Search Suggest

Bài viết | Cảm nhận về nhân vật Từ Hải (Truyện Kiều, Nguyễn Du)

 




tôi kể rằng: trong cuộc đời lắm vất vả, đắng cay và nhiều chìm nổi ngày xưa, những
người đồng thời với bà thường dùng “Truyện Kiều” để bói thân phận mình. Người
ta trân trọng cầm quyển “Truyện Kiều” trong tay và bắt đầu việc “bói Kiều” bằng
một lời thành kính: “Lạy vua Từ Hải, lạy vãi Giác Duyên, lạy tiên Thuý Kiều…”.
Vua Từ Hải! Lạ thật, người xưa đã yêu mến Từ Hải đến mức gọi Từ là vua, không hề
biết rằng, trong chế độ phong kiến, gọi thế là đã phạm vào tội “đại bất kính” đối
với nhà vua chính thống của mình.



 




sao Từ Hải, một sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Du, lại có thể làm nảy sinh ở
con người ngày xưa một cảm tình nồng hậu đến như thế?



 



Từ
Hải vốn gốc gác từ đâu, quê quán nơi nào, con ai, học hành thế nào? Hình như
Nguyễn Du không biết. HÌnh như Từ Hải không phải là con người từ cõi đời tầm
thường này. Từ Hải là một cái gì đó đẹp lắm, cao thượng lắm, từ tận coi trừo xa
lắc xa lơ kia, bỗng một ngày tươi đẹp nọ đã hiện đến với Thuý Kiều để cứu vớt
cuộc đời nàng vôn đã nhiều đau khổ, nhiều vùng vẫy mà không sau thoát được:



 



“Lần
thâu gió mát, trăng thanh,



Bỗng
đâu có khách biên đình sang chơi.”



 



Từ
Hải xuất hiện, chưa kịp hiểu gì về Từ nhưng ai cũng phải sửng sốt, bàng hoàng
ngay bởi cái vẻ ngoài phi thường có sức chinh phục con người của Từ, một vẻ
ngoài nói lên sự hơn đời của sức khoẻ, tài ba ý chí, tâm hồn:



 



“Râu
hùm, hàm én, mày ngài



Vai
năm tấc rộng, thân mười thước cao



Đường
đường một đấng anh hào



Côn
quyền hơn sức, lược thao gồm tài.



Đội
trời đạp đất ở đời,



Họ
Từ, tên Hải, vốn người Việt Đông.”



 



“Râu
hùm, hàm én, mày ngài”. Từ Hải có tất cả những tướng mạo quý giá mà sách tướng
ngày xưa gọi là tướng mạo của người anh hùng. Cao lớn, khoẻ mạnh, có tài võ nghệ,
có tri thức và kĩ năng về trận mạc; nếu làm tướng thì Từ nhất định là một vị tướng
tài, làm vinh quang cho bất kì đạo quân nào thời ấy. Nhưng Từ không phải là một
kẻ võ biền, một kẻ vũ phu, càng không phải là kẻ sinh ra để làm tướn gbảo vệ
triều đình. Bởi vì nếu tướng mạo Từ đã phi thường thì tâm hồn Từ càng phi thường
hơn. Tâm hòn ấy chỉ quen sống độc lập, không chịu bất kì sự ràng buộc gò ép
nào, chỉ biết trên đầu mình có trời, dưới chân mình có đất. Từ Hải coi việc vẫy
vùng của cuộc sống nay đây mai đó là một cái “thú” và quen với cái “thú ấy”.



 



Từ
Hải phi thường thế đấy, thế mà Từ Hải đã không làm cho người ta khiếp sợ, Từ Hải
vẫn gần gũi, để người ta vừa kính trọng vừa yêu mến. Vì sao vậy? Vì Từ Hải có
tâm hồn biết yêu quý và rung động trước cái đẹp ở đời như một người nghệ sĩ.



 



“Giang
hồ quen thú vẫy vùng,



Gươm
đàn nửa gánh, non sông một chèo.”



 



Từ
Hải có sức khoẻ hơn người, tài thao lược hơn đời, tâm hồn bay bổng khác đời, chừng
ấy đủ để ta yêu mến Từ như một con người xuất chúng. Nhưng điều đáng quý hơn cả,
khiến cho bao nhiêu thế hệ người đọc xưa nay tìm thấy ở Từ Hải người bạn đường
lí tưởng, niềm mơ ước thiết tha, lại chính là ở chỗ nhân vật ấy luôn tiềm tàng
khát vọng cháy bỏng: Khát vọng tự do. Chính khát vọng này đã nâng Từ Hải lên đến
một đỉnh cao lồng lộng. Thiếu nó, thiếu khát vọng tự do ấy, thì khoẻ đến mấy,
võ nghệ và lược tài tinh thông đến mấy Từ Hải cũng không tránh khỏi hai con đường
dẫn đến chỗ tầm thường, làm tôi mọi: trở thành một công cụ mù quáng trong tay
nhà vua và cái triều đình phong kiến thối tha hoặc trở thành một vật trang trí
vô ích cho cái xã hội ấy. Khát vọng tự do của Từ Hải là một Tự do hoàn toàn, Từ
không chấp nhận bất kì sự nô lệ nào. Sau này, khi đã biên thuỳ một cõi, Từ đã từng
nói rõ cái khát vọng ấy ra:



 



“Chọc
trời khuấy nước mặc dầu



Dọc
ngang nào biết trên đầu có ai.”



