Search Suggest

CẢI CÁCH GIÁO DỤC HIỆN NAY - NỖ LỰC VÀ BỐI RỐI

Thú thực, tôi đã cố tình không muốn đọc các thông tin về đổi mới, cải cách giáo dục trong những năm gần đây, bởi vì mục tiêu đưa ra đều hết sức tốt đẹp, nhưng khi giải quyết, dường như mọi người toàn tránh vấn đề cơ bản nhất, đó là vấn đề Đời sống của giáo viên. Trong thời đại kinh tế thị trường, khi mà áp lực của đời sống vật chất đối với mỗi cá nhân là quá lớn, khi mà các ngành nghề khác phát triển năng động, đem lại cuộc sống vật chất tương đối ổn cho mỗi người, khi mà tập thể không thể đòi hỏi cá nhân thuần túy chỉ có "cống hiến", "hi sinh" và mỗi cá nhân không thể an lòng khi "cống hiến", "hi sinh" cho sự nghiệp... thì mọi cuộc cải cách đổi mới trong tất cả các lĩnh vực nên bắt đầu từ vấn đề nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên. Tôi xin được kể lại những điều mắt thấy tai nghe trong 20 năm qua, kể từ ngày tôi bước chân vào trường Đại học.


     Tôi có một anh bạn tu nghiệp tại Đức, lấy bằng tiến sĩ, khi về nước, việc đầu tiên là anh ấy gác những gì đã học được từ nước ngoài, sử dụng kiến thức đại học đi Bán cháo phổi kiếm tiền mua căn nhà nho nhỏ và nuôi mình nuôi con. Xin mọi người đừng so sánh lương tiến sĩ với thu nhập của nông dân, bởi vì, để có bằng tiến sĩ, ngoài việc họ bỏ ra 12 năm học phổ thông như lao động phổ thông khác, họ phải bỏ ra 4 năm đại học, 2 năm thực sĩ, 3-4 năm học tiến sĩ, tổng cộng đến 10 năm, đó là chưa kể khi học ở nước ngoài, họ phải mất bao nhiêu năm trau dồi ngoại ngữ nữa. Vậy mà ở tuổi 35, lương của họ chưa nổi 10 triệu 1 tháng, trong khi chi tiêu hàng tháng cho 1 gia đình 4 người ở Hà Nội có khi nào dưới 10 triệu 1 tháng đâu? (http://cuoituan.tuoitre.vn/tin/20120319/hau-an-322---nhung-noi-buon-co-that/482521.html). Những bài báo như thế này rất nhiều và đã viết rất lâu rồi, nhưng bao nhiêu năm, có thay đổi đâu? Các lãnh đạo cứ bàn chuyện đổi mới, chuyện nâng cao chất lượng, nhưng một ngành nghề không đảm bảo cho người ta mức sống tối thiểu, thì đương nhiên họ phải đi làm thêm, phải dành thời gian để kiếm sống, nếu mạng sống không giữ được thì lấy gì để cống hiến? 
      Khi tôi sang Hàn, gặp một tình trạng trớ trêu hơn. Một PGS người Myanma, từng tu nghiệp tiến sĩ ở Đức, về nước, đồng lương không sống nổi (tương tự như nước ta), có cơ hội sang Hàn dạy tiếng Myanma, với mức lương tối thiểu là hơn 2000 usd 1 tháng, thế là người đó sẵn sàng bỏ việc ở nhà, đi dạy tiếng Myanma (tiếng mẹ đẻ) để kiếm tiền nuôi vợ con (Trong khi với việc dạy tiếng mẹ đẻ, họ không cần phải đi du học ở nước ngoài làm gì).
        Tu nghiệp nước ngoài về, cũng muốn nghiên cứu, nhưng nhà nước cắt giảm ngân sách dành cho nghiên cứu ở một số trường đại học, muốn làm đề tài cấp trường thì thường phải làm tự phí. 
         Có thể nói, giảng viên không còn hi vọng gì có thể sống được bằng lương, và cũng không hi vọng gì có thể sống được bằng thu nhập có được từ cơ quan mà mình công tác. Lương không đủ sống, nhà trường không tạo ra được việc làm để giảng viên tăng thu nhập, vậy giảng viên sống bằng cách nào? Phần lớn giảng viên phải làm các việc khác ngoài giảng dạy và nghiên cứu trong đơn vị công tác. Nếu bây giờ ai đó thực hiện phỏng vấn giảng viên các trường đại học, thì tôi cam đoan rằng, không phải 100% thì cũng 99% giảng viên trả lời là KHÔNG SỐNG BẰNG LƯƠNG. Thậm chí một số người còn tự hào khi nói rằng mình không cần trông chờ vào lương mà vẫn sống. Một ngày chỉ có 24h, chúng ta phần lớn đều là người bình thường, do đó, khi chúng ta làm việc này rồi thì sẽ cắt vào thời gian làm việc khác, đã bỏ thời gian đi kiếm tiền rồi thì sẽ cắt vào thời gian nghiên cứu, giảng dạy ở đơn vị. Một bài báo khoa học viết cả tháng trời, thậm chí mấy tháng, khi gửi đăng có khi phải mất tiền phản biện, nhưng hiệu quả nó mang đến cho người viết là gì? Nhiều người làm xong chức danh là ngừng viết bài. Trong khi một bài báo lá cải nhuận bút có thể lên tới 1-2 triệu. Có thể nói, phần lớn giảng viên phải lao đi làm các việc khác ngoài nghiên cứu và giảng dạy, để sống đã, vì nếu không còn sống thì làm được cái gì? Tiềm lực của các giảng viên đại học ở Việt Nam cũng rất lớn, nhưng rồi, theo năm tháng, họ phát hiện ra, nếu cứ lao vào nghiên cứu, khoa học sẽ lớn lên nhưng gia đình thì sẽ teo tóp, và buộc họ phải lựa chọn. Những ai yêu nghề thì đi theo phương châm "lấy ngắn nuôi dài", ai phẫn chí thì bỏ luôn "dài", tập trung vào kiếm ăn một cách đơn thuần. 
        Khi mà nghê giáo không còn sức hấp dẫn nữa, thì học sinh phổ thông sẽ không định hướng thi vào đại học sư phạm, chuyển sang thi các trường đào tạo ngành khác, lúc đó, ngành giáo dục sẽ thiếu giáo viên một cách trầm trọng. Khi người làm không đủ thì nói gì đến cải cách, đổi mới nâng cao chất lượng?
        
