Search Suggest

Cơ sở khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân? Điều kiện chủ quan để giai cấp công nhân thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình?

Cơ sở khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân? Điều kiện chủ quan để giai cấp công nhân thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình?

CNTB ra đời đánh dấu một bước tiến vĩ đại và phát triển của LLSX. Sự ra đời của nền đại công nghiệp, một mặt tạo ra cơ sở vật chất, nhờ đó có thể xóa bỏ được chế độ bóc lột, xây dựng một xã hội công bằng, mặt khác sản sinh ra GCCN, lực lượng xã hội đại diện cho LLSX mới. Giai cấp công nhân xét về nguồn gốc ra đời là con đẻ của nền đại công nghiệp, sinh ra và phát triển theo đà phát triển của kỹ thuật và công nghiệp, họ chỉ trở thành một giai cấp ổn định khi sản xuất đại công nghiệp đã thay thế về cơ bản nền sản xuất thủ công.
Giai cấp công nhân là một tập đoàn xã hội ổn định, hình thành và phát triển cùng với quá trình phát triển của nền công nghiệp hiện đại, với nhịp độ phát triển của lực lượng sản xuất có tính chất xã hội hóa ngày càng cao; là lực lượng lao động cơ bản trực tiếp hoặc gián tieepstham gia vào quá trình sản xuất, tái sản xuất ra của cải vật chất và cải tạo quan hệ xã hội, là lự lượng chủ yế của tiến trình lịch sử quá độ từ CNTB lên CNXH.
          Giai cấp công nhân có sứ mệnh lịch sử là lãnh đạo quần chúng nhân dân lao động đấu tranh xóa bỏ chế độ áp bức bóc lột và xây dựng xã hội mới - XHCN và CSCN. Việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân phải trải qua hai bước đó là: giành lấy chính quyền nhà nước và xác lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất; lãnh đạo nhân dân tiến hành xây dựng xã hội mới - xã hội XHCN. Đó là một quá trình lịch sử lâu dài và đầy khó khăn.
Hai bước này có quan hệ chặt chẽ với nhau, giai cấp công nhân không thực hiện được bước thứ nhất thì cũng không thực hiện được bước thứ hai. Nhưng bước thứ hai là quan trọng nhất để giai cấp công nhân hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình.
          Để hoàn thành được sứ mệnh lịch sử của mình, giai cấp công nhân nhất định phải tập hợp được các tầng lớp nhân dân lao động, tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng xóa bỏ xã hội cũ và xây dựng xã hội mới về mọi mặt kinh tế, chính trị xã hội và văn hóa tư tưởng.
          Về kinh tế, giai cấp công nhân dù ở chế độ chính trị nào cũng là chủ thể của quá trình sản xuất vật chất bàng phương thức sản xuất công nghiệp mang tính chất xã hội hóa cao, sản xuất ngày càng nhiều của cải, đáp ứng những nhu cầu ngày càng tăng của con người. Qua đó, tạo ra tiền đề vật chất, kĩ thuật cho sự ra đời của xã hội mới. Nội dung kinh tế này là yếu tố sâu nhất khẳng định sự cần thiết của sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân đối với quá trình phát triển của văn minh nhân loại. Thực hiện đầy đủ và thành công nội dung này cũng là điều kiện vật chất để CNXH chiến thắng CXTB.
