Search Suggest

THỂ LOẠI VĂN HỌC


I.                   Khái niệm
-          Thể loại tác phẩm văn học là khái niệm chỉ quy luật loại hình tác phẩm. Trong đó ứng với một loại nội dung nhất định là một loại hình thức nhất định, tạo cho tác phẩm một  hình thức tồn tại chỉnh thể.
II.                Thể loại – hình thức chỉnh thể của tác phẩm văn học
Khái niệm
-Trong mỗi thể loại có sự thống nhất, quy định lẫn nhau giữa các yếu tố đề tài, chủ đề, tư tưởng, cảm hứng và hình thức nhân vật, hình thức kết cấu, hình thức lời văn.
-Nói đến thể loại là nói đến:
+Một nguyên tắc tổ chức tác phẩm.
+Một phương thức thể hiện thực tại.
+Một loại hình giao tiếp thẩm mỹ.
Nguyên nhân
-Với tư cách là một phương thức thể hiện thực tại, mỗi thể loại là kết quả của một phương thức chiếm lĩnh thực tại khác nhau, thể hiện những quan hệ thẩm mỹ khác nhau, mang những khả năng khác nhau trong việc biểu hiện thực tại.
-Với tư cách là một loại hình giao tiếp thẩm mỹ, mỗi thể loại văn học là một kênh giao tiếp riêng với bạn đọc, đòi hỏi ngôn ngữ riêng, nguyên tắc riêng, phương thức và kinh nghiệm riêng.
Biểu hiện
-Sự lặp đi lặp lại có quy luật các yếu tố của tác phẩm (tiêu chí phân loại)
-Sự độc đáo trong việc vận dụng thể loại của tác giả.

III.             Tính chất của thể loại
1.      Tính thời đại, lịch sử
Biểu hiện
Ví dụ
-Sự hình thành và phát triển thể loại văn học cũng là sự hình thành và phát triển của văn học qua các giai đoạn.
Khởi đầu
Xác định bằng:
+Nhu cầu xã hội
+Nhu cầu sinh hoạt văn hóa
+Trải nghiệm thực tiễn của nghệ sĩ
Phát triển
Hình thành thể loại cụ thể, đáp ứng nhu cầu thời đại, ứng dụng vào đời sống.
Kết thúc
Không còn đáp ứng được nhu cầu thời đại, hoặc biến mất vào thể loại khác hoặc chấm dứt sự tồn tại.
Sự phát triển của lịch sử văn học Trung quốc là sự tiếp nối của các thể loại.
-Mỗi thể loại sẽ có thể đậm nét đặc trưng của thời đại (cách thể hiện hiện thực, cách diễn đạt, phụ thuộc vào ý thức hệ và thị hiếu người đọc).
-Các thể loại VHTĐ phải đáp ứng đặc trưng: Tính sùng cổ, tính phi ngã, sử dụng điển tích, điển cố.
-Trong mỗi thời đại có sự phân chia các nhóm thể loại khác nhau, mỗi thể loại có chức năng riêng của mình và tác động qua lại lẫn nhau.
-Cách chia thể loại cao – thấp: (bi kịch hơn hài kịch; văn học viết hơn văn học truyền miệng).
-Các thể loại cao – thấp tác động qua lại lẫn nhau.

2.      Tính dân tộc
Nội dung
-Thể hiện tâm lý, tình cảm, truyền thống dân tộc.
Hình thức
-Cách sử dụng ngôn ngữ được dân tộc đó ưa chuộng.

3.      Tính quy luật loại hình

Nguyên nhân
Biểu hiện
Thể loại có tính chất ổn định, truyền thống
-Tính hữu hạn của ngôn ngữ
-Tính hữu hạn của phương thức chiếm lĩnh hiện thực (nghe kể chuyện, tự mình chứng kiến, tự mình bộc bạch cảm xúc…)
-Tính hữu hạn của các phạm trù thẩm mỹ (cái bi, cái hài, cái cao cả…)
-Thể hiện một giới hạn tiếp xúc đời sống, một góc nhìn, một cách tiếp cận, một trường quan sát, một quan niệm với hiện thực.
-Một quy luật tổ chức tác phẩm.
-Thể loại văn học có bản chất siêu cá tính: tồn tại tương đối ổn định vs tác phẩm; khẳng định vai trò của các yếu tố ổn định trong lịch sử văn học; phản ánh phương diện hữu hạn của một ý thức nghệ thuật.
Thể loại có tính chất biến đổi
-Quy luật phát triển theo hình xoắn ốc của vật chất.
-Nhu cầu xã hội luôn thay đổi đòi hỏi thể loại phải thay đổi để phục vụ thời đại mới.
-Bản chất của hoạt động sáng tác là quá trình sáng tạo có tính cá thể è Nhà văn luôn tìm tòi, đổi mới, thể hiện dấu ấn cá nhân trong việc vận dụng thể loại.
-Biến đổi những đặc trưng về hình thức và nội dung của thể loại để phù hợp với nội dung tư tưởng của người nghệ sĩ, với yêu cầu của thời đại.



IV.           Việc phân chia thể loại có tính chất tương đối vì:
-         Thể loại luôn biến đổi theo tiến trình phát triển của xã hội và lịch sử văn học.
-         Tiêu chí phân loại rất đa dạng
-         Sự tồn tại của các tác phẩm trung gian (truyện ngắn trữ tình hóa; truyện ngắn tiểu thuyết hóa; thơ tự sự…) khiến việc phân loại không thể tuyệt đối chính xác.
V.               Cách phân chia thể
-         Hình thức lời văn (văn vần, văn biền ngẫu, văn xuôi)
-         Dung lượng (tiểu thuyết, truyện dài, truyện vừa, truyện ngắn)
-         Cảm hứng chủ đạo (hài kịch – bi kịch; tụng ca – thơ trào phúng)
-         Nội dung (lịch sử, thế sự, đời tư)
VI.           Ý nghĩa của các thể loại với văn học
Với quá trình sáng tác
-Khơi nguồn cảm hứng (Viết cái gì? Viết như thế nào?)
-Gắn liền với nhà văn thành “tư duy thể loại”:
++ Mỗi nhà văn có một thể mạnh thể loại khác nhau.
++ Có sự vận dụng và biến đổi các thể loại
Với quá trình phê bình, thưởng thức
-Khi đọc phải tuân theo quy luật thể loại
-Hiểu biết thể loại cung cấp chìa khóa để khám phá chiều sâu tác phẩm
-Quyết định năng lực bình, cảm thụ (Người quá quen với đọc thơ cổ điển sẽ gặp khó khăn khi tiếp nhận thơ siêu thực…)
-Mỗi bạn đọc có một sở trường trong việc đọc từng thể loại.


VII.           Các truyền thống phân loại thể loại

Tiêu chí phân loại
Các thể loại cụ thể
Phương Tây
(chia ba)
Yêu cầu miêu tả tính cách và thể hiện mình của nhà văn
-Tự sự: tái hiện hiện thực bằng cách miêu tả sự kiện
-Trữ tình: trực tiếp bày tỏ cảm xúc
-Kịch: tái hiện hiện thực qua xung đột kịch
Phương thức sáng tạo hình tượng nghệ thuật
-Tự sự: qua lời nói của tác giả
-Trữ tình: qua lời nhân vật trữ tình
-Kịch: qua lời nói và hành động kịch
è  Chú trọng yếu tố chủ thể và đặc trưng nội dung, bỏ qua hình thức.
Phương Đông (chia bốn)
-Tiêu chí truyền thống Trung Quốc: chủ yếu qua các yếu tố bên ngoài như hình thức thể văn, công dụng.
-Kết hợp với các tiêu chí phương Tây
+Thơ: Bao gồm thơ tự sự và thơ trữ tình.
+Tiểu thuyết: Tất cả tác phẩm tự sự.
+Kịch: Nghệ thuật sân khấu
+Văn xuôi: Các thể loại còn lại.
Cách chia 4 + 1
-Tuân theo cách chia của phương Đông, tách riêng thể kí ra vì tính phi hư cấu của nó.
Thơ: (Như trên)
Tiểu thuyết: (Như trên)
Kịch: (Như trên)
Văn xuôi: (Như trên)
Kí: Tác phẩm tự sự ghi chép sự thật.





                                                                               

Đăng nhận xét