đơn vị giao tiếp tối thiểu)       
+ Lựa chọn kiến thức, tài liệu dạy học sao cho phù hợp với thực tiễn (phù hợp với đối tượng, với lứa tuổi, với thời đại …)
+ Chú ý một cách đầy đủ đến cả bốn dạng hoạt động ngôn ngữ: nghe, nói, đọc, viết à Chú ý cả tới việc tiếp nhận lời nói cũng như tạo lập lời nói

SỰ THỂ HIỆN PHƯƠNG PHÁP

+ GV đưa ra một lời nói nào đó (tức là một mẫu nhất định) à Giúp HS phân tích, tìm hiểu lời nói à Mẫu trực tiếp
+ Những lời trình bày kiến thức ngôn ngữ của các tác giả khi biên soạn SGK à GV vừa cho HS đọc SGK vừa chú ý tới cách thức diễn đạt của sách à Mẫu gián tiếp
+ Lời của GV trong việc dạy tiếng à Mẫu gián tiếp



PP PTNN
PPGT
- Quan tâm nhiều tới mối quan hệ của các yếu tố trong hệ thống ngôn ngữ, gạt ra ngoài những yếu tố phi ngôn ngữ.
- Chủ yếu hướng tới việc cung cấp những kiến thức về tiếng Việt với tư cách là đối tượng nghiên cứu của Việt ngữ học
- Xem xét tiếng Việt như một hệ thống cấu trúc, khép kín
- Chú ý tới những yếu tố phi ngôn ngữ, để lại dấu ấn trong việc sử dụng ngôn ngữ.

- Chủ yếu được dùng để dạy cho HS biết cách sử dụng ngôn ngữ với tư cách là một phương tiện giao tiếp.
- Xem xét tiếng Việt như một hệ thống mở trong việc thực hiện chức năng.
 

Đăng nhận xét