Search Suggest

Trình bài khái niệm và phân loại phân loại phong cách lãnh đạo của cán bộ lãnh đạo, quản lý. Bản than đồng chí thuộc loại phong cách nào? Nêu ưu điểm, hạn chế.

Trình bài khái niệm và phân loại phân loại phong cách lãnh đạo của cán bộ lãnh đạo, quản lý. Bản than đồng chí thuộc loại phong cách nào? Nêu ưu điểm, hạn chế.

1. Phong cách được coi như là một nhân tố quan trọng của người cán bộ lãnh đạo, quản lý trong đó thể hiện không chỉ mặt khoa học và tổ chức quản lý mà còn thể hiện tài năng và chí hướng của con người, nghệ thuật chỉ huy của lãnh đạo đối với đơn vị mình quản lý, tác động và ảnh hưởng của người lãnh đạo đến với người khác trong hệ thống quản lý.
Phong cách lãnh đạo của cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở là mẫu hành vi mà người lãnh đạo, quản lý lựa chọn nhằm tác động và ảnh hưởng có hiệu quả đến cấp dưới và quần chúng nhân dân  tại cơ sở. Nó được biểu hiện qua các tác phong làm việc dân chủ, khoa học, hiệu quả và thiết thực, đi sâu sát quần chúng, tôn trọng và lắng nghe quần chúng, khiêm tốn học hỏi và thực sự cầu thị, năng động và sáng tạo, gương mẫu và tiên phong.
         Khái niệm phong cách lãnh đạo của cán bộ lãnh đạo, quản lý
  Phong cách lãnh đạo của cán bộ lãnh đạo, quản lý là mẫu hành vi mà người lãnh đạo, quản lý lựa chọn nhằm tác động một cách có hiệu quả đến đối tượng lãnh đạo, quản lý nhằm thực hiện những mục tiêu và nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý đã đề ra.
        2. Phân loại phong cách lãnh đạo của cán bộ lãnh đạo, quản lý
        - Phong cách lãnh đạo độc đoán
        Người lãnh đạo sử dụng phong cách này tập trung quyền lực, nắm bắt tất cả các quan hệ và thông tin. Các quyết định mệnh lệnh đưa ra chỉ dựa trên cơ sở kiến thức, khả năng, kinh nghiệm của người lãnh đạo, không quan tâm ý kiến người dưới quyền, buộc cấp dưới phải thực hiện một cách tập trung, chính xác, nghiêm ngặt. Bản thân người lãnh đạo trực tiếp kiểm tra việc thi hành của cấp dưới. Dòng thông tin trong tổ chức chỉ có một chiều từ trên xuống dưới.
      Ưu điểm: giải quyết nhanh chóng các nhiệm vụ và có thể phù hợp với những tổ chức mới thành lập.
      Hạn chế: thiếu dân chủ, không tranh thủ được trí tuệ, kinh nghiệm của cấp dưới, dễ tạo nên trạng thái bất bình, căng thẳng.
        - Phong cách lãnh đạo dân chủ
     Người lãnh đạo có phong cách này không quyết theo chủ quan của mình mà luôn mở rộng dân chủ, tranh thủ, động viên mọi người tham gia vào các quyết định quản lý và giải quyết các nhiệm vụ của đơn vị. Bản thân người lãnh đạo cũng biết phân quyền phù hợp, không ôm đồm. Công việc được phân công, giải quyết, đánh giá đều có sự tham gia của tập thể. Dòng thông tin trong tổ chức tồn tại cả hai chiều: từ trên xuống và từ dưới lên.
       Ưu điểm: phát huy được trí tuệ, khả năng sáng tạo của cấp dưới, động viên được tính tích cực của mọi người khi tiến hành vì cấp dưới luôn nhận thấy rằng trong quyết định hay công việc đó có sự tham gia ý kiến của mình.
            Hạn chế: dễ mất nhiều thời gian và nếu người lãnh đạo không nhanh chóng lựa chọn phương án tốt nhất sẽ dẫn đến bàn bạc kéo dài.
            -  Phong cách lãnh đạo tự do
            Người lãnh đạo có phong cách này thường tham gia ít nhất vào công việc của tập thể, hầu như giao hết quyền hạn, trách nhiệm cho mọi người. Thông tin trong tổ chức được cung cấp hết cho mọi người và cho phép mọi người tự do hành động theo suy nghĩ, theo cách thức mà mình cho là tốt nhất.
            Ưu điểm: phát huy tối đa khả năng của cấp dưới.
            Hạn chế: dễ dẫn đến tình trạng người lãnh đạo thiếu trách nhiệm; tình trạng hỗn loạn, vô chính phủ.
             - Phong cách lãnh đạo định hướng mục tiêu
            Trong loại phong cách lãnh đạo này, có thể chia nhỏ thành các phong cách lãnh đạo như sau:
            + Phong cách chỉ đạo trực tiếp: Giải thích cho cấp dưới về những gì mà người lãnh đạo mong đợi ở họ. Người lãnh đạo đưa ra những chỉ dẫn, luật lệ, kế hoạch và tiêu chuẩn cụ thể.
            + Phong cách hỗ trợ: Đối xử công bằng và thân thiện với những người cấp dưới trong khi theo đuổi sự hoàn thiện các hoạt động của họ. Quan tâm tới nhu cầu khuyến khích họ tạo ra bầu không khí hợp tác và thân thiện.
            + Phong cách tham gia: Tham vấn với những người dưới quyền, theo đuổi những đề nghị của họ, quan tâm đặc biệt tới những đề nghị đó khi ra quyết định.
            + Phong cách lãnh đạo theo kết quả đạt được: Đặt ra các mục tiêu, thách thức và khuyến khích cấp dưới làm việc tốt và thể hiện sự tin tưởng và năng lực của nhóm.
            - Phong cách lãnh đạo lêninnít
            Cơ sở của phong cách lãnh đạo này là phương pháp biện chứng mácxít, là quan điểm cách mạng phê phán.
            Phong cách lãnh đạo của đảng cộng sản cầm quyền được hìnhthành dưới ảnh hưởng của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, trong đó theo V.I.Lênin, “đường lối chính trị đúng nguyên tắc là đường lối duy nhất, có hiệu lực” là những yếu tố có ảnh hưởng sâu sắc nhất đến phong cách lãnh đạo của Đảng và cá nhân người lãnh đạo.
            Phong cách lãnh đạo lêninnít gắn với tư tưởng - chính trị, đạo đức - tâm lý; nghiệp vụ tổ chức của người lãnh đạo. V.I.Lênin đặc biệt nhấn mạnh đến tinh thần trách nhiệm đối với công việc được giao, sự lịch thiệp, tế nhị trong xử thế, thái độ tôn trọng, ân cần của người lãnh đạo đối với cấp dưới.

Đăng nhận xét