Search Suggest

DẠY BÀI “TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU” (NGỮ VĂN 9) BẰNG HÌNH THỨC TRÒ CHƠI





I.            MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau buổi học, học sinh có thể làm được những yêu cầu sau:

1.    Học sinh trình bày được những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nguyễn Du, chỉ ra mối liên hệ giữa cuộc đời và sự nghiệp văn học. Hoàn thành bảng sau:

Cuộc đời
Ảnh hưởng của cuộc đời đến sự nghiệp văn học




2.    Học sinh tóm tắt được cốt truyện “Truyện Kiều”.
3.    Học sinh trình bày được xuất xứ, giá trị nội dung, nghệ thuật của “Truyện Kiều”.

II.            LUẬT CHƠI

TRÒ CHƠI : W-B-A-D

Giáo viên chuẩn bị 12 câu hỏi, mỗi đội chơi có 4 lượt lựa chọn câu hỏi.
Giáo viên cài vào dưới 12 câu hỏi các kí tự W, B, A, D, mỗi kí tự có giá trị như sau:

(W)OW  : +20 điểm cho nhóm mình
(B)OOM: -20 điểm cho nhóm mình
(A)NGEL: +10 điểm cho nhóm khác
(D)EVIL: -10 điểm cho nhóm khác.

Để thêm phần kịch tính, giáo viên có thể cho 1 ô EXTRA trị giá + 50 điểm cho nhóm mình, để tạo ra cú lội ngược dòng ngoạn mục.

Ví dụ

B
2B
3W
4D
5D
6B
7W
8E
9D
10W
11B
12D
(Bảng này chỉ giáo viên biết,
các kí tự được báo sau khi học sinh trả lời đúng)

Học sinh chọn ô sỗ ngẫu nhiên và trả lời câu hỏi tương ứng với ô số đó.

Nếu học sinh trả lời đúng, thì phải nhận giá trị đúng kí tự (W,B,A,D hoặc E) sau ô số mình chọn.

Nếu học sinh trả lời sai thì không sao cả.

Khi một nhóm trả lời sai, các nhóm khác được giành quyền trả lời, khi trả lời đúng phải nhận kí tự đằng sau ô số.

III.            CHUẨN BỊ

Giáo viên: Hệ thống câu hỏi, phần thưởng, giáo án.

Học sinh: Đọc trước văn bản “Truyện Kiều của Nguyễn Du” trong SGK Ngữ văn 9 (tập 1)


IV.            HỆ THỐNG CÂU HỎI
1.    Cốt truyện “Truyện Kiều” mượn từ tác phẩm nào, của ai?
2.    Phải chăng “Truyện Kiều” chỉ là bản sao của “Kim Vân Kiều truyện”?
3.    Cốt truyện “Truyện Kiều” chia làm ấy phần? Kể tên từng phần.
4.    Hai câu thơ sau miêu tả cảnh Kim – Kiều thề nguyền:
“Vầng trăng vằng vặc giữa trời
Đinh ninh hai miệng một lời song song”.
Hãy cho biết hai câu thơ vừa nhắc nằm ở phần nào trong “Truyện Kiều”.
5.    Cuối tác phẩm “Truyện Kiều”, mối tình Kim Trọng – Thúy Kiều kết thúc như thế nào? Theo em, đây có phải là một kết thúc có hậu không, vì sao?
6.    Hai câu thơ sau miêu tả nhân vật mà Nguyễn Du gửi gắ ước mơ công bằng xã hội, đó là nhân vật nào?
“Râu hùm hàm én mày ngài
Vai năm tấc rộng thân mười thước cao”
7.    Giải thích ý nghĩa nhan đề “Đoạn trường tân thanh”.
8.    Nêu 2 biểu hiện của giá trị hiện thực trong “Truyện Kiều”.
9.    Nếu 2 biểu hiện của giá trị nhân đạo trong “Truyện Kiều”.
10.                       Nêu 2 đặc sắc về nghệ thuật trong “Truyện Kiều”.
11.                       Cuộc đời của Nguyễn Du ảnh hưởng đến sự nghiệp văn chương của ông như thế nào? (trình bày ít nhất 2 ảnh hưởng).
12.                       Mộng Liên Đường Chủ viết về Nguyễn Du: “Lời văn tả ra như máu chảy ở đầu ngọn bút; nước mắt thấm trên tờ giấy”. Qua đó, em có nhận xét gì về văn chương của Nguyễn Du?


Đăng nhận xét