Search Suggest

DẠY NGỮ VĂN THEO CHƯƠNG TRÌNH MỚI: VÌ SAO CẦN PHÂN TÍCH MẪU KHI DẠY VIẾT?

 

DẠY
NGỮ VĂN THEO CHƯƠNG TRÌNH MỚI: VÌ SAO CẦN PHÂN TÍCH MẪU KHI DẠY VIẾT?



Phân tích mẫu là một phần khá mới trong chương trình Ngữ văn 2018 nhằm
đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực ngôn ngữ (cụ thể là kĩ năng viết) cho học
sinh. Bài viết này sẽ chia sẻ một số điểm cần lưu ý về việc phân tích mẫu khi dạy
viết.



1. Phân tích mẫu và “văn mẫu” khác
nhau như thế nào?



Bài văn mẫu, theo cách hiểu của chương trình Ngữ văn
2018 là bài văn thể hiện đặc điểm của từng kiểu bài cụ thể, nó là một mô hình
các đặc điểm của kiểu bài, các yêu cầu về kĩ thuật viết mà thông qua việc phân
tích mẫu, học sinh nắm được cách viết.



Như vậy, việc phân tích mẫu về bản chất khác hoàn toàn
với “văn mẫu” theo cách hiểu của chúng ta hiện nay. Cụ thể như sau:



“Văn mẫu” là bài văn có tính “mẫu mực” để học sinh noi
theo. Bài văn trong phân tích mẫu là là bài văn có tư cách như một “mẫu thử”, học
sinh đánh giá, nhận xét các đặc điểm của nó.



“Văn mẫu” mặc định là hoàn hảo và học sinh cần đạt đến.
Bài văn trong phân tích mẫu không hoàn hảo, học sinh học hỏi thông qua việc nhận
biết cả ưu điểm và nhược điểm của mẫu.



“Văn mẫu” là bài mẫu về nội dung cho từng đề bài cụ thể,
học sinh học thuộc ý và tái hiện lại trong bài viết của mình. Bài văn trong
phân tích mẫu là bài mẫu về đặc điểm và yêu cầu của kiểu bài, học sinh đọc, nắm
cách làm để biết cách viết bài văn tương tự.



“Văn mẫu” chỉ dạy cái, do đó khuôn mẫu và hạn chế sự
sáng tạo của học sinh. Phân tích mẫu dạy cách, cung cấp công cụ để học sinh tạo
lập văn bản theo đúng kiểu bài, hỗ trợ học sinh sáng tạo tốt hơn.



(Thầy cô xem bảng tóm tắt tại hình 1)







2. Vì sao cần phân tích mẫu khi
dạy viết?



 Quan điểm dạy viết hiện đại coi văn bản là một
phương tiện giao tiếp giữa người viết và người đọc trong một bối cảnh cụ thể. Để
việc viết được hiệu quả, học sinh cần phải nắm được khái niệm, đặc điểm và yêu
cầu của từng kiểu bài. Thông qua việc phân tích mẫu, học sinh hình dung được đặc
điểm của từng kiểu bài cũng như như cách viết, cách chọn từ ngữ, đặt câu, chuyển
ý…



3. Hướng dẫn học sinh phân tích
mẫu như thế nào?



Cho học sinh đọc văn bản
mẫu trong SGK
: Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh đọc
văn bản mẫu trong SGK, lưu ý học sinh chú ý đến những chỉ dẫn về kĩ thuật viết
trong box và trả lời các câu hỏi hướng dẫn phân tích mẫu. Sau đó, giáo viên tổng
kết lại những điểm cần lưu ý khi viết (Xem hình 2 và 3: Hướng dẫn phần tích văn
bản mẫu trong sách giáo khoa Ngữ văn 6 bộ Chân trời sáng tạo).












