Search Suggest

NHỮNG THÀNH TỰU, HẠN CHẾ VÀ KINH NGHIỆM QUA 30 NĂM TIẾN HÀNH CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI

NHỮNG THÀNH TỰU, HẠN CHẾ VÀ KINH NGHIỆM QUA 30 NĂM TIẾN HÀNH CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI

3. NHỮNG THÀNH TỰU, HẠN CHẾ VÀ KINH NGHIỆM QUA 30 NĂM TIẾN HÀNH CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI
30 năm đổi mới là một giai đoạn lịch sử quan trọng trong sự nghiệp phát triển của đất nước, đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Đổi mới mang tầm vóc và ý nghĩa cách mạng, là quá trình cải biến sâu sắc và toàn diện, triệt để, là sự nghiệp cách mạng to lớn của toàn Đảng, toàn dân vì mục tiêu “dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Qua 30 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc. Đồng thời cũng có những hạn chế, yếu kém cần phải tập trung giải quyết, khắc phục để đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững.
3.1/Thành tựu, hạn chế
3.1.1 Thành tựu:
3.1.1.1. Về lý luận:
- Qua quá trình đổi mới, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta nhận thức rõ hơn về con đường đi lên CNXH, về thời kỳ quá độ với nhiều chặng đường và nhiều bước đi.
- Nhận thức đúng hơn về nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường định hướng XHCN.
Trong quá trình đổi mới, từ thực tiễn, Đảng ta nhận thức rõ hơn, kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường là phương thức, điều kiện tất yếu để xây dựng CNXH, từ chỗ áp dụng cơ chế thị trường tiến đến phát triển kinh tế thị trường, đưa ra quan niệm và từng bước cụ thể hóa mô hình và thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Đồng thời, Đảng ta xác định nền kinh tế thị trừơng XHCN ở nước ta có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh.
- Sáng tỏ hơn về khả năng bỏ qua chế độ tư bản tiến thẳng lên CNXH và những giải pháp, hình thức,  bước đi để thực hiện mục tiêu và mô hình XHCN.
- Hệ thống luận điểm lý luận về công cuộc đổi mới, về xã hội XHCN và con đường đi lên CNXH ở Việt nam đã hình thành những nét cơ bản.
3.1.1.2 Về Thực tiễn:
Đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế- xã hội và tình trạng kém phát triển, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình.
* Thành tựu về tăng trưởng, phát triển kinh tế:
  • Kinh tế tăng trưởng khá nhanh:

Năm
1986-1990
1991-1995
1996 -2000
2001- 2005
2006-2010
2011
2013
GDP tăng bình quân/ năm
3.9%
8.2%
7%
7.5%
7.01%
5.89%
5,45%
- Khắc phục được đà lạm phát:
1986
1995
2006
2008
2011
2013
Trên 700 %
15%
7.5%
8.1%
18. 13%
7%
-Không chỉ khắc phục được nạn thiếu lương thực mà còn có dự trữ và xuất khẩu, Việt Nam  nhiều năm liền trở thành nước xuất khẩu gạo đứng hàng thứ 2, 3 trên thế giới.
Năm
1989
1999
2005
2009
2010
Số lượng (triệu tấn)
1.4 triệu tấn
4.6 triệu tấn
5.2 triệu tấn
6.1 triệu tấn
7.1 triệu tấn
-  Các yếu tố thị trường và các loại thị trường đang hình thành, phát triển, giá cả các loại hàng hóa, dịch vụ đã vận hành theo giá thị trường, được xác định theo quan hệ cung cầu trên thị trường. (thị trường cổ phiếu (12/2013: toàn thị trường có 104 công ty chứng khoán ), thị trường tài chính- tiền tệ, thị trường bảo hiểm (tính từ trước 1993- 12/2003 từ 1 doanh nghiệp lên 59 doanh nghiệp)…)
- Xây dựng được cơ sở vật chất – kỹ thuật, đẩy mạnh công cuộc CNH- HĐH đất nước:
+ Phát triển nhiều nghành kinh tế chủ lực: (xuất khẩu gạo, dầu khí, điện, dệt may….), nhiều vùng kinh tế trọng điểm (Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ) và khu công nghiệp, chế xuất (TP HCM, Đà Nẵng, Đồng Nai, Hải Phòng, Dung Quất, Chu Lai…(hiện nay cả nước có 44 khu CN- CX))
+Tỷ trọng các nghành công nghiệp và dịch vụ tăng, tỷ trọng nông nghiệp giảm
1990
2000
2005
2013
NN
CN
NN
CN
NN
CN
NN
CN
38.74%
22.67%
24.53%
36.73%
20.47%
41.02%
18.4%
38.3%
- Kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh:
1990
1995
2000
2006
2011
2.4 tỉ USD
5.4 tỉ USD
14.5 tỉ USD
39.8 tỉ USD
96.3 tỉ USD
*Đời sống nhân dân được cải thiện :
Trong 30 năm đổi mới, công tác giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo đạt kết quả tốt, vượt mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc.
