Search Suggest

'Có ai trong số các em cho tôi biết -3 là gì không?'

Tôi cũng nhận ra vẻ kiêu hãnh tự hào trên khuôn mặt của các bạn trẻ mới bước những bước đầu tiên vào giảng đường Đại học. Tôi im lặng và nói.
- Các em có cho phép tôi được kiểm tra không ?
- Vâng.
- Có ai trong số các em cho tôi biết -3 là gì không ?
Thế rồi cả lớp ồn ào, rồi chìm vào sự tĩnh lặng. Tôi gọi một vài sinh viên để họ đứng lên trả lời. Các vị đang dõi theo đọc bài viết này chắc cũng đang tự tìm lấy câu trả lời. Thôi thì đủ các kiểu trả lời. Tôi chờ cho tới khi sinh viên tự nhận thấy là tất cả các câu trả lời của các bạn ấy đều không đúng và tự hiểu ra là không có câu trả lời, rồi tôi nói ...

Đoạn trích trên là một phần trong bài viết dài có nhan đề "SỐ VÀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN LOÀI NGƯỜI" của tác giả Nguyễn Lê Anh, đăng trên tạp chí Epsilon. Xin giới thiệu cùng bạn đọc.
Số là toàn bộ tài sản mà con người có được để nhận biết thế giới. Từ các đường thẳng số chúng ta dựng ra các không gian nhiều chiều hơn, mỗi điểm là bộ các con số được gọi là tọa độ. Những không gian này là trong sự tưởng tượng của chúng ta, không có trong tự nhiên. Nó là công cụ để chúng ta nhận thức. Chúng ta luôn có mong muốn nhận biết tự nhiên. Chúng ta nhìn lên bầu trời và tự hỏi “vạn vật từ đâu mà ra, nó sẽ đi đến đâu?” Ngày nay chúng ta quen với việc tìm đường đi bằng bản đồ trên điện thoại. Chiếc màn hình điện thoại thì không phải là thế gới thực, nó chỉ tương ứng thế giới thực vào với nhận thức. Vậy, chúng ta cũng sẽ hình dung chuyển động một vật trên bầu trời hay trong hạt nhân nguyên tử như một điểm, và bằng một cách nào đó, nó tương ứng “qua lại” với các tọa độ trên màn hình điện thoại 3 chiều của chúng ta, tức vào không gian nhận thức được tạo ra từ các trục số. Tạm thời chưa nói tới việc làm thế nào để có được tương ứng “qua lại” chúng ta bắt đầu bằng câu hỏi cái điểm trên sẽ chuyển động như thế nào trên mô phỏng của chiếc điện thoại 3 chiều, tức trong hệ tọa độ mà chúng ta hình dung.

Theo Nguyễn Lê Anh. Người đăng: Sơn Phan.

Đăng nhận xét