 



Nguyễn
Du đã viết một câu thơ thật là táo bạo. Nói thế thì khác gì Từ Hải không chấp
nhận cái xã hội có trên có dưới, có vua có quan này. Trong xã hội phong kiến đã
nghìn năm đè nặng con người trong những giáo điều nô lệ khắc khổ, Từ Hải đã nói
lên khát vọng bức bách của bao nhiêu người đã đau khổ vì chế độ ấy, vì chán
ghét nó đến tột cùng.



 



Nhưng,
khát vọng không chỉ để mà khao khát, Từ Hải quyết tâm hành động để biến khát vọng
thành hiện thực. Từ đem toàn bộ cái sức vóc hơn người của mình, cái tài trí phi
thường của mình vào hành động, và Từ đã thành công, Từ đã khiến cho triều đình
phong kiến kinh hoàng. Từ đó đã phá vỡ được cái thế an bình thịnh trị tường chừng
bất khả xâm phạm, trường cửu đến muôn đời của chế độ ấy. Từ có một giang san với
triều đình riêng, cũng gồm hai ban văn võ, nào kém chi một đấng “thiên tử” nào!



 



Nếu
Từ Hải chỉ có thể thôi, Từ Hải cũng đáng cho người đời khâm phục và ngợi khen.
Từ Hải yêu tự do và giàu chí khí biết bao! Nhưng còn cảm động biết bao khi Từ
đã biết cùng với tự do của mình mang đến tự do cho người khác, biết tôn trọgn
giá trị của người khác như đã tôn trọng chính mình. Thật là một hành động khác
đười khi tự chốn biên thuỳ tìm đến Thuý Kiều và nhận ra nơi Thuý Kiều, cô gái lầu
xanh mà ai cũng có quyền khinh bỉ ấy là một tâm hồn cao thượng, một người tri kỉ
có thể hiểu được nhữn ghoài bão và khát vọng của mình. Từ nói với Kiều:



 



“…
tri kỉ trước sau mấy người,



Khen
cho con mắt tinh đời.



Anh
hùng đoán giữa trần ai mới già.”



 



Từ
Hải đã chuộc Kiều ra khỏi lầu xanh và vượt qua mọi định kiến xã hội thường
tình, đưa Thuý Kiều lên địa vị người vợ. Sau này, khi đã công thành danh toại,
Từ Hải còn nâng Kiều lên một địa vị đẹp hơn thế nữa: một vị phu nhân vẻ vang
như bất kì bà chúa nào của triều đình. Thật là chỉ có Từ Hải mới dám làm và làm
dược như thế. Chỉ có Từ Hải mới làm được người thay đổi số phận của người đau
khổ cùng cực như thế.



 



Càng
yêu tự do, Từ Hải càng quý trọng công lí. Công lí ấy là: người tốt phải được
tôn trọng, người đau khổ bị chà đạp phải được nâng lên, kẻ ác độc phải bị trừng
phạt. Trong cả mấy nghìn câu thơ “Truyện Kiều”, qua gần mười lăn năm lưu lạc của
Thuý Kiều, chưa hề có ai thực hiện được điều ấy. Duy chỉ có Từ Hải. Bởi vì chỉ
Từ Hải mới có đủ những điều kiện: muốn làm, dám làm và có sức mạnh tài trí để
làm. Chỉ có Từ Hải mới, sau một cơn nổi giận chính đáng của kẻ anh hùng, bắt được
tất cả những kẻ lưu manh ác ôn ra trừng trị, cũng như mới có đủ mặt những người
tử về để cho Kiều trả nghĩa đền ơn. Điều rất hay nữa trong hànhd dộng này là
trong buổi báo ân báo oán trang trọng đến mức thiêng liêng, Từ Hải đã để cho Kiều
ngồi ở địa vị người đại diện công lí để luận công luận tội và phán xét. Phải là
người từng bị áp bức và đau khổ mới có thể sâu sắc và tinht hế đến như vậy! Thật
là hởi lòng hởi dạ!



 



Trong
“Truyện Kiều”, hầu như mỗi lần Từ Hải xuất hiện là ta lại thấy Từ Hải cười,
không phải là một nụ cười mà là một tiếng cười sảng khoái: “cười rằng…”, “cả cười…”.
Vì sao vậy? Vì Từ Hải là một người rất tự tin. Đó không phải là lòng tin của kẻ
chủ quan, mà là lòng tin của một người từng trải, hiểu rõ đời và hiểu rõ chính
mình. Từ cười vì Từ biết mình có thể làm được những điều gì. Những việc đối với
người khác sao mà nặng nề khó khăn, còn đối với Từ Hảo sao mà nhẹ nhàng giản
đơn thế! Từ Hải nói là chuộc Kiều ra khỏi lầu xanh là Kiều ra khỏi lầu xanh; nửa
năm hương lửa đương nồng với Thuý Kiều, Từ nói ra đi là dứt áo ra đi, từ nói một
năm sau trở lại, với mười vạn tinh binh là có mười vạn tinh binh; Từ nói báo ân
báo oán là có báo ân báo oán.