-Về lao động- việc làm: Mỗi năm bình quân tạo ra 1,5-1,6 triệu việc làm mới. Bộ luật lao động sửa đổi nhiều lần (2002.2006,2007,2012) đã tạo hành lang pháp lý cho việc hoàn thiện các tiêu chuẩn lao động.


- Thu nhập bình quân đầu người tăng mạnh từ 200 USD (1990) lên khoảng 640 USD (2005), 1800 USD (2013)
- Về giảm nghèo bền vững: Trong 30 năm việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Chính phủ và Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo.
Theo chuẩn quốc tế (1 USD/người/ngày) thì tỷ lệ đói nghèo của Việt Nam đã giảm từ 58% (1993) xuống còn 28.9% (2002), 14,2% (2010), 7,8% (2013),  5,8% (2014).
-Về chính sách an sinh xã hội: Xây dựng và hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội toàn diện và đa dạng, ngày càng mở rộng và hiệu quả. Phát triển mạnh hệ thống bảo hiểm: BHXH, BHYT, BHTNghiệp… Đến năm 2014 cả nước có hơn 11 triệu người tham gia BHXH bắt buộc, 190 nghìn người tham gia BHXH tự nguyện, hơn 9 triệu người tham gia BHTNghiệp và hơn 61 triệu người tham gia  BHYT.
-  Mạng lưới y tế được củng cố và phát triển, y tế chuyên ngành được nâng cấp, ứng ụng công nghệ tiên tiến, tuổi thọ trung bình của người Việt nam tăng từ 68 (năm 2000), lên 71.5 (năm 2005).
* Ổn định tình hình chính trị - xã hội:
- Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và tăng cường từ TW đến cơ sở đảm bảo sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, sự quản lý, điều hành có hiệu lực, hiệu quả của chính quyền nhà nước các cấp.
- Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân ngày càng thiết thực, việc thực hiện cơ chế dân chủ cơ sở được mở rộng và có hiệu quả hơn. (Tổ chức ngày vì người nghèo của MTTQ, Mái ấm công đoàn…).
- Giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. (Vụ án Năm Cam, Tân Trường Sanh, triệt phá nhiều đường dây buôn lậu, ma túy xuyên quốc gia..), đẩy lùi các hoạt động phá hoại của kẻ thù (vụ Nguyễn Văn Lý, Cù Huy Hà Vũ, nhà nước Đề Ga…)
* Quan hệ đối ngoại:
Nhận thức chung của Đảng ta về thời đại, về thế giới và khu vực ngày càng rõ và đầy đủ hơn. Với chính sách quan hệ đối ngoại rộng mở, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa. Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển.
- Đẩy lùi và làm thất bại chính sách bao vây cấm vận, cô lập Việt Nam của các thế lực thù địch, tạo dựng được môi trường quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước (bình thường hóa quan hệ với Mĩ: 11/7/1995, với Trung Quốc: 1991)
- Quan hệ đối ngoại được mở rộng và ngày càng đi vào chiều sâu. Thiết lập quan hệ ngoại giao với 170 nước, mở rộng quan hệ thương mại với 150 nước, thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với 15 nước, quan hệ đối tác toàn diện với 11 nước. (Tính đến 2004 có khoảng 3000 dự án với 42 tỷ USD vốn nước ngoài đầu tư vào VN, ngoài ra VN còn tranh thủ được nguồn viện trợ chính thức (ODA) ngày càng lớn). Nâng cao hình ảnh và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, đóng góp ngày càng tích cực, có trách nhiệm vào đời sống chính trị khu vực và thế giới.
- Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế =  tham gia các tổ chức, diễn đàn quốc tế:
+7/1995 gia nhập Hiệp hội các nước ĐNA (ASEAN) và tham gia khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA)
+3/1996 tham gia diễn đàn Hợp tác Á- Âu (ASEM) gồm 10 nước Châu Á và 15 nước Châu Âu.
+ 11/1998 gia nhập Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á- Thái Bình Dương (APEC) gồm các nước và lãnh thổ thuộc châu Á, châu Mỹ, và châu Đại Dương ở ven hai bên bờ Thái Bình Dương.
+ 7/11/2006  trở thành thành viên 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO)
*Nguyên nhân:
-Do Đảng ta có đường lối đổi mới đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với lợi ích và nguyện vọng của nhân dân, được nhân dân ủng hộ và tích cực thực hiện.
-Do Đảng ta đã nhận thức, vận dụng và phát triển sáng tạo CN Mác- LêNin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc, và vận dụng kinh nghiệm quốc tế phù hợp với Việt Nam.
- Đảng ta có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định lý tưởng, mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH, đồng thời nhạy bén, sáng tạo, kịp thời đưa ra những chủ trương, quyết sách phù hợp cho từng giai đoạn cách mạng khi tình hình thế giới và trong nước thay đổi.
-Đông đảo cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân đã nỗ lực phấn đấu, tận dụng thời cơ, thuận lợi, vượt qua khó khăn, thách thức, thực hiện đường lối đổi mới.
- Sự nghiệp đổi mới được bạn bè quốc tế ủng hộ, hợp tác, giúp đỡ.
3.1.2/ Hạn chế:
- Công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận còn bất cập, chưa làm rõ một số vấn đề  đặt ra trong quá trinh đổi mới
- Việc thực hiện kinh tế thị trường nhưng do chưa có kinh nghiệm quản lý nên phân hóa giàu nghèo còn lớn, tình trạng ô nhiễm môi trường, lãng phí tài nguyên và các tệ nạn xã hội vẫn diễn ra.
- Nền kinh tế tăng trưởng nhanh (trung bình 7.56% từ năm 1991 đến 2008) nhưng  phát triển chủa bền vững và năng lực cạnh tranh ở mức thấp. Tăng trưởng của nước ta chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chưa tạo được lợi thế cạnh tranh.Nhiều vấn đề bức xúc nảy sinh, nhất là các vấn đề xã hội và quản lý xã hội chưa được nhận thức đầy đủ và giải quyết có hiệu quả; còn tiểm ẩn những nhân tố và nguy cơ mất ổn định xã hội.
- Bốn nguy cơ  do ĐH VII nêu lên vẫn tồn tại có mặt diễn biến phức tạp như “nguy cơ diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch với những thủ đoạn  mới tinh vi và thâm độc. Niềm tin của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân vào Đảng và chế độ có mặt bị giảm sút.\
- Lý luận vẫn chưa giải đáp được một số vấn đề của thực tiễn đổi mới và xây dựng CNXH ở nước ta: giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, lý luận về các bước đi của CNH- HĐH và những vấn đề về thể chế kinh tế thị trường, về Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, về đảng cầm quyền trong điều kiện kinh tế thị trường…
* Nguyên nhân:
+ Khách quan:
-Đổi mới là một sự nghiệp lâu dài, toàn diện, rất khó khăn, phức tạp, chưa có tiền lệ trong lịch sử.
- Tình hình thế giới và khu vực có những tác động không thuận, sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch và cơ hội chính trị.
+ Chủ quan:
- Đổi mới tư duy lý luận chưa kiên quyết, mạnh mẽ có mặt còn lạc hậu, hạn chế so với chuyển biến nhanh của thực tiễn.
- Đổi mới thiếu đồng bộ, lung túng trên một số lĩnh vực
- Nhiều chủ trương, nghị quyết đúng không được tích cực triển khai, kết quả đạt thấp. Một số chính sách không phù hợp thực tiễn, chậm sửa  đổi, bổ sung.
- Việc quản lý, giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp chưa đựơc coi trọng thường xuyên, đúng mức. Đánh giá, sử dụng, bố trí cán bộ còn nể nang, cục bộ.
3.2. Bài học kinh nghiệm 30 năm đổi mới:
- Trong bất kỳ điều kiện và  tình huống nào phải kiên trì thực hiện đường lối đổi mới, kiên định và vận dụng sáng tạo, phát triển CN Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Đổi mới không phải là từ bỏ mục tiêu của CNXH mà làm cho CNXH được nhận thức đúng đắn hơn và được xây dựng có hiệu quả hơn. Xây dựng đất nước  theo con đường XHCN trong bối cảnh ngày nay là một sự nghiệp vô cùng khó khăn, phức tạp và lâu dài. Sự nghiệp cách mạng đó đòi hỏi Đảng, Nhà nước và nhân dân ta phải kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH.
Đổi mới không phải là ra rời CN Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh mà là nhận thức đúng, vận dụng và không ngừng phát triển sáng tạo học thuyết, tư tưởng đó, lấy đó làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng, làm cơ sở phương pháp luận quan trọng để phân tích tình hình, hoạch định và hoàn thiện đường lối đổi mới.
- Đổi mới toàn diện , đồng bộ, có kế thừa với những bước đi thích hợp. Tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế nhưng luôn đảm bảo độc lập, chủ quyền, tự chủ, giữ vững truyền thống và bản sắc văn hóa dân tộc.
Thực tiễn đã chỉ rõ, phải đổi mới toàn diện, đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, từ nhận thức, tư tưởng đến hoạt động thực tiễn, từ hoạt động lãnh đạo của Đảng , quản lý của Nhà nước đến hoạt động trong từng bộ phận của hệ thống chính trị; từ hoạt động của cấp trung ương đến hoạt động của địa phương và cơ sở.
Trong quá trinh đổi mới phải tổ chức thực hiện quyết liệt với bước đi, hình thức, cách làm phù hợp, hiệu quả, khắc phục tình trạng nóng vội, chủ quan.
Luôn coi trọng lợi ích quốc gia- dân tộc là tối thượng. Trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng cần kiên định độc lập, tự chủ, đồng thời chủ động và tích cực hội nhập quốc tế.
- Kết hợp chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Coi trọng chất lượng, hiệu quả tăng trưởng và phát triển bền vững.
- Đổi mới phải vì lợi ích của nhân dân, dựa vào nhân dân, phát huy vai trò chủ động sáng tạo của nhân dân, xuất phát từ thực tiễn, nhạy bén với cái mới.
Cách mạng là sự nghiệp củ quần chúng nhân dân, vì nhân dân và do nhân dân. Đổi mới phải vì lợi ích của nhân dân. Xa rời đi ngược lợi ích cảu nhân dân đổi mới sẽ thất bại.
Những ý kiến, nguyện vọng và sáng kiến của nhân dân nảy sinh từ thực tiễn là một nguồn gốc hình thành đường lối đổi mới của Đảng. Nhân dân là những người làm nên thành tựu của đổi mới. Đổi mới phải dựa vào dân.
- Phát huy cao độ nội lực, đồng thời ra sức khai thác ngoại lực, kết hợp chặt chẽ sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại. Củng cố quốc phòng an ninh, thực hiện tốt hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Kết hợp phát huy sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp để phát triển đất nước nhanh và bền  vững. Phát huy sức mạnh dân tộc là cơ sở để kết hợp sức mạnh thời đại, làm cho sức mạnh dân tộc mạnh hơn, dựa trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền , thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi.
- Đặc biệt chăm lo củng cố, xây dựng Đảng vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Không ngừng đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị.
Công cuộc đổi mới là sự nghiệp vĩ đại cuả Đảng, sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố quyết định thành công của công cuộc đổi mới. Tăng cường sự lãnh đạo và năng lực cầm quyền của Đảng, xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh là nhiệm vụ then chốt. Đảng phải thường xuyên tự chỉnh đốn, tự đổi mới, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của mình.
Thường xuyên kiện toàn tổ chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Nhà nước. Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong việc tập hợp các tầng lớp nhân dân, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc để thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới.

Đăng nhận xét