Search Suggest

CÁCH TRẢ LỜI MỘT SỐ DẠNG CÂU HỎI ĐỌC HIỂU VĂN BẢN THƯỜNG GẶP


Bạn bối rối không biết nên ôn tập phần đọc - hiểu như thế nào?

Phần đọc - hiểu văn bản là nội dung quan trọng trong bài thi Tuyển sinh THPT, thi Trung học phổ thông quốc gia. Đây là nội dung mới trong đề thi, kiểm tra năng lực đọc hiểu văn bản của thí sinh. Bài viết này thống kê lại một số dạng câu hỏi quen thuộc trong các đề thi Đọc - hiểu văn bản và cách trả lời.




Cấp độ tư duy
Dạng câu hỏi cụ thể
Cách trả lời
NHẬN BIẾT: Chỉ ra trong văn bản một đơn vị kiến thức đã học.
-Xác định phong cách ngôn ngữ
-Xác định phương thức biểu đạt
-Xác định thao tác lập luận
-Xác định và nêu tác dụng biện pháp tu từ
-Xác định thể thơ (đối với văn bản thơ)
-Trả lời ngắn, gọn, đi thẳng vào vấn đề.
-Nếu hỏi “chính”, “chủ yếu” thì chỉ trả lời 1 ý duy nhất.
-Đối với câu hỏi biện pháp tu từ, cần trả lời đủ 4 ý:
+Gọi tên biện pháp tu từ
+Trích cụm từ chứa biện pháp tu từ
+Tác dụng về mặt hình thức
+Tác dụng về mặt nội dung
THÔNG HIỂU: Cắt nghĩa, giải thích ý nghĩa, lý giải các nội dung của văn bản.
-Giải thích ý nghĩa nhan đề
-Giải thích ý nghĩa cụm từ, nội dung, chi tiết trong văn bản
-“Tại sao tác giả cho rằng…”
-Văn bản đề cập đến những nội dung nào?
-Xác định nội dung chính của văn bản
-“Theo tác giả,…?”
-Trả lời ngắn gọn, đọc lướt và đọc quét văn bản để tìm thông tin.
- Chú ý đến 3câu hỏi:
+Nói gì?
+Nói để làm gì? (Lời khuyên…)
+Nói với thái độ như thế nào? (Lưu ý các từ chỉ thái độ trung tính, tích cực, tiêu cực…)
Lưu ý: Tùy trường hợp câu hỏi cụ thể mà vận dụng 3 câu hỏi trên cho hợp lý.
VẬN DỤNG: Vận dụng những nội dung, kiến thức trong bài đọc hiểu để giải quyết 1 vấn đề trong đời sống.
-“Từ văn bản, chỉ ra tác hại/ích lợi của…”
-“Trình bày giải pháp khắc phục hiện tượng…”
-Thông điệp nào trong văn bản có ý nghĩa nhất với anh (chị)?
-…
Trả lời ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề. Không nên trả lời bằng gạch đầu dòng.
VẬN DỤNG CAO: Viết đoạn nghị luận xã hội
“Từ văn bản ở phần đọc hiểu, viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) về vấn đề…”
-Ưu tiên viết đoạn Tổng- phân – hợp:
++Câu chủ đề phải có từ khóa đề bài. Nếu đề yêu cầu bàn về câu nói, câu chủ đề phải trích nguyên văn câu nói.
++Các câu thân đoạn: Từ ý này qua ý kia phải có từ nối.
++Các câu kết: Khẳng định lại vấn đề, rút ra bài học.
-Các câu văn phải chắc, gọn, không dài dòng, lê thê. Ưu tiên sử dụng câu đơn diễn giải trọn vẹn ý nghĩa.
-Nêu 1 dẫn chứng một cách ngắn gọn.
-Đi thẳng vào vấn đề đề yêu câu, không viết dài dòng, lan man.

THẦY DUY
(BLOG CHUYÊN VĂN)

Đăng nhận xét