 



Từ
Hải là thế đấy, nói được là làm được, một con người sống có trước có sau, biết
yêu thương, biết khát khao, biết hànhd dộng, Từ Hải đã thể hiện một cách trọn vẹn
những tính cách cao quý mà con người ngày xưa vẫn hằng ao ước về một người anh
hùng.



 



Tuy
nhiên, đáng tiếc thay, Từ Hải đã không trọn vẹn cho đến phút chót của đời mình.
Cùng với Thuý Kiều, Từ Hải mắc lừa Hồ Tôn Hiến, nghe hắn dụ hàng rồi để cho hắn
đánh úp, chết oan ức giữa trận tiền. Cùng với Từ Hải, bao nhiêu người cũng oan ức
chết theo và tiêu vong cả một cơ nghiệp cùng với khát vọng của hàng chục vạn
con người.



 



Từ
Hải có đáng trách không? Có. Tất nhiên ta không thể trách Từ Hải đã yêu thương
Kiều, kể cả thông cảm với tâm sự Thuý Kiều muốn có lúc được trở về quê hương bản
quán. Nhưng ta trách Từ Hải trước hết là nhẹ dạ. Từ Hải tin rằng triều đình
phong kiến có thể dung nạp một người như Từ. Hoá ra Từ Hải vẫn chưa hiểu về chế
độ phong kiến, chưa rõ tới gan ruột cái triều đình mà Từ đã chán ghét, khinh bỉ
và chống lại.



 



Nhưng
điều đáng trách hơn ở Từ Hải là một thái độ khôgn dứt khoát. Giả dụ triều đình
phong kiến có thể dụgn nạp được Từ, để cho Từ yên ổn nhận một chức quan to, thì
với Từ, chẳng lẽ Từ có thể chấp nhận thân phận một kẻ lệ thuộc và đầu hàng? Từ
Hải, một người đã từng ca ngợi cái lí tưởng “dọc ngang nào biết trên đầu có ai”
lại dễ dàng nghe theo lời Kiều “tán” về cái công đức của triều đình: “Tưới ra
đã khắp, thấm vào đã sâu” và để cho Thuý Kiều phát triển cái luận điệu cũ rích
coi thường những người đã dám chống lại triều đình như Hoàng Sào đời Đường, như
Từ Hải là giặc:



 



“Làm
chi để tiếng về sau



Nghìn
năm ai có khen đâu Hoàng Sào,”



 



Vừa
không dứt khoát về tư tưởng, vừa mất cảnh giác, Từ Hải rơi vào cạm bẫy của Hồ
Tôn Hiến là đúng lắm. Từ Hải đã phải trả giả đắt cho sự sơ hở của mình bằng cái
chết thê thảm của một viên tướng bách chiến bách thắng. Đến phút chót Từ Hải mới
tỉnh ngộ nhưng quá muộn rồi, Từ đành chấp nhận cái chết trong nỗi căm uất đến
ngút trời:



 



“Khí
thiêng khi đã về thần



Nhơn
nhơn còn đứng chôn chân giữa vòng.



Trơ
như đá, vững như đồng.



Ai
lay chẳng chuyển, ai rung chẳng rời”



 



Cái
chết của Từ Hải, dẫu là trong tư thế chết đứng hiên ngang, là một bài học sâu sắc
cho đời. Lầm lẫn, lưng chừng trong cuộc đấu tranh vì tự do là thế đấy.



 



Tuy
nhiên, Từ Hải chết nhưng cuộc đời Từ Hải sống mãi trong tâm trí người đọc với
những tình cảm yêu mến, khâm phục xen lẫn xót thương. Khát vọng Tự do và Công
lí của Từ Hải được bao thế hệ ấp ủ như một niềm cổ vũ cho những người đau khổ.



 



Phải
nói rằng trong “Truyện Kiều”, những dòng thơ sảng khoái hào hứng và sáng sủa nhất
đã được Nguyễn Du dành cho Từ Hải và đoạn đời Kiều có Từ Hải xuất hiện. Hẳn Từ
Hải chưa phải là một nhân vật có thật trong đời mà Nguyễn Du đã chứng kiến. Từ
Hải còn là một nhân vật trong mơ ước, một sản phẩm của ước mơ. Đẹp thay niềm mơ
ước đã xuất hiện trong cái đem đen của chế độ phong kiến ấy!



 



Trích
những bài văn Thực hành làm văn của LƯƠNG DUY CÁN



Nguồn:
Tuyển tập những bài văn hay, NXB Trẻ, Tp Hồ Chí Minh, 1997



#diemsangvanchuong_blogchuyenvan



 



 


Đăng nhận xét