Search Suggest

Vì sao bệnh nhân đầu tiên được gọi là "bệnh nhân số 0"

Khi một dịch bệnh xảy ra, việc xác định được bệnh nhân đầu tiên là rất quan trọng. Mẫu bệnh phẩm và máu của người đầu tiên nhiễm bệnh có thể được dùng làm cơ sở để nghiên cứu hành vi, đặc tính và sự biến đổi của virus từ đó góp phần mở đường cho việc kiểm soát và ngăn chặn một cuộc bùng phát nghiêm trọng hơn.
Tuy nhiên có một vấn đề khó hiểu là vì sao người ta không dùng số 1 để chỉ bệnh nhân đầu tiên mà gọi là "bệnh nhân số 0"?

Vì sao lại là "bệnh nhân số 0"?


Trong y văn, "bệnh nhân số 0" (tiếng Anh: “patient 0”) có nghĩa là trường hợp gốc trong một cuộc bùng phát dịch, người đầu tiên biểu hiện các triệu chứng bệnh. Thuật ngữ này ra đời từ hồ sơ bệnh nhân (HIV/AIDS) Gaetan Dugas - một tiếp viên người Canada gốc Pháp.

Năm 1981, các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) nghiên cứu một nhóm đàn ông nhiễm HIV, bắt đầu ở California và cuối cùng đưa hơn 40 người tại 10 thành phố khác của Mỹ vào danh sách này, trong đó có Dugas. Nhưng trong hồ sơ của Dugas, các bác sĩ ghi chú “patient O” với chữ O là viết tắt của “Out of California” (ở bên ngoài California) . Điều này đánh dấu rằng bệnh nhân này đã rời khỏi California trước khi dịch bệnh bùng phát. Tuy nhiên, chữ “O” lại bị các nhà nghiên cứu sau đó hiểu sai thành số 0 (zero). Và như thế khai niệm "bệnh nhân số 0" ra đời.

Như vậy, từ trường hợp của Gaetan Dugas và một lỗi "hiểu sai" của giới nghiên cứu, nền y học thế giới bắt đầu có thêm một thuật ngữ cũng như khái niệm mới: "Bệnh nhân số 0" hay "Patient Zero".

Theo Báo Quốc Tế. Người đăng: Tố Uyên Trần.

Đăng nhận xét