          Về chính trị - xã hội, giai cấp công nhân cùng với nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản tiến hành cách mạng chính trị lật độ chế độ TBCN, xác lập, bảo vệ và phát triển chế độ dân chủ XHCN. Nhà nước pháp quyền của giai cấp công nhân và nhân dân lao động được xác lập và trở thành công cụ có hiệu lực để lãnh đạo chính trị, quản lí kinh tế và xã hội trong quá trình cải tạo xã hội và xây dựng xã hội mới là vấn đề cơ bản của tiến trình thực hiện sứ mệnh lịch sử này. Ngoài ra, giai cấp công nhân còn giải quyết đúng đắn các vấn đề chính trị xã hội đặt ra trong tiến trình cách mạng XHCN như liên minh các giai cấp tầng lớp, đoàn kết các dân tộc, xây dựng xã hội mới, con người mới. Thông qua đó, khẳng định vai trò lãnh đạo của đảng, quản lí của nhà nước và tính tự giác của nhân dân trong quá trình xây dựng CNXH. Kinh nghiệm thực tiễn chỉ ra rằng, nếu không giải quyết tốt những vấn đề này thì quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử có thể gặp khó khăn, thậm chí đổ vỡ và phải làm lại từ đầu. nội dung to lớn, phong phú của cách mạng chính trị xác nhận rằng đây là một quá trình lâu dài và phức tạp. CNXH hiện thực chỉ có thể ra đời thông qua thắng lợi của cuộc cách mạng chính trị của giai cấp công nhân.
          Về tư tưởng văn hóa, nhiệm vụ lịch sử giao cho giai cấp công nhân trong tiến trình cách mạng của mình là xác lập hệ giá trị tư tưởng của giai cấp công nhân để thay thế cho hệ giá trị tư tưởng của giai cấp tư sản và "những hệ tư tưởng cổ truyền" lạc hậu khác. Thực chất đó là một cuộc cách mạng về văn hóa tư tưởng bao gồm cải tạo cái cũ, xây dựng cái mới trong sự kế thừa những tinh hoa của thời đại và giá trị truyền thống văn hóa dân tộc. Xây dựng nền văn hóa XHCN và con người được phát triển tự do và toàn diện trong xã hội công bằng, dân chủ, văn minh là những mục tiêu hàng đầu của cuộc cách mạng này.
Cơ sở khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân đó là do địa vị kinh tế - xã hội quy định của giai cấp công nhân, giai cấp công nhân gắn liền với phương thức sản xuất công nghiệp ngày càng hiện đại, mang tính xã hội hóa cao. Phương thức sản xuất quy định phương thức tư tưởng, giai cấp công nhân vì vậy có những đặc điểm của một giai cấp cách mạng: tính tổ chức, kỉ luật, tác phong công nghiệp, tinh thần triệt để cách mạng, tinh thần đoàn kết quốc tế, tính dân tộc… Những phẩm chất này khách quan xác định giai cấp công nhân là giai cấp tiên tiến nhất, cách mạng nhất và có năng lực lãnh đạo các giai cấp khác trong sự nghiệp xây dựng xã hội mới.
          Do đặc điểm chính trị - xã hội của giai cấp công nhân cũng là nhân tố khác qua quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Có phương thức lao động công nghiệp, trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội, đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến, là giai cấp tiên phong cách mạng. Trong thực tiễn các mạng XHCN là giai cấp triệt để cách mạng nhất. Là giai cấp có tính tổ chức và kỉ luật cao nhất, có lợi ích cơ bản thống nhất với đại đa số quần chúng nhân dân lao động. Có hệ tư tưởng riêng là chủ nghĩa Mác Lê nin, là giai cấp có bản chất quốc tế sâu sắc.
          Do bản thân các mâu thuẫn cơ bản của giai cấp công nhân, mâu thuẫn về lợi ích cơ bản giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản tất yếu dẫn đến sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Chế độ bóc lột giá trị thặng dư đã khiến cho lợi ích cơ bản của hai giai cấp này đối lập nhau: một bên là giai cấp bị bóc lột sức lao động, một bên là giai cấp đi bóc lột sức lao động. Mâu thuẫn đó không thể điều hòa và là động lực chính cho cuộc đấu tranh giai cấp hiện đại. Giải quyết mâu thuẫn về lợi ích cơ bản giữa hai giai cấp này theo hướng xoá bỏ chế độ bóc lột giá trị thặng dư là tất yếu khách quan. Muốn thực hiện được điều đó phải xóa bỏ quan hệ sản xuất tư nhân TBCN. Nhưng muốn xóa bỏ nó thì phải xóa bỏ chế độ chính trị là cái đang bảo vệ quan hệ sản xuất ấy. Lật độ chế độ tư sản, xác lập nhà nước của giai cấp công nhân là tất yếu trong quá trình cách mạng kinh tế.
Hiện nay, yêu cầu phát triển nhanh, nhân bản và bền vững của thế giới hiện đại cũng khách quan coi sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân như một giải pháp mới cho phát triển.
Thông qua việc phân tích tính chất khách quan của sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân chúng ta thấy được tất yếu kinh tế - chính trị xã hội của cách mạng XHCN và ý nghĩa nhân đạo lớn lao của sứ mệnh này. Nó là một sự nghiệp của giải phóng và phát triển được nảy sinh từ chính những nhân tố hiện thực của xã hội hiện đạichứ không phải là mong muốn chủ quan như xuyên tạc của các kẻ thù tư tưởng.
          Điều kiện chủ quan để giai cấp công nhân thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là tất yếu khách quan, tức là không phụ thuộc vào ý muốn của bất kì ai. Nhưng cũng như các quy luật xã hội khác, nó không "tự động" diễn ra như các quy luật tự nhiên mà nó cần có những yếu tố chủ quan. Những nhân tố chủ quan đó là:
          Sự phát triển của giai cấp công nhân là kết quả của quá trình phát triển tự thân, tự giác, chủ động. Với tư cách là chủ thể thực hiện sứ mệnh lịch sử, sự phát triển giai cấp công nhân là yếu tố chủ quan quy định chất lượng và quy mô, tốc độ của quá trình này. Sự phát triển giai cấp công nhân được thể hiện ở sự phát triển lượng và phát triển về chất.
Phát triển về lượng của giai cấp công nhân thể hiện sự tăng trưởng về số lượng cũng như tỉ lệ lao động công nghiệp trong nền kinh tế. Sự phát triển về chất của giai cấp công nhân được thể hiện ở năng lực làm chủ công nghệ hiện đại và ý thức giác ngộ giai cấp, giác ngộ dân tộc.
          Có đảng cộng sản, nhân tố chủ quan cơ bản để thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Giai cấp công nhân coi đảng cộng sản là hạt nhân chính trị của mình và sự ra đời của đảng là mốc đánh dấu sự trưởng thành của giai cấp. Chủ nghĩa Mác Lê nin khẳng định việc giai cấp công nhân có tổ chức được chính đảng trưởng thành về chính trị, tư tưởng và tổ chức là dấu hiệu đã trở thành giai cấp tự giác và đủ năng lực để thực hiện sứ mệnh lịch sử. Đảng coi giai cấp công nhân là cơ sở xã hội hàng đầu của mình. Quan hệ giữa đảng cộng sản và giai cấp công nhân là quan hệ "máu thịt". Tính chất tiền phong thực tiễn và lí luận, tính tổ chức khoa học và chặt chẽ xác định đảng là người lãnh đạo, là hạt nhân của giai cấp công nhân. Đảng cộng sản là lãnh tụ chính trị của giai cấp công nhân, không có lí luận thì phong trào công nhân không đi xa được. Đảng cộng sản là bộ tham mưa của giai cấp công nhân, bằng hiểu biết lí luận và kinh nghiệm thực tiễn, đảng cộng sản định ra cương lĩnh, đường lối, chiến lược, chính sách đấu tranh. Đảng cũng là người tổ chức động viên sức mạnh, nguồn lực chính trị xã hội trong phong trào công nhân; đảng cộng sản là đội tiên phong đấu tranh cho lợi ích của giai cấp công nhân và của dân tộc. Đây là sự nghiệp cách mạng vĩ đại của những người lao động bị áp bức bóc lột đứng lê giải phóng bản thân và thoát khỏi áp bức giai cấp. Để làm tròn nhiệm vụ trên đảng của giai cấp công nhân phải nắm vững và trung thành cới chủ nghĩa Mác Lê nin, giữ vững và không ngừng tăng cường tính chất giai cấp công nhân, giữ vững quyền lãnh đạo của đảng, xây dựng đảng mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức.
          Phải có sự thống nhất của phong trào công nhân (phong trào công nhân trong nước với phong trào công nhân quốc tế), từng bước xây dựng đoàn kết quốc tế.

Đăng nhận xét