Search Suggest

Các yếu tố cấu thành hệ thống chính trị ở nước ta ? Mối quan hệ giữa Đảng và nhà nước trong hệ thống chính trị và đánh giá của đ/c về mối quan hệ này?

Các yếu tố cấu thành hệ thống chính trị ở nước ta? Mối quan hệ giữa Đảng và nhà nước trong hệ thống chính trị và đánh giá của đ/c về mối quan hệ này?
Các yếu tố cấu thành hệ thống chính trị ở nước ta ? Mối quan hệ giữa Đảng và nhà nước trong hệ thống chính trị và đánh giá của đ/c về mối quan hệ này?

Trả lời:

1. Các yếu tố cấu thành hệ thồng chính trị nước CHXHCNVN
Trong mọi xã hội có giai cấp, quyền lực của chủ thể cầm quyền được thực hiện bằng một hệ thống thiết chế và tổ chức chính trị nhất định. Đó là hệ thống chính trị.
Hệ thống chính trị là một chỉnh thể các tổ chức chính trị trong xã hội bao gồm các đảng chính trị, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội hợp pháp được liên kết với nhau trong một hệ thống tổ chức nhằm tác động vào các quá trình của đời sống xã hội, để củng cố, duy trì và phát triển chế độ đương thời phù hợp với lợi ích của chủ thể giai cấp cầm quyền.+
Hệ thống chính trị xuất hiện cùng với sự thống trị của giai cấp, Nhà nước và thực hiện đường lối chính trị của giai cấp cầm quyền, do đó hệ thống chính trị mang bản chất giai cấp của giai cấp cầm quyền.
Hệ thống chính trị được cấu thành từ nhiều bộ phận, mỗi bộ phận lại có kết cấu phúc tạp, gồm nhiều bộ phận nhỏ khác, có thể coi là các “tiểu hệ thống”. Đó là:
- Các thể chế chính trị
- Các quan hệ chính trị
- Các cơ chế hoạt động
- Các nguyên tắc vận hành
2. Mối quan hệ giữa nhà nước với đảng cộng sản trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa.
a. Tác động của Đảng cộng sản tới nhà nước.
Trong hệ thống chính trị của các nước xã hội chủ nghĩa có thể có nhiều đảng phái chính trị cùng tồn tại và hoạt động. Mỗi đảng phái đóng vai trò nhất định trong đời sống xã hội và giữ một vị trí quan trọng trong hệ thống chính trị. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động luôn giữ vai trò lãnh đạo.
Là một bộ phận của hệ thống chính trị, đảng cộng sản giữ vai trò lãnh đạo cả hệ thống chính trị, trong đó nhà nước là trực tiếp và chủ yếu nhất. Sở dĩ đảng cộng sản có khả năng lãnh đạo được nhà nước là vì: đảng cộng sản là lực lượng tiên tiến nhất, được vũ trang bằng chủ nghĩa Mác-Lênin (ở Việt Nam Đảng cộng sản còn được vũ trang bằng chủ nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh)-kim chỉ nam hành động cho đảng cộng sản và cả xã hội; đảng cộng sản chiếm được lòng tin sâu sắc, tình cảm thân thiết của nhân dân bằng thực tiễn đấu tranh cách mạng đầy hi sinh, gian khổ của mình vì độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội; đảng cộng sản đã tạo được uy tín lớn trên trường quốc tế, đặc biệt là sự đồng tình ủng hộ, giúp đỡ quý báu của các đảng cộng sản và đảng công nhân ở nhiều nước trên thế giới.
Đảng lãnh đạo nhà nước dưới nhiều hình thức, phương pháp khác nhau tùy thuộc vào tính chất, đặc điểm của mỗi lĩnh vực đời sống xã hội hay hoạt động của nhà nước mà Đảng quan tâm. Sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước được thực hiện dưới những hình thức chủ yếu sau:
- Đảng hoạch định chiến lược và những mục tiêu cơ bản, những đường lối chính sách phát triển kinh tế, chính trị cũng như các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Việc hoạch định đường lối chiến lược, đường lối phát triển kinh tế, chính trị, xã hội là hình thức lãnh đạo quan trọng nhất, thể hiện rõ nhất vai trò lãnh đạo của Đảng. Uy tín của Đảng phụ thuộc rất nhiều vào hình thức này.