        Cho nên, tôi nghĩ, mọi cuộc cải cách hãy nên bắt đầu từ việc nâng cao đời sống của người lao động, nếu không, sẽ khó mà thành công. 





Bộ trưởng Giáo dục: Tôi day dứt vì thu nhập giáo viên thấp

 - “Dư luận đề cập vấn đề thu nhập của giáo viên thấp, đời sống giáo viên khó khăn. Đó là sự thật, cũng là món nợ mà người đứng đầu ngành như tôi cảm thấy day dứt...”, Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ chia sẻ bên hành lang QH sáng nay.
Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, Bộ sẽ có lộ trình chuyển dần giáo viên biên chế sang hợp đồng. 
Thời gian qua đã bàn nhiều đến tự chủ giáo dục ĐH mà chưa đề cập sâu tới tự chủ đối với giáo dục phổ thông - đây là băn khoăn của ngành.
Bộ trưởng, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, Phùng Xuân Nhạ, Bộ GD-ĐT, thu nhập giáo viên, giáo viên biên chế, giáo viên hợp đồng
Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ 
Chính vì vậy, khi xây dựng nghị định tự chủ các đơn vị sự nghiệp công lập ngành giáo dục, Bộ GD-ĐT đã phải tách thành hai. 
Một nghị định cho giáo dục ĐH và một nghị định dành cho giáo dục phổ thông. Đối với các cơ sở giáo dục phổ thông chưa đề cập tới vấn đề tự chủ tài chính vì vấn đề này còn phải bàn thêm.
“Ở đây, tự chủ chính là phân cấp, phân quyền cho các cơ sở giáo dục, bao gồm tự chủ về nhiệm vụ và tự chủ về nhân sự” - Bộ trưởng nhấn mạnh.
Giữ chân giáo viên giỏi cần đãi ngộ lớn
Về tổ chức bộ máy và nhân sự - đây là vấn đề thiếu tự chủ nhất hiện nay ở các nhà trường. Các trường mới là nơi có nhu cầu tuyển dụng, biết rõ số lượng giáo viên thừa thiếu ra sao nhưng lại bị động trong khâu tuyển dụng giáo viên.
Việc tuyển dụng thường do UBND huyện hay do các sở đảm nhiệm theo kế hoạch biên chế chung, thậm chí tuyển gộp rồi phân về cho các trường, dẫn đến hiện tượng vênh về chuyên môn, thừa thiếu cục bộ, gây ra khó khăn cho các trường.
Còn về nhiệm vụ, các trường đã được phân quyền rồi nhưng thực tế sự chủ động vẫn chưa nhiều. Nếu như không phân cấp cho các trường mạnh hơn nữa thì vai trò chủ động của các nhà trường và tính linh hoạt của các thầy cô giáo chắc chắn sẽ mờ nhạt và khó tránh khỏi việc các cấp quản lý như sở, phòng sẽ can thiệp vào nhiệm vụ chuyên môn cũng như nhiều hoạt động khác của trường.
“Để nâng cao chất lượng giáo dục phải bắt đầu từ đội ngũ giáo viên, muốn thu hút và giữ chân được giáo viên giỏi cần có chế độ đãi ngộ lớn. Nếu chúng ta cứ giữ mãi định biên như hiện nay sẽ khó tạo ra được động lực cho những người tâm huyết và lâu dài khó tạo được “đột phá” cho quá trình đổi mới giáo dục” - Bộ trưởng chia sẻ. 
Vì vậy, đã tới lúc phải đẩy mạnh tiến trình cho các trường tự chủ trong việc tuyển dụng giáo viên, đánh giá cán bộ - tiến tới thí điểm chế độ hợp đồng lao động đối với giáo viên.
Vướng mắc có thể gỡ được
Bộ trưởng nhìn nhận, khi thực hiện chắc chắn sẽ có những vướng mắc, nhưng những vướng mắc đó có thể gỡ được...
“Lâu nay, dư luận vẫn đề cập tới vấn đề thu nhập của giáo viên thấp, đời sống giáo viên khó khăn. Đó là sự thật và cũng là món nợ mà người đứng đầu ngành như tôi cảm thấy day dứt khi chưa trả được” - Bộ trưởng chia sẻ.
Ông cũng lưu ý, sẽ rất khó có thể tạo ra sự thay đổi nếu cứ mãi bó buộc trong đồng lương công chức, viên chức.
Về lâu dài việc chuyển sang chế độ hợp đồng đối với giáo viên là cần thiết để từng bước cải thiện thu nhập, nâng cao chất lượng đội ngũ gắn liền với quá trình đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục.
“Đây là vấn đề có thể tác động đến hơn một triệu thầy cô giáo, vì vậy Bộ sẽ nghiên cứu kỹ, từng bước thí điểm để có lộ trình hài hòa chứ không phải cùng lúc toàn ngành chuyển từ công chức, viên chức sang chế độ hợp đồng” - Bộ trưởng cho biết.
Trước mắt, ngành làm thật tốt theo luật Viên chức. Sau đó từng bước có lộ trình thí điểm, phù hợp với tình hình của từng địa phương, không dùng hành chính để áp đặt. 
'Không dân nào đóng thuế nuôi nổi bộ máy này'

'Không dân nào đóng thuế nuôi nổi bộ máy này'

 40 ngàn tỷ đồng để cải cách tiền lương theo đúng lộ trình không tìm đâu ra được. Muốn có nguồn tăng lương cho cán bộ cần làm 2 việc: Tinh giản biên chế và tiết kiệm chi tiêu.
Lương, tiền, bộ máy...vòng luẩn quẩn gỡ được không?

Lương, tiền, bộ máy...vòng luẩn quẩn gỡ được không?

Cải cách lương, nhưng tiền đâu, mà bộ máy lớn thế này thì phải thu nhỏ lại đã, cán bộ, công chức đông thế này thì phải giảm đã, nếu không thì tiền thuế của dân cũng không nuôi nổi…
Người quyết cải cách lại không sống bằng lương

Người quyết cải cách lại không sống bằng lương

Viện trưởng Viện Kinh tế Trần Đình Thiên nhận xét: Những người có quyền quyết định cải cách triệt để chế độ tiền lương thì lại không sống bằng lương. Nên mới chỉ có những đợt cải tiến tiền lương chứ chưa có những cải cách thiết thân, sát sườn.
Singapore không để công chức dứt áo vì lương

Singapore không để công chức dứt áo vì lương

Bộ trưởng Nội vụ của Singapore từng nói: Chúng tôi không muốn lương là động lực duy nhất để níu kéo công chức, nhưng cũng không muốn lương là lý do để họ rời bỏ khu vực nhà nước.
'50% công chức ngồi bói chữ hơn là làm'

'50% công chức ngồi bói chữ hơn là làm'

Doanh nghiệp cho rằng, thừa 50% cán bộ, công chức vì "họ đi chơi rất nhiều, ngồi bói chữ nhiều hơn là làm".
Thu Hằng
Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/quoc-hoi/bo-truong-toi-day-dut-vi-thu-nhap-giao-vien-thap-374728.html#inner-article

Đăng nhận xét