Phân tích mẫu kết hợp với
kĩ thuật ghi chú lề
: Giáo viên có thể chuẩn bị sẵn một văn bản
mẫu và để trống phần lề hai bên. Sau đó giáo viên hướng dẫn học sinh đọc văn bản
mẫu, nhận ra những lưu ý về cách viết, về đặc điểm kiểu bài và ghi chú bên lề.
Sau khi đọc xong và ghi chú, giáo viên tổng kết lại những điểm quan trọng cần
lưu ý khi viết. Để hướng dẫn học sinh luyện tập, giáo viên có thể chuẩn bị một
văn bản mẫu tương tự, và yêu cầu học sinh tự đọc văn bản, nhận biết và ghi chú
ngoài lề những điểm cần lưu ý đã học. (Xem hình 4: Phiếu học tập ghi chú lề bài
viết nghị luận xã hội dạng tư tưởng đạo lí)







Dùng bảng kiểm đánh giá bài viết mẫu:
Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh sử dụng bảng kiểm (thể hiện rõ các yêu cầu
về kiểu bài) để nhận xét, đánh giá bài viết mẫu. Thao tác này sẽ giúp học sinh
nhận diện được các yêu cầu về kiểu bài, từ dễ dàng tạo lập được văn bản tương tự.
(Hình ảnh 5: Bảng kiểm đánh giá phần viết trong sách giáo khoa Ngữ văn 6 bộ
Chân trời sáng tạo)






4. Sau phân tích mẫu, giáo viên có
thể làm gì?



Phân tích mẫu chỉ là một
phần của quá trình dạy viết bằng cách làm mẫu (modelling writing). Dạy viết bằng
cách làm mẫu xuất phát từ quan điểm cho rằng trẻ em học tập các hành vi hiệu quả
thông qua việc bắt chước hành vi của người lớn. Trong qua trình dạy viết thông
qua mẫu, giáo viên là một người viết có kinh nghiệm trực tiếp làm mẫu và tường
minh quá trình suy nghĩ, nảy ra ý tưởng, chọn từ ngữ, đặt câu, biên tập, chỉnh
sửa để cho ra sản phẩm viết.



Theo David Cutler trong Modeling Writing and Revising
for Students,
quá trình dạy viết bằng cách làm mẫu sẽ gồm ba thao tác tạo
thành một thang đo giảm dần về mức độ hướng dẫn của giáo viên và tăng dần mức độ
chủ động của học sinh:



(1) Phân tích mẫu:
Giáo viên đưa ra một mẫu hoàn chỉnh và chỉ ra những điểm cần lưu ý, học sinh thụ
động tiếp nhận.



(2) Viết chung:
Giáo viên và nhóm học sinh đóng vai đồng tác giả để cùng nhau tạo lập văn bản.



(3) Viết dưới hướng dẫn: Học
sinh tự mình chủ động viết dưới sự gợi ý, hướng dẫn của giáo viên.



Như vậy, để quá trình này diễn ra thuận lợi, có một số
điểm giáo viên cần lưu ý, đó là:



Cần sử dụng kĩ thuật nói
to suy nghĩ (think-aloud hoặc write-aloud):
Điều cốt yếu
không phải là giáo viên trình bày viết cái gì, mà là trình bày toàn bộ quá
trình tư duy để ra được sản phẩm viết ấy. Giáo viên có thể nói to suy nghĩ: “Để
bàn luận vấn đề này, chúng ta cần đặt câu hỏi:…”, “Theo cô (thầy), có những ý
sau có thể giúp trả lời câu hỏi…), “Cô, thầy chọn ý… vì…”, “Ở phần đưa dẫn chứng,
các thầy cần chốt ý làm rõ vấn đề, vậy thì ở đây thầy sẽ chốt  ý bằng cách…



Làm mẫu thao tác viết tại
lớp
:
Với tư cách là một người viết có kinh nghiệm, giáo viên cần thực hiện viết
tại chỗ, có thể viết lên bảng, viết trên máy tính… Quan trọng là trong quá
trình viết cần nói rõ được quá trình tư duy của mình. Mình chỗ giáo viên ngập
ngừng tìm từ cũng cần được nói rõ ra cho học sinh hình dung, điều này sẽ khuyến
khích học sinh lựa chọn từ ngữ khi viết. Thậm chí, giáo viên có thể thực hiện
“những lỗi sai có chủ đích” để làm mẫu cho học sinh thao tác chỉnh sửa, biên tập
khi viết.



(Xem hình 6: giáo viên thực
hiện viết tại chỗ cho học sinh xem, thực hiện trên Word và dạy học online qua
phần mềm zoom)






Cho học sinh thảo luận về
sản phẩm viết của các bạn:
Cũng là một cách hay để học sinh học
hỏi từ các cách suy nghĩ, tư duy khác nhau và rút kinh nghiệm cho bản thân
mình.



Chúc các thầy cô có những
tiết dạy thật thành công



Trần Lê Duy



 



 



 



 



 

Đăng nhận xét