- Đảng bồi dưỡng đội ngũ cán bộ có phẩm chất, có năng lực để giới thiệu vào các cương vị quan trọng của nhà nước. Việc giới thiệu cán bộ của Đảng vào các vị trí như vậy phải được tiến hành thông qua sự tín nhiệm của nhà nước, của quần chúng. Đảng không áp đặt các tổ chức, cơ quan nhà nước phải chấp nhận người mình giới thiệu. Chỉ trên cơ sở đó Đảng mới thực sự lãnh đạo được hệ thống chính trị thông qua công tác cán bộ.
- Đảng kiểm tra việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng thông qua các biện pháp và phương tiện khác nhau. Thông qua công tác kiểm tra Đảng kịp thời phát hiện những sai lầm, những thiếu sót trong các chủ trương, chính sách do mình đề ra, khắc phục chúng để hoàn thiện hơn nữa vai trò lãnh đạo. Công tác kiểm tra của Đảng phải được tiến hành theo những nguyên tắc của tổ chức Đảng trên cơ sở tôn trọng quyền hạn và chức năng quản lý của nhà nước.Sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước được thực hiện thông qua các tổ chức cơ sở của Đảng được thành lập trong các cơ quan nhà nước, đặc biệt là những đảng viên đang giữ những cương vị quan trọng đó. Một nét đặc trưng trong vai trò lãnh đạo của Đảng là phương pháp lãnh đạo. Đảng là tổ chức chính trị, phương pháp lãnh đạo của Đảng không phải là phương pháp hành chính mà là tuyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục và nêu gương.Tuy nhiên cần phải nhận thực đúng đắn vai trò vai trò lãnh đạo của đảng cộng sản. Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị một cách toàn diện tuy nhiên tính toàn diện này hoàn toàn không có nghĩa là Đảng quyết định tất cả, làm thay tất cả những công việc của các bộ phận cấu thành khác mà Đảng vẫn phải chịu sự tác động của pháp luật, bình đẳng với các bộ phận cấu thành khác của hệ thống chính trị.
b. Tác động của nhà nước tới đảng cộng sản. Nhà nước cũng có vai trò quan trọng đối với đảng cộng sản.
- Nhà nước xã hội chủ nghĩa-tổ chức quyền lực chính trị của nhân dân lao động luôn ghi nhận và chịu sự lãnh đạo của đảng cộng sản. Nhà nước tạo ra cơ sở pháp lý cho sự tồn tại và hoạt động hợp pháp của Đảng và thừa nhận quyền lãnh đạo của Đảng với nhà nước và xã hội.- Nhà nước là công cụ có hiệu lực nhất và quan trọng nhất để đảng cộng sản đưa đường lối chính sách của mình vào cuộc sống. Nhà nước xã hội chủ nghĩa thường xuyên phải thể chế hóa đường lối chính sách của đảng thành pháp luật, thành những chính sách, quy định cụ thể và tổ chức thực hiện. Đồng thời thông qua việc thực hiện đường lối chính sách của đảng, nhà nước kiểm nghiệm tính đúng đắn, sự phù hợp của những đường lối chính sách đó. Từ đó nhà nước góp ý với đảng trong việc đề ra hoặc điều chỉnh đường lối, chính sách cho phù hợp.
- Với chức năng quản lý toàn diện các mặt hoạt động của xã hội, nhà nước thực hiện việc quản lý các tổ chức đảng, kiểm tra, giám sát việc tuân theo pháp luật của các tổ chức đảng và các cá nhân đảng viên.- Nhà nước xã hội chủ nghĩa luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các tổ chức đảng hoạt động. Nhà nước thường xuyên ủng hộ, giúp đỡ về vật chất cũng như về tinh thần đối với hoạt động của các tổ chức đảng các cấp. Đồng thời nhà nước cũng là lực lượng bảo vệ, đảm bảo an toàn cho sự tồn tại của đảng trong toàn xã hội.

Đăng